Định hƣớng phát triển, quan điểm nâng cao sức cạnh tranh của các

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 32)

doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam

1.2.4.1. Định hƣớng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ

Theo định hƣớng tổ chức thƣơng mại trong nƣớc giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, thì thƣơng mại trong nƣớc sẽ đi theo hai hƣớng cơ bản:

Một là, tạo ra các không gian kinh tế, các không gian giao dịch mua bán hàng

hoá và trên cơ sở đó tổ chức các loại hình thƣơng mại phù hợp, gắn với các địa bàn thị trƣờng.

Hai là, tạo ra các mối liên kết kinh tế và tổ chức các loại hình thƣơng mại theo

các mối liên kết kinh tế giữa sản xuất - lƣu thông - tiêu dùng và giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình lƣu thông.

Từ hai định hƣớng trên, ta có thể đƣa ra định hƣớng phát triển các loại hình phân phối bán lẻ ở thị trƣờng nội địa nhƣ sau:

Phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại gồm các TTTM, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng bán hàng tiến bộ (cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh) thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp phân phối với quy mô tƣơng đối lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển hệ thống theo “chuỗi” (“chuỗi” siêu thị, “chuỗi” TTTM, “chuỗi” cửa hàng tiện lợi). Từng bƣớc liên kết, lôi kéo các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào hệ thống “chuỗi” các cửa hàng tiện lợi, kết hợp hài hoà giữa các loại hình thƣơng mại truyền thống với thƣơng mại hiện đại.

Xây dựng hệ thống logistics gồm các trung tâm kho vận, kho bán buôn, các trung tâm phân phối với công nghệ và kỹ thuật hiện đại đảm nhận các khâu và các công đoạn trong quá trình đƣa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ. Đồng thời, cải tạo và xây dựng mới mạng lƣới chợ, sắp xếp lại các chợ dân sinh trong mối tƣơng quan với các loại hình phân phối hiện đại, để từ đó,

25

từng bƣớc chuyển hoá các chợ dân sinh nhỏ thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi kết hợp với việc di chuyển ra ngoại thành để hình thành các chợ đầu mối bán buôn.

Phát triển mô hình tổ chức giao dịch, mua bán qua mạng (siêu thị “ảo”, chợ “ảo”) trƣớc hết là tại các đô thị lớn trong các trung tâm thƣơng mại, trong các tổng công ty và tập đoàn phân phối lớn; tiếp cận từng bƣớc để dần hình thành một loại hình mua bán hàng hoá dựa trên cơ sở của thƣơng mại điện tử hoạt động theo mô hình nhƣ Amazon.com hay eBay.com trong tƣơng lai.

Hình thành và phát triển các nhà phân phối chuyên kinh doanh bán lẻ tổng hợp thông qua mô hình TTTM, siêu thị, chuỗi cửa hàng… (nhƣ liên hiệp Hợp tác xã Tp. HCM với hệ thống siêu thị Co.op Mart và hệ thống cửa hàng tiện lợi, công ty TNHH Thƣơng mại – dịch vụ An Phong với hệ thống siêu thị Maximart, Công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Đông Hƣng với hệ thống siêu thị Citymart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của 24-seven Việt Nam Holding…); liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, trang trại, các Hợp tác xã, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tƣơi sống, rau - củ - quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng lâu dài để tạo nguồn hàng ổn định, có khối lƣợng lớn, trung chuyển về các trung tâm phân phối, các kho hàng bán buôn của mình và từ đó, cung cấp thƣờng xuyên cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống.

1.2.4.2. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam

Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định: “… các ngành, các địa phƣơng, các doanh nghiệp khẩn trƣơng sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm hội nhập có hiệu quả”. Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ: “Đi đôi với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trƣờng kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trƣơng đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đƣờng lối của Đảng, với thông lệ quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng; đẩy

26

mạng công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà nƣớc trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên môn”.

Từ quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ là:

- Đặt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh sản phẩm và trong mối quan hệ với quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Tận dụng lợi thế cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ gắn liền với việc tận dụng lợi thế về yếu tố địa lý trong thƣơng mại.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ gắn liền với quá trình xây dựng thƣơng hiệu doanh nghiệp và quản trị thƣơng hiệu.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải dựa trên cơ sở ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh thƣơng mại. Từng bƣớc hiện đại hóa phƣơng thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thƣơng mại thế giới.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ phải