Dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bao gồm hai hình thức bán lẻ chủ yếu là hình thức bán lẻ truyền thống và hình thức bán lẻ hiện đại. Nhóm đầu tiên còn đƣợc gọi là “các cửa hàng ở góc phố” hay là “các cửa hàng bình dân”. Đa số các cửa hàng
29
này nằm ở các khu vực dân cƣ nhỏ. Các cửa hàng loại này đòi hỏi một số vốn đầu tƣ không lớn, phƣơng thức quản lý cũng nhƣ kiểm kê, kiểm toán đơn giản. Khách của các cửa hàng này đa số là dân cƣ sống cùng khu vực hay các vùng lân cận. Bên cạnh đó, ở Thái Lan cũng tồn tại một hệ thống các cửa hàng hiện đại với phƣơng thức quản lý và các hình thức marketing chuyên nghiệp. Hệ thống cửa hàng này có thể đƣợc chia thành các nhóm chính sau: Đại siêu thị: Tesco (Anh), Carrefour (Pháp), Big C (Pháp)…; Siêu thị: Topps (Hà Lan), Foodland (Thái Lan); Siêu thị bán buôn: cửa hàng Makro (Hà Lan); Các cửa hàng chuyên doanh cao cấp: Boots (Anh), Watson’s (Thái Lan/Hồng Kông), Marks and Spencer (Thái Lan/Anh); Các cửa hàng chuyên doanh giá rẻ: Power Buy (Thái Lan), Super Sports (Thái Lan); Các cửa hàng bách hóa: Central (Thái Lan), Robinson (Thái Lan), The Mall (Thái Lan), Siam Jusco (Nhật), Pata (Thái Lan), Tang Hua Seng (Thái Lan)…
Ở Thái Lan, do hạn chế về hệ thống giao thông, giá đất và nơi đỗ xe nên các siêu thị mới thƣờng đƣợc xây ở ngoại ô các thành phố lớn. Điều đó cũng có nghĩa là các cửa hàng truyền thống trong khu trung tâm thành phố đƣợc thành lập trƣớc đó cũng phải chuyển ra ngoài nếu không muốn mất khách hàng. Các hãng bán buôn và bán lẻ nƣớc ngoài đã đƣợc cho phép đầu tƣ xây dựng các cửa hàng và trung tâm mua sắm. Chỉ có một số ít doanh nghiệp trong nƣớc cũng có thể cạnh tranh với nƣớc ngoài (phần ví dụ đã nêu).
Ngành bán lẻ của Thái Lan cũng có một vai trò hết sức quan trọng. Kể từ khi đƣợc mở cửa từ cuối những năm 80, bán lẻ đƣợc coi nhƣ một lĩnh vực quan trọng của ngành thƣơng mại, việc tự do hóa lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ nằm trong chính sách của chính phủ nhằm thu hút FDI.
Chính phủ Thái Lan đã đánh giá rằng chính việc mở cửa lĩnh vực bán lẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời tiêu dùng thông qua việc hạ giá sản phẩm và việc ngƣời tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn. Với tƣ cách là một bộ phận của dịch vụ phân phối, lĩnh vực bán lẻ cũng là một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng thƣơng mại và có tác động tƣơng hỗ tới các yếu tố khác của toàn bộ nền kinh tế Thái Lan. Dịch vụ bán lẻ nói riêng và dịch vụ phân phối nói chung hoạt động tốt sẽ
30
có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động sản xuất, góp phần làm giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Hiểu rõ điều đó, chính phủ Thái Lan đã tạo ra một môi trƣờng tự do cho lĩnh vực phân phối phát triển, trong nhiều năm lĩnh vực này ở Thái Lan đã phát triển mạnh mẽ mà không bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Dịch vụ thƣơng mại của Thái Lan, gồm có dịch vụ bán buôn và bán lẻ, là ngành kinh tế quan trọng thứ 2 trong nền kinh tế Thái Lan. Năm 2001, ngành dịch vụ này đã đóng góp khoảng 16% vào tổng thu nhập quốc nội, chỉ đứng sau có sản xuất công nghiệp, đồng thời cung cấp việc làm cho khoảng 15% lao động Thái Lan. Lực lƣợng này có độ lớn tƣơng đƣơng với lực lƣợng lao động trong ngành công nghiệp.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 1997, doanh thu của dịch vụ bán lẻ Thái lan năm 1998 đạt mức tăng trƣởng âm (-36,1 %), nhƣng chỉ 1 năm sau đó, và liên tiếp trong các năm tiếp theo, doanh thu trong lĩnh vực này đã hồi phục và tăng trƣởng một cách mạnh mẽ (Bảng 1.3).
