Tình hình thu-chi ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 47)

3.2.1.1. Tình hình thu ngân sách

Là một huyện miền núi với tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chiếm hơn 34,6%, nên nguồn thu NSNN của huyện Con Cuông còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, UBND huyện Con Cuông cũng đã có rất nhiều nỗ lực thực hiện thu NSNN. Tổng thu NSNN trên địa bản huyện Con Cuông chỉ khoảng 10 đến 14 tỷ VNĐ/năm (Xem bảng 3.2 và 3.3).

Bảng 3.2. Kết quả thu NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: nghìn đồng

TT Nội dung thu 2012 2013 2014

1 Thu từ doanh nghiệp địa phương 31.304 12.000 54.092

2 Thuế CTN ngoài QD 6.410.808 9.045.402 6.450.059

- Thuế môn bài 374.375 400.000 402.850

- Thuế GTGT 5.626.331 8.000.000 5.137.148

- Thuế TNDN 57.853 190.000 224.982

- Thuế TTĐB 30.1500 30.365 48.850

- Thuế tài nguyên 281.730 291.330 468.233

TT Nội dung thu 2012 2013 2014

3 Lệ phí trước bạ 2.091.343 3.181.419 2.555.771

4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 136 - 8.243

5 Phí, lệ phí 591.783 500.000 765.287

6 Thuế thu nhập cá nhân 463.952 720.000 872.734

7 Thuế cấp quyền sử dụng đát 271.037 197.874 182.739

8 Tiền thuê đất 39.484 20.000 142.683

9 Thu khác ngân sách xã 22.105 49.438 100.000

10 Thu khác ngân sách huyện 475.533 364.465 2.016.615

11 Thu tiền cấp quyền khai thác

khoáng sản - - 225.730

Tổng thu NS 10.099.000 14.090.598 13.373.953

Nguồn: Báo cáo tình hình thu NSNN và dự toán NSNN các năm 2012-2014

Bảng 3.3. Cơ cấu thu NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm Tổng thu

Trong đó Tỷ trọng (%)

Thuế CTN ngoài QD Loại trừ Thuế CTN ngoài QD Thuế CTN ngoài QD Loại trừ Thuế CTN ngoài QD 2012 10.099.000 6.410.808 3.688.192 63,5 36,5 2013 14.090.598 9.045.402 5.045.196 64,2 35,8 2014 13.373.953 6.450.059 6.923.894 48,2 51,8 Tổng cô ̣ng 37.563.551 21.906.269 15.657.282 58,3 41,7

Nguồn: Báo cáo tình hình thu NSNN và dự toán NSNN các năm 2012-2014

Trong cơ cấu nguồn thu, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (Thuế CTN ngoài QD) chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 48-63% tổng thu NSNN tại huyện Con Cuông, tiếp đến là lệ phí trước bạ khoảng 20-25%. Điều này cho thấy, trên địa bàn huyện Con Cuông, các doanh nghiệp tư nhân có đóng góp lớn nhất cho NSNN. Mặc dù thu NSNN tăng mạnh năm 2013 so với năm 2012, khoảng 40% đạt mức hơn 14 tỷ VNĐ, thì năm 2014 có xu hướng giảm còn khoảng 13,4 tỷ. Điều này cũng phản ánh diễn biến kinh tế của Huyện Con

Cuông khi năm 2014 tăng trưởng dưới 5% thấp hơn mức trung bình của cả nước là 5,9%. Một đặc điểm nổi bật của hoạt động thu NSNN, huyện Con Cuông luôn vượt kế hoạch thu NSNN do Hội đồng nhân dân huyện giao.

