1.4.1. Lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, bên cạnh các chợ truyền thống còn có các cửa hàng bách hóa, siêu thị, trung tâm thƣơng mại và các cửa hàng tiện ích. Các hình thức nhƣ các trung tâm thƣơng mại cao cấp và các cửa hàng chuyên dụng đã có từ lâu, tuy nhiên Trung Quốc chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực này từ 15 năm nay. Trung Quốc có một hệ thống phân phối liên kết với nhau theo chiều dọc.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Trong 1.055 cửa hàng bán lẻ qui mô lớn năm 2004, có 971 cửa hàng thuộc về các doanh nghiệp trong nƣớc. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% tổng số các doanh nghiệp phân phối ở Trung Quốc và chiếm 90% doanh số trong lĩnh vực này. Hiện tại, doanh số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt tỉ lệ tăng trƣởng khoảng 9% một năm.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực củng cố ngành phân phối trong nƣớc. Khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã mở cửa thị trƣờng cho các công ty nƣớc ngoài. Mc Kinsey - một nhà kinh tế Mỹ cho rằng: trong 3 đến 5 năm tiếp theo, từ 3 đến 5 tập đoàn bán lẻ sẽ chiếm hơn 60% thị phần ở Trung Quốc, các tập đoàn bán lẻ lớn của Trung Quốc chiếm 30%, còn lại 10% thị phần thuộc về các doanh nghiệp nhỏ.
28
Hàng năm, trung bình giá trị ngành bán lẻ Trung Quốc đóng góp vào GDP là khoảng 8 %. Năm 1995, doanh số từ lĩnh vực bán lẻ tại TQ là 1.200 tỷ nhân dân tệ. 8 năm sau, con số này đã tăng tới 4.480 tỷ nhân dân tệ.
Về mặt chính sách điều chỉnh, Trung Quốc đã mở cửa thị trƣờng phân phối, cắt giảm các hàng rào và hủy bỏ phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, chính phủ chọn ra 20 xí nghiệp, công ty kinh doanh dựa trên thành tựu về kinh tế để giúp chúng tăng tính cạnh tranh. Chính phủ cũng khuyến khích liên kết, hợp tác, xây dựng các chuỗi cung ứng và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập các công ty thƣơng mại và kiểm soát “yếu tố nƣớc ngoài” tại Trung Quốc từ 11-12- 2004. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bị hạn chế sở hữu tối đa vốn góp trong các công ty liên doanh với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Phòng thƣơng mại Hoa Kỳ không đánh giá cao quan điểm trên: “Trong khi những qui định mới (về quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực thƣơng mại) có vẻ phản ánh rõ nét những cam kết của WTO, các công ty nƣớc ngoài lo ngại về điều khoản có thể cho phép Bộ thƣơng mại Trung Quốc hạn chế một cách tùy tiện các dự án đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài vì nó không phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng nơi mà nó sẽ đƣợc thực hiện”.
Nhƣ vậy, một bài học chúng ta cần lƣu tâm đến, đó là: Cần xem xét cụ thể các văn bản pháp luật và các điều khoản của Trung quốc khi cam kết mở cửa thị trƣờng để thực hiện việc cam kết sao cho minh bạch và đảm bảo tính cạnh tranh, bởi trong trƣờng hợp này, Trung Quốc đã gặp phải phản ứng từ những đối tác Hoa Kỳ.