Bảng 1.2. Tổng doanh thu của dịch vụ bán lẻ Thái Lan (1998-2001)
1998 1999 2000 2001
Doanh thu (triệu đô la) 12,76 16,62 20,17 22,23
Tỷ lệ tăng - 36,1% 30,2% 21,4% 10,2%
Nguồn: Ngân hàng Thái lan năm 2003 Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này của hệ thống phân phối, chính phủ Thái Lan đã để cho hoạt động phân phối vận động trong một môi trƣờng khá tự do, tƣơng đối ít chịu sự điều chỉnh của các cơ quan nhà nƣớc. Chính nhờ có sự tự do này mà dịch vụ phân phối của Thái lan đã phát triển mạnh trong nhiều năm, không bị kìm hãm bởi các yếu tố bên ngoài. Mặc dù không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, chính phủ Thái Lan hỗ trợ sự phát triển của một số doanh nghiệp nhất định. Trong lĩnh vực phân phối, Thái Lan có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.
Bộ Thƣơng mại Thái Lan đã đƣa ra các chính sách nhằm kích thích hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ bằng cách:
31
- Giúp đỡ các gia đình thay đổi cửa hàng gia đình sang loại hình cửa hàng tiện dụng và hiện đại hơn; đồng thời hƣớng dẫn họ phát triển cửa hàng bán lẻ hiện đại;
- Khuyến khích họ tham gia loại hình cửa hàng nhƣợng quyền thƣơng mại; - Áp dụng hệ thống thanh toán tại quầy.
Ngay cả trong những năm sau cuộc khủng hoảng 1997, đầu tƣ vào dịch vụ bán lẻ của Thái Lan vẫn tiếp tục tăng cao. Lý do đơn giản là vào những năm khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp Thái Lan phải đối đầu với các khó khăn về tài chính và nợ nần nƣớc ngoài. Họ bắt buộc phải bán doanh nghiệp của mình hoặc tìm đối tác khác (cả trong nƣớc và nƣớc ngoài) để hợp tác. Hiện nay các nhà phân phối nƣớc ngoài đang đổ về Thái Lan vì họ cho rằng có thể kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận ở đây trong thời gian ngắn. Đa số các nhà đầu tƣ này đến từ châu Âu và là những nhà phân phối bán lẻ hiện đại. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Thái lan, so với năm 1997, thị phần của bán lẻ hiện đại năm 2001 đã tăng từ 26% lên 40% (Biểu đồ 1.4).
Biểu đồ 1.4: Ước tính thị phần của kinh doanh truyền thống và hiện đại năm 1997 và 2001
Nguồn: Bộ thƣơng mại Thái Lan (năm 2003)
Thực tế cho thấy các nhà phân phối tập trung vào kinh doanh các mặt hàng rẻ ở các đại siêu thị (Hypermarket) và các siêu thị bán buôn (Cash-and-Carry) đã gặt hái đƣợc nhiều sự ƣu ái trong tầng lớp ngƣời dân không mấy giàu có ở Thái Lan. Bên cạnh đó, các siêu thị rộng lớn với nhiều chủng loại hàng đem đến cho ngƣời
32
dân Thái Lan nhiều sự lựa chọn. Theo thống kê của bộ thƣơng mại Thái Lan, doanh thu của hai hình thức bán lẻ này tăng đều từ năm 1999 đến nay với mức tăng là khoảng 15% mỗi năm.
Hiện nay tại Thái Lan, 80% kênh phân phối hiện đại đã do các tập đoàn nắm giữ nên chính phủ Thái Lan buộc phải điều tiết, hạn chế, chỉ cho các tập đoàn nƣớc ngoài đƣợc mở cửa từng siêu thị riêng lẻ, không cho phép hình thành chuỗi siêu thị để chi phối thị trƣờng. Đây là một bài học kinh nghiệm mà chúng ta cần quan tâm.
33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO