Giải pháp phát triển hệ thống siêu thị, TTTM tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 107)

3.2.3.1. Cơ sở đề xuất cho giải pháp

Để phát triển hệ thống siêu thị tại Hà nội - trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nƣớc, tác giả căn cứ trên một số cơ sở sau:

i) Kết quả điều tra khảo sát đã phân tích trong chương 2 về nhận thức hành vi của người tiêu dùng Hà nội (xem mục 2.3 của luận văn).

ii) Xu hướng phát triển hệ thống siêu thị ở các nước trên thế giới:

- Xu hƣớng quốc tế hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ hùng mạnh, hiện đại và các công ty xuyên quốc gia vào những thị trƣờng mới nổi nhƣng tiềm năng, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, TTTM) dịch chuyển từ các thị trƣờng cũ, trì trệ sang các thị trƣờng mới nổi náo nhiệt hơn. Tỷ lệ mô hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, TTTM) ở các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng, nhất là tại các nƣớc đang phát triển.

100

- Xu hƣớng tập trung hóa để hình thành các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Với mạng lƣới kinh doanh đƣợc mở rộng xuyên quốc gia, những tập đoàn này vừa kinh doanh bán buôn cho các doanh nghiệp khác (B2B), vừa bán lẻ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng (B2C) thông qua các cửa hàng dạng kho hàng, các đại siêu thị và các trung tâm mua sắm lớn của mình.

- Các doanh nghiệp quốc tế ngày càng đa dạng hóa mô hình kinh doanh theo hƣớng hiện đại để có thể bắt kịp xu hƣớng tiêu dùng mới, đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng ngày càng khó tính hơn. Sự phát triển này không dừng lại ở số lƣợng các hình thức bán lẻ hiện đại của từng mô hình mà còn ở tính chuyên nghiệp, chất lƣợng phục vụ nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

3.3.3.2. Giải pháp phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thƣơng mại tại Hà Nội:

i) Một số đề xuất, kiến nghị của NTD Hà Nội đối với sự tồn tại và phát triển của các siêu thị, TTTM tại Hà Nội:

Kết quả điều tra khảo sát ý kiến ngƣời tiêu dùng Hà nội cho thấy sự cần thiết phải đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với các nhà bán lẻ nhƣ sau:

- Tăng số lƣợng chuỗi siêu thị, xây dựng, bố trí phù hợp các siêu thị trong chuỗi tại các địa điểm tiện lợi, an toàn...

- Tăng sản phẩm lƣơng thực, đặc biệt các thực phẩm tƣơi sống và thông dụng trong các gian hàng tại siêu thị.

- Hạ thấp hơn nữa giá cả hàng hóa trong siêu thị, hiện nay giá cả các loại hàng hóa trong siêu thị là không đồng nhất và vẫn cao hơn ở chợ, các loại hình bán lẻ truyền thống tƣơng đối nhiều.

- Nâng cao chất lƣợng phục vụ trong các siêu thị, TTTM: bao gồm sự hƣớng dẫn nhiệt tình của các nhân viên, thanh toán nhanh – gọn, có thể thanh toán bằng POS thẻ hoặc tiền mặt, có quầy tính tiền ƣu tiên cho ngƣời già, đội ngũ bảo vệ, trông giữ xe niềm nở, nhiệt tình...

- Mở rộng diện tích các gian hàng, bố trí khoa học các nhóm hàng sản phẩm cùng loại ở gần nhau, đồng thời có thêm nhiều chƣơng trình khuyến mại dƣới nhiều

101

hình thức (đi kèm với các poster hoặc bảng điện tử quảng cáo); có chính sách giảm giá thành các sản phẩm không những ở các dịp lễ tết mà còn ở ngày thƣờng, chính sách ƣu tiên đối với thẻ hội viên...

- Các siêu thị cần trung thực trong mọi hoạt động, quan tâm đến sức khỏe và quyền lợi ngƣời tiêu dùng nhiều hơn nữa.

- Các cơ quan, sở ban ngành liên quan cần tiến hành thanh, kiểm tra sâu sát, tích cực, có hiệu quả hơn nữa và đặc biệt, cần có những hình phạt đủ sức răn đe đối với những hoạt động của siêu thị đi ngƣợc lại quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

- Bên cạnh việc duy trì, đặt ra các quy hoạch phát triển các kênh bán lẻ truyền thống (chợ) tại các thành phố lớn, nhà nƣớc cũng phải quan tâm phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thƣơng mại).

ii) Giải pháp về chính sách phát triển

- Quy hoạch phát triển các siêu thị tại Hà Nội phải thống nhất chung với quy hoạch phát triển chung của cả hệ thống thƣơng mại thành phố. Đối với khu vực thuộc trung tâm Hà Nội sẽ phát triển các loại hình siêu thị vừa và nhỏ bằng cách nâng cấp, cải tạo các siêu thị hiện hữu hoặc các chợ. Đối với khu vực ngoại thành và các quận, huyện ven thành phố thì nên quy hoạch phát triển các siêu thị lớn. Tùy theo vị trí thích hợp và trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị của thành phố sẽ xây dựng các đại siêu thị.

- Thu hút vốn đầu tƣ để phát triển siêu thị: Ở các khu vực quy hoạch phát triển siêu thị tại những nơi hình thành khu dân cƣ mới, Hà nội cần có chính sách phân bố chi phí quyền sử dụng đất cho việc phát triển siêu thị vào các dự án đầu tƣ phát triển các khu dân cƣ, làm giá chuyển quyền sử dụng đất trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tƣ. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất, áp dụng cho vay kích cầu đối với các dự án xây dựng siêu thị mới hoặc ƣu đãi về thuế và điều tiết các khoản thu.

- Hỗ trợ, đáp ứng đƣợc nhu cầu về mặt bằng dành cho việc xây dựng siêu thị sao cho phù hợp với quy hoạch và với tổng thể hệ thống thƣơng mại Hà Nội.

102

- Phát triển hệ thống bán lẻ của thành phố Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa phát triển siêu thị, TTTM và chợ, phải mang tính đồng bộ giữa đầu tƣ phát triển, di dời và giải tỏa.

iii) Giải pháp phát triển đối với doanh nghiệp

- Củng cố hoạt động kinh doanh của siêu thị, TTTM hiện tại: tăng danh mục hàng hóa kinh doanh, cơ cấu chủng loại đa dạng phong phú, phục vụ đƣợc mọi đối tƣợng tiêu dùng, đảm bảo chất lƣợng đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt chú trọng tới thực phẩm tƣơi sống; Nâng cao chất lƣợng phục vụ cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ tại siêu thị; Nâng cấp cơ sở vật chất – trang thiết bị kĩ thuật hiện đại cho siêu thị.

- Phát triển các siêu thị mới: thực hiện phân khúc thị trƣờng, xác định thị trƣờng mục tiêu, xác định vị trí, xác định mô hình hoạt động của các siêu thị trên thị trƣờng, để đầu tƣ phát triển, mở rộng kinh doanh siêu thị, đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững.

- Phát triển vốn để phát triển siêu thị: Vốn đầu tƣ là một trong những vấn đề nan giải mà không chỉ các doanh nghiệp mới muốn đầu tƣ mà các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trƣờng phải lo lắng. Giải quyết đƣợc vấn đề vốn sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ, đổi mới, tăng cƣờng mở rộng hệ thống bán lẻ nói chung và hệ thống siêu thị nói riêng. Để tháo gỡ khó khăn này, doanh nghiệp cần: thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty không chỉ nhằm chia sẻ quyền lợi mà còn chung lƣng gánh vác rủi ro; mở rộng việc kêu gọi đầu tƣ, khuyến khích những hình thức liên doanh, liên kết của các thành phần kinh tế, thậm chí là nguồn vốn nƣớc ngoài, không giới hạn trong phạm vi Hà Nội mà còn mở rộng sang các địa phƣơng khác hoặc cân nhắc vay vốn ngân hàng, cơ cấu sử dụng vốn hợp lý nhằm tối đa hiệu quả kinh doanh.