1.4.2. Lĩnh vực bán lẻ ở Thái Lan:
Dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bao gồm hai hình thức bán lẻ chủ yếu là hình thức bán lẻ truyền thống và hình thức bán lẻ hiện đại. Nhóm đầu tiên còn đƣợc gọi là “các cửa hàng ở góc phố” hay là “các cửa hàng bình dân”. Đa số các cửa hàng
29
này nằm ở các khu vực dân cƣ nhỏ. Các cửa hàng loại này đòi hỏi một số vốn đầu tƣ không lớn, phƣơng thức quản lý cũng nhƣ kiểm kê, kiểm toán đơn giản. Khách của các cửa hàng này đa số là dân cƣ sống cùng khu vực hay các vùng lân cận. Bên cạnh đó, ở Thái Lan cũng tồn tại một hệ thống các cửa hàng hiện đại với phƣơng thức quản lý và các hình thức marketing chuyên nghiệp. Hệ thống cửa hàng này có thể đƣợc chia thành các nhóm chính sau: Đại siêu thị: Tesco (Anh), Carrefour (Pháp), Big C (Pháp)…; Siêu thị: Topps (Hà Lan), Foodland (Thái Lan); Siêu thị bán buôn: cửa hàng Makro (Hà Lan); Các cửa hàng chuyên doanh cao cấp: Boots (Anh), Watson’s (Thái Lan/Hồng Kông), Marks and Spencer (Thái Lan/Anh); Các cửa hàng chuyên doanh giá rẻ: Power Buy (Thái Lan), Super Sports (Thái Lan); Các cửa hàng bách hóa: Central (Thái Lan), Robinson (Thái Lan), The Mall (Thái Lan), Siam Jusco (Nhật), Pata (Thái Lan), Tang Hua Seng (Thái Lan)…
Ở Thái Lan, do hạn chế về hệ thống giao thông, giá đất và nơi đỗ xe nên các siêu thị mới thƣờng đƣợc xây ở ngoại ô các thành phố lớn. Điều đó cũng có nghĩa là các cửa hàng truyền thống trong khu trung tâm thành phố đƣợc thành lập trƣớc đó cũng phải chuyển ra ngoài nếu không muốn mất khách hàng. Các hãng bán buôn và bán lẻ nƣớc ngoài đã đƣợc cho phép đầu tƣ xây dựng các cửa hàng và trung tâm mua sắm. Chỉ có một số ít doanh nghiệp trong nƣớc cũng có thể cạnh tranh với nƣớc ngoài (phần ví dụ đã nêu).
Ngành bán lẻ của Thái Lan cũng có một vai trò hết sức quan trọng. Kể từ khi đƣợc mở cửa từ cuối những năm 80, bán lẻ đƣợc coi nhƣ một lĩnh vực quan trọng của ngành thƣơng mại, việc tự do hóa lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ nằm trong chính sách của chính phủ nhằm thu hút FDI.
Chính phủ Thái Lan đã đánh giá rằng chính việc mở cửa lĩnh vực bán lẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời tiêu dùng thông qua việc hạ giá sản phẩm và việc ngƣời tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn. Với tƣ cách là một bộ phận của dịch vụ phân phối, lĩnh vực bán lẻ cũng là một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng thƣơng mại và có tác động tƣơng hỗ tới các yếu tố khác của toàn bộ nền kinh tế Thái Lan. Dịch vụ bán lẻ nói riêng và dịch vụ phân phối nói chung hoạt động tốt sẽ
30
có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động sản xuất, góp phần làm giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Hiểu rõ điều đó, chính phủ Thái Lan đã tạo ra một môi trƣờng tự do cho lĩnh vực phân phối phát triển, trong nhiều năm lĩnh vực này ở Thái Lan đã phát triển mạnh mẽ mà không bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Dịch vụ thƣơng mại của Thái Lan, gồm có dịch vụ bán buôn và bán lẻ, là ngành kinh tế quan trọng thứ 2 trong nền kinh tế Thái Lan. Năm 2001, ngành dịch vụ này đã đóng góp khoảng 16% vào tổng thu nhập quốc nội, chỉ đứng sau có sản xuất công nghiệp, đồng thời cung cấp việc làm cho khoảng 15% lao động Thái Lan. Lực lƣợng này có độ lớn tƣơng đƣơng với lực lƣợng lao động trong ngành công nghiệp.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 1997, doanh thu của dịch vụ bán lẻ Thái lan năm 1998 đạt mức tăng trƣởng âm (-36,1 %), nhƣng chỉ 1 năm sau đó, và liên tiếp trong các năm tiếp theo, doanh thu trong lĩnh vực này đã hồi phục và tăng trƣởng một cách mạnh mẽ (Bảng 1.3).
