Thách thức

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 92)

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức cần đƣợc giải quyết để hƣớng đến một thị trƣờng bán lẻ Việt Nam năng động, hiện đại.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, sự hiện diện của các nhà phân phối chuyên nghiệp nƣớc ngoài sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực yếu. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khi phải có cuộc cạnh tranh khốc liệt, trực diện với những đối thủ quá mạnh về vốn, công nghệ, tiềm lực và sẵn sàng vào cuộc khi các rào cản đƣợc gỡ bỏ. Các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài đã có khoảng thời gian rất lâu để nghiên cứu kỹ thị trƣờng Việt Nam, ngƣời tiêu dùng Việt Nam, các nhà sản xuất của Việt Nam để bƣớc vào một sân chơi rất sôi động. Sự cảnh báo về nguồn nhân lực bị cạnh tranh, địa điểm bị sang nhƣợng, các nhà sản xuất bị ép giá, phụ thuộc vào các đối tác lớn sẽ tác động không nhỏ tới thị trƣờng nội địa Việt Nam trong những năm tới.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng thƣơng hiệu của mình. Chủng loại hàng hóa của phần đông các doanh nghiệp bán lẻ nội địa còn hạn chế và mẫu mã khá đơn điệu, chất lƣợng hàng hóa bán lẻ khó kiểm soát, nhất là về nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

85

Bên cạnh các yếu tố trên, các doanh nghiê ̣p bán l ẻ của nƣớc ta hiện nay còn phải đối mặt với những thách thức từ tình hình biến động phức tạp của kinh tế vĩ mô: sự leo thang của giá cả tiêu dùng, sự biến động phức tạp của tỷ giá và lãi suất, sự lên xuống của thị trƣờng bất động sản, tác động của khủng hoảng đối với nền kinh tế toàn cầu... Mặc dù Nhà nƣớc đã có biện pháp kích cầu trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng song khủng hoảng còn kéo dài trong một vài năm tới, điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân.

Về mặt vĩ mô, hạ tầng thƣơng mại phát triển chậm, không theo kịp với nhu cầu phát triển thị trƣờng. Hệ thống chợ, nhất là chợ nông thôn, chợ ở các vùng kinh tế trọng điểm vừa thiếu, vừa tạm bợ đã hạn chế lƣu thông hàng hóa. Thị trƣờng vùng nông thôn, miền núi vùng sâu chƣa đƣợc quan tâm phát triển và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân. Mặc dù chiếm đến 70% lƣợng tiêu thụ hàng hóa nói chung (theo Trung tâm và nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp BSA) nhƣng hệ thống bán hàng của doanh nghiệp vẫn chƣa bao kín và hoạt động hiệu quả tại thị trƣờng nông thôn.

Vai trò của chính phủ còn khá mờ nhạt trong việc định hƣớng phát triển cũng nhƣ giúp đỡ các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc. Các chính sách hỗ trợ hay ƣu đãi cho doanh nghiệp trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, mặt bằng thƣơng mại chƣa phát huy hiệu quả nhƣ mong đợi. Ngoài ra, vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lƣợng vẫn đƣợc lƣu thông là hậu quả của việc thiếu quản lý và kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 92)