- Thực hiện các chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung: chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng, chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, chiến lƣợc phát triển sản phẩm; thực hiện các chiến lƣợc liên kết dọc ngƣợc chiều với các nhà cung cấp, liên kết ngang đối với các nhà phân phối bán lẻ khác hình thành chuỗi siêu thị; thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh lành mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng, lôi kéo khách hàng...

103

- Thực hiện các chiến lƣợc cấp chức năng khác: siêu thị cần có chính sách cụ thể, nhất quán trong việc tuyển chọn, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý và nhân viên; duy trì và phát triển lực lƣợng giữ gìn trật tự và bảo vệ...

iv) Giải pháp đối với người tiêu dùng

Với vai trò của ngƣời tiêu dùng trong tƣơng quan với thị trƣờng bán lẻ thì những động thái, hành vi của ngƣời tiêu dùng sẽ ảnh hƣởng, tác động đến tính hiệu quả và mức độ phát triển của thị trƣờng. Bởi lẽ đó, ngƣời tiêu dùng cần:

- Thay đổi nhận thức tƣ duy, tiếp cận, nâng cao hiểu biết về pháp luật và hiểu biết về quyền lợi của ngƣời tiêu dùng về các vấn đề nhƣ: bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

- Thay đổi thói quen, hành vi trong chi tiêu, mua sắm và và dần dần tiếp cận đến những mô hình bán lẻ hiện đại, tiện lợi hơn giúp siêu thị, TTTM tại Hà Nội nói riêng và thị trƣờng bán lẻ Việt nam nói chung ngày càng phát triển theo xu hƣớng hiện đại hóa.

- Với quan điểm ngƣời Việt ƣu tiên dùng Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, ngƣời tiêu dùng không nhất thiết phải “sính ngoại”, chính điều này sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có chỗ đứng trên thị trƣờng, từ đó tạo ra những bƣớc phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Tuyệt đối tẩy chay không sử dụng hàng nhái, hàng giả, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi ngƣời tiêu dùng không còn nhu cầu thì cho dù những sản phẩm nhái, giả... đƣợc làm ra sẽ không có chỗ tiêu thụ và thị trƣờng hàng nhái – giả sẽ dần bị loại bỏ.

- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các doanh nghiệp bán lẻ và tổ chức bán lẻ của nhà nƣớc và quốc tế trong các hoạt động tọa đàm, khảo sát, nghiên cứu về thói quen, hành vi, nhận thức của ngƣời tiêu dùng để từ đó tạo ra sự thay đổi, phát triển tích cực của hệ thống bán lẻ hiện đại nhƣ siêu thị và TTTM.

104

KẾT LUẬN

Phân phối bán lẻ là ngành rất nhạy cảm trong nền kinh tế nƣớc ta vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu nhà phân phối – bán lẻ và hàng chục triệu ngƣời tiêu dùng, đặc biệt trong hệ thống phân phối các mặc hàng thiết yếu.

Khởi hành từ một thị trƣờng nội địa có sức mua tăng mạnh của trên chín mƣơi triệu dân, việc phát triển thị trƣờng phân phối bán lẻ hiện đại là một trong những hƣớng phát triển đầy tiềm năng cho Việt Nam, làm cơ sở cho sự hội nhập và phát triển vƣơn ra thế giới. Cùng với việc gia nhập và thực hiện các cam kết WTO, thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đang có rất nhiều những cơ hội thuận lợi và đối mặt cả với những thách thức không nhỏ. Nếu biết nắm bắt cơ hội, khắc phục điểm yếu, tận dụng những lợi thế có sẵn, không ngừng hoàn thiện thị trƣờng thì thị trƣờng bán lẻ Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển bền vững, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh trên, những yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hệ thống phân phối bán lẻ quốc gia chính là vai trò đầu tàu, định hƣớng của Nhà nƣớc; trách nhiệm liên kết, hành động cụ thể của các doanh nghiệp Việt Nam và ý thức của bản thân chính ngƣời tiêu dùng.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, luận văn đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận chung về phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt nam sau khi gia nhập WTO; và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt nam sau khi gia nhập WTO. Những kết quả nghiên cứu chính của luận văn nhƣ sau:

1. Hệ thống hóa và làm rõ khái niệm bán lẻ và thị trƣờng bán lẻ trong nền kinh tế. Phân tích vị trí, vai trò, hình thức bán lẻ cơ bản và chức năng, nhiệm vụ của thị trƣờng bán lẻ cũng nhƣ các tiêu chí, điều kiện và nội dung phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam; Luận văn cũng đã phân tích sự cần thiết để phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam và đƣa ra bài học kinh nghiệm từ một số các quốc gia trên thế giới.

2. Phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển thị trƣờng bán lẻ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đặc biệt chú trọng phân tích đánh giá hoạt động của

105

các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam và các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài văn minh, hiện đại, tiêu biểu thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thƣơng mại và các cửa hàng bán lẻ tự chọn. Luận văn cũng thực hiện đánh giá sơ bộ về sự thay đổi về nhận thức và hành vi của ngƣời tiêu dùng Việt Nam thông qua cuộc khảo sát về “Nhận thức và hành vi của ngƣời tiêu dùng đối với loại hình siêu thị trong tƣơng quan với các loại hình bán lẻ khác” đƣợc thực hiện tại Hà Nội năm 2013. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu tin cậy, luận văn đã phân tích, tổng hợp và rút ra những kết quả đạt đƣợc, cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam.

3. Luận văn phân tích bối cảnh và triển vọng phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung sau thời điểm gia nhập WTO để thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức trong phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam trong những năm tới.

4. Cuối cùng, luận văn đã đƣa ra Các giải pháp, đề xuất chủ yếu đƣợc xem xét trên các phƣơng diện vĩ mô và vi mô cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:

1. Bộ Công thƣơng (2007), Báo cáo nghiên cứu chuyên đề “Tình hình hoạt động, phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước hiện nay, cơ chế chính sách quản lý và giải pháp hoàn thiện thời gian tới”.

2. Bộ Công thƣơng (2006), Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2010”.

3. Bộ Thƣơng mại (2001), Phương hướng phát triển ngành thương mại trong thập kỷ tới 2001 – 2010, Hà Nội.

4. Bộ Thƣơng mại (2004), Các văn bản về phát triển và quản lý chợ, Hà Nội. 5. Bộ Thƣơng mại (2007), Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc

thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Hà Nội.

6. Cổng thông tin WTO và tiếp cận thị trƣờng (2005), Kinh nghiệm trong việc mở cửa thị trường phân phối của Thái lan.

7. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Trần Thị Diễm Hƣơng (2005), Tổ chức hoạt động marketing bán lẻ hàng tiêu

dùng của các công ty thương mại trên thị trường đô thị lớn nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng ĐH Thƣơng mại, Hà Nội.

9. Đinh Thị Mỹ Loan (11/2008), “Việt Nam gia nhập WTO và xu hướng phát triển thị trường bán lẻ”, Tọa đàm ngành bán lẻ Việt Nam, Tp.HCM.

10.Đinh Trần Thanh Mỹ, Bùi Thanh Huân (2010), Nghiên cứu tác động của siêu thị đến nhận thức và hành vi kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ độc lập,

Đại học Kinh tế Đà nẵng.

11. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Siêu thị - Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

107

12. Trần Thanh Toàn (1991), Phương pháp luận qui hoạch mạng lưới thương nghiệp bán lẻ đô thị đến năm 2000, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)