Bảng 3.4. Tình hình thực hiện thu NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: nghìn đồng

2012 2013 2014

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện

6.670.000 10.099.000 7.850.000 14.090.598 10.9701.000 13.373.953

Nguồn: Báo cáo tình hình thu NSNN và dự toán NSNN các năm 2012-2014

Có thể thấy, tình hình thu NSNN đều vượt xa so với kế hoạch đặt ra, điều này một mặt cho thấy nỗ lực của UBND Huyện trong việc đẩy mạnh hoạt động thu NSNN, nhưng cũng cho thấy công tác kế hoạch của HĐND còn chưa thật sát với tình hình. Hơn thế nữa, xét từng mục tiêu cụ thể như thu cấp quyền sử dụng đất trong 2 năm 2012 và 2013 (chỉ tiêu 250 triệu VNĐ) )đều không đạt, nên năm 2014 giảm xuống còn 100 triệu thì mới đạt (mức 180 triệu).

Nguồn thu chủ yếu của Huyện là thuế GTGT và lệ phí trước bạ nên hàng năm Huyện Con Cuông không kiểm soát được năm sau thuế GTGT và lệ phí trước bạ có đạt như năm nay không, chính vì vậy mà Huyện luôn đưa ra kế hoạch cho năm sau chỉ cao hơn kế hoạch năm trước một chỉ số nhất định qua đó chứng tỏ việc lập dự toán thu ngân sách Nhà nước chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách, chế độ quy định.

3.2.1.2. Tình hình chi NSNN

Mặc dù thu NSNN của huyện Con Cuông chỉ ở mức 13-14 tỷ/năm thì chi NSNN của Huyện khoảng trên 300 tỷ, gấp 20 lần nguồn thu của Huyện Con Cuông. Sự chệnh lệch giữa thu-chi này của ngân sách huyên Con Cuông do của Tỉnh Nghệ An cấp. Trong cơ cấu chi NSNN của huyện Con Cuông thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là chi cho quản lý hành chính

và đảm bảo an ninh xã hội. Chi đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 10 tỷ năm, đây là con số không lớn và cho thấy sự phân cấp của tỉnh Nghệ An đối với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cho huyện không nhiều.

Bảng 3.5. Cơ cấu chi NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: nghìn đồng

TT Nội dung chi 2012 2013 2014 I Chi đầu tƣ XDCB 12.191.000 9.881.000 9.424.309

II Chi thƣờng xuyên 226.442.000 278.931.509 338.216.258

1 Cho sự nghiệp kinh tế 10.8855.000 7.320.000 15.337.076

2 Cho sự nghiệp giáo dục 150.572.000 173.543.000 195.788.669

3 Cho sự nghiệp đào tạo 3.250.000 2.993.000 3.365.000

4 Cho sự nghiệp y tế 11.260.000 14.589.000 55.683.386

5 Cho sự nghiệp văn hoá

thông tin và TDTT 1.245.000 2.543.000 2.926.896

6 Chi cho phát thanh truyền

hình 1.134.000 1.523.000 1.332.000

7 Cho sự nghiệp bảo đảm xã

hội 33.540.000 38.600.000 24.766.427

8 Chi quản lý hành chính 22.931.000 30.540.509 30.826.667

9 Cho an ninh, quốc phòng 2.253.000 3.500.000 4.409.270

10 Chi khác 3.575.000 3.780.000 3.780.867

III Chi bổ sung NS xã 61.345.000 62.718.000 71.365.125

IV Chi nộp cấp trên 7.323.000 2.335.329 133.754

Tổng cộng 320.551.000 353.865.838 400.833.000

Nguồn: Báo cáo tình hình thu NSNN và dự toán NSNN các năm 2012-2014

Thông qua bảng quyết toán chi NSNN của huyện Con Cuông, có thể thấy, Nhà nước đã phải dành một nguồn lực lớn cho sự nghiệp giáo dục, quản lý hành chính và đảm bảo anh ninh xã hội ở huyện miền núi. Công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc: làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đầu tư. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm,

chăm lo thường xuyên, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, làm tốt công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh nên không có dịch bệnh xẩy ra. Tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân chuyển biến tiến bộ. Tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 62%; Công tác truyền thông DS-KHHGĐ và chăm sóc, giáo dục trẻ em có nhiều cố gắng, nâng cao chất lượng hoạt động chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện Chỉ thị 09/CT-TU ngày 19/9/2012 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới. Chính vì vậy, chi NSNN năm 2014 cho hoạt động y tế lên đến 55 tỷ VNĐ.

Bảng 3.6. Tình hình thực hiện chi NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: nghìn đồng

2012 2013 2014

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện

217.535.000 320.551.000 267.994.000 353.865.838 298.170.000 400.833.000

Nguồn: Báo cáo tình hình thu NSNN và dự toán NSNN các năm 2012-2014

Cũng như dự toán thu NSNN, dự toán chi NSNN cũng không khớp với tình hình thực hiện. Tình trạng chi vượt hơn dự toán, thường do tỉnh Nghệ An cấp thêm để thực hiện các chương trình mục tiêu và đầu tư xây dựng cơ bản.

Việc lập dự toán chi ngân sách Nhà nước chất lượng chưa cao, chưa phù hợp. Do nguồn thu NSNN trên địa bàn hạn hẹp, Huyện cũng như hầu hết các xã trên đi ̣a bàn huyện chưa tự cân đối được ngân sách, phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp tỉnh.

Dự toán năm sau (lập trước ngày 20/10 năm nay) vậy mang nặng tính hình thức, nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế, số liệu mang tính ước đoán, độ chuẩn xác không cao, dự toán chính thức thường có sự điều chỉnh lớn so với dự toán ban đầu.

Chất lượng dự toán chi ngân sách chưa đảm bảo , quá trình chấp hành ngân sách còn phải điều chỉnh , bổ sung nhiều lần , theo các đi ̣nh mức phần lớn

thì một số đơn vị thực hiện quá thấp không đảm hoa ̣t đô ̣ng do đó không đưa ra cơ chế điều hành.

Hàng năm cứ đến 30/10 huyện lại trình bổ sung dự toán chi, mặc dầu việc bổ sung dự toán vẫn được cấp đầy đủ đến 31/12 qua đây để thấy được rằng việc chi vượt dự toán từ các nguyên nhân sau:

- Về phía địa phương:

Công tác lập dự toán chi ngân sách chưa chính xác, mà cụ thể là :

+ Đơn vị lập dự toán chưa chú trọng và bám sát các chi tiêu để xây dựng kế hoạch, chưa làm tốt công tác dự báo những đột biến có thể xảy ra.

+ Chưa tuân thu nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ chi, vẫn còn tình trạng “nóng tay bắt lỗ tai”; Công tác quản lý điều hành chi ngân sách chưa chặt chẽ, dẫn đến có hiện tượng mất kiểm soát, không hiệu quả, thất thoát lãng phí.

+ Do chậm hoàn thiện hồ sơ thủ tục ban đầu khi trình phê duyệt dự toán, nên cơ quan tài chính cấp trên không có căn cứ để thẩm định và phê duyệt ví dụ như chế độ chính sách thuộc trong chi sự nghiệp giáo dục, cán bộ đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn ( ví dụ bổ sung chế độ nghị định 116/NĐCP/2010 chính sách đối với cán bộ công chức viên chức ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), trong quá trình thẩm định trình dự toán thì huyện chưa thẩm định được danh sách giáo viên, và cán bộ thuyên chuyển công tác đến vùng khó khăn được hưởng chế độ 116 tại sở nội vụ nên UBND tỉnh chua cấp dự toán đầu năm..

- Về phía cơ quan thẩm định tài chính cấp trên.

+ Các đơn vị thẩm định dự toán ngân sách còn mang tính quan liêu, “Cắt bỏ, thêm bớt” theo ý chủ quan, không dựa trên tình hình thực tế tại địa phương.

+ Hiện nay, cơ chế điều hành ngân sách của nước ta vẫn còn hiện tượng “xin cho” vì vậy còn có hiện tượng “cố tình” cắt giảm để các địa phường cuối niên độ tài chính phải xin cấp bổ sung.

+ Một lý do nữa là do sự hạn hẹp của nguồn vốn ngân sách, nên trong qua trình thẩm định, phê duyệt, các cơ quan tài chính cấp trên gặp khó khăn bố trí ngân sách một lần mà chờ căn cứ vào nguồn thu vào cuối năm để bổ sung.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)