Bảng 1.2. Tổng doanh thu của dịch vụ bán lẻ Thái Lan (1998-2001)
1998 1999 2000 2001
Doanh thu (triệu đô la) 12,76 16,62 20,17 22,23
Tỷ lệ tăng - 36,1% 30,2% 21,4% 10,2%
Nguồn: Ngân hàng Thái lan năm 2003 Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này của hệ thống phân phối, chính phủ Thái Lan đã để cho hoạt động phân phối vận động trong một môi trƣờng khá tự do, tƣơng đối ít chịu sự điều chỉnh của các cơ quan nhà nƣớc. Chính nhờ có sự tự do này mà dịch vụ phân phối của Thái lan đã phát triển mạnh trong nhiều năm, không bị kìm hãm bởi các yếu tố bên ngoài. Mặc dù không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, chính phủ Thái Lan hỗ trợ sự phát triển của một số doanh nghiệp nhất định. Trong lĩnh vực phân phối, Thái Lan có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.
Bộ Thƣơng mại Thái Lan đã đƣa ra các chính sách nhằm kích thích hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ bằng cách:
31
- Giúp đỡ các gia đình thay đổi cửa hàng gia đình sang loại hình cửa hàng tiện dụng và hiện đại hơn; đồng thời hƣớng dẫn họ phát triển cửa hàng bán lẻ hiện đại;
- Khuyến khích họ tham gia loại hình cửa hàng nhƣợng quyền thƣơng mại; - Áp dụng hệ thống thanh toán tại quầy.
Ngay cả trong những năm sau cuộc khủng hoảng 1997, đầu tƣ vào dịch vụ bán lẻ của Thái Lan vẫn tiếp tục tăng cao. Lý do đơn giản là vào những năm khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp Thái Lan phải đối đầu với các khó khăn về tài chính và nợ nần nƣớc ngoài. Họ bắt buộc phải bán doanh nghiệp của mình hoặc tìm đối tác khác (cả trong nƣớc và nƣớc ngoài) để hợp tác. Hiện nay các nhà phân phối nƣớc ngoài đang đổ về Thái Lan vì họ cho rằng có thể kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận ở đây trong thời gian ngắn. Đa số các nhà đầu tƣ này đến từ châu Âu và là những nhà phân phối bán lẻ hiện đại. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Thái lan, so với năm 1997, thị phần của bán lẻ hiện đại năm 2001 đã tăng từ 26% lên 40% (Biểu đồ 1.4).
Biểu đồ 1.4: Ước tính thị phần của kinh doanh truyền thống và hiện đại năm 1997 và 2001
Nguồn: Bộ thƣơng mại Thái Lan (năm 2003)
Thực tế cho thấy các nhà phân phối tập trung vào kinh doanh các mặt hàng rẻ ở các đại siêu thị (Hypermarket) và các siêu thị bán buôn (Cash-and-Carry) đã gặt hái đƣợc nhiều sự ƣu ái trong tầng lớp ngƣời dân không mấy giàu có ở Thái Lan. Bên cạnh đó, các siêu thị rộng lớn với nhiều chủng loại hàng đem đến cho ngƣời
32
dân Thái Lan nhiều sự lựa chọn. Theo thống kê của bộ thƣơng mại Thái Lan, doanh thu của hai hình thức bán lẻ này tăng đều từ năm 1999 đến nay với mức tăng là khoảng 15% mỗi năm.
Hiện nay tại Thái Lan, 80% kênh phân phối hiện đại đã do các tập đoàn nắm giữ nên chính phủ Thái Lan buộc phải điều tiết, hạn chế, chỉ cho các tập đoàn nƣớc ngoài đƣợc mở cửa từng siêu thị riêng lẻ, không cho phép hình thành chuỗi siêu thị để chi phối thị trƣờng. Đây là một bài học kinh nghiệm mà chúng ta cần quan tâm.
33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.1. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động bán lẻ
2.1.1. Cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trƣờng phân phối
Cũng nhƣ các ngành dịch vụ khác, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ phân phối thể hiện mức độ mở cửa thị trƣờng và mức độ đối xử quốc gia mà Việt Nam dành cho nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ phân phối tại Việt Nam.
Theo phân loại của WTO, dịch vụ phân phối đƣợc chia làm 4 phân ngành gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ nhƣợng quyền thƣơng mại. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO đối với các phân ngành này cụ thể nhƣ sau:
2.1.1.1. Các sản phẩm thuộc diện loại trừ chung
Việt Nam không cam kết mở cửa thị trƣờng các dịch vụ phân phối đối với các mặt hàng sau: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quí và đá quí, dƣợc phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dƣỡng phi dƣợc phẩm dƣới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đƣờng mía và đƣờng củ cải.
Ngoài ra, trong từng phân ngành sẽ có thêm một số sản phẩm khác mà Việt Nam đƣa ra những hạn chế nhất định. Những sản phẩm này sẽ đƣợc liệt kê cụ thể ở những phần cam kết của mỗi phân ngành sẽ đƣợc trình bày ở dƣới đây.
2.1.1.2. Về mức độ và thời gian mở cửa thị trƣờng
Đối với dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng:
+ Kể từ khi gia nhập đến trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2008: để cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp nƣớc ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 49%.
34
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 2009: để cung cấp các dịch vụ này, các doanh nghiệp nƣớc ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài.
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009: các hạn chế nêu trên sẽ đƣợc bãi bỏ. Bên cạnh các mặt hàng thuộc diện loại trừ chung không đƣa vào cam kết nhƣ đã nêu tại điểm 1 ở trên, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng sẽ không đƣợc phép cung cấp dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng đối với các sản phẩm sau: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phƣơng tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rƣợu, phân bón. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các sản phẩm máy kéo, phƣơng tiện cơ giới, ô tô con và xe máy sẽ đƣợc loại khỏi danh mục sản phẩm hạn chế này.
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi (tức là sau 3 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO), tất cả các sản phẩm trong danh mục hạn chế này sẽ đƣợc loại bỏ.
Theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM: "Quyền phân phối của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gắn với quyền đƣợc lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đƣơng nhiên đƣợc mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phƣơng.
Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai đƣợc xem xét tuân theo một qui trình thủ tục công khai, dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT (số lƣợng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phƣơng; sự ổn định của thị trƣờng địa phƣơng; mật độ dân cƣ trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch của tỉnh, thành phố).
2.1.2. Một số quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực bán lẻ của Viê ̣t Nam Nam
Hệ thống chính sách liên quan đến thƣơng mại bán lẻ ngày càng đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo môi trƣờng pháp lý rõ ràng và minh bạch hơn, góp phần giải phóng
35
sức dân, kích thích đầu tƣ của doanh nghiệp, khởi động các nguồn lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Sau đây là một số luật và quy định có ảnh hƣởng quan trọng tới ngành bán lẻ:
2.1.2.1. Luật Cạnh tranh:
Chính phủ ban hành luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11, doanh nghiệp đƣợc tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nƣớc bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của ngƣời tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này. (chi tiết xem tại phụ lục 1).
2.1.2.2. Luật thƣơng mại:
Luật Thƣơng mại năm 2008 (sửa đổi và điều chỉnh của luật thƣơng mại năm 2007) quy định các hoạt động mua bán hàng hoá mà còn điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thƣơng mại, đặc biệt là mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp để mua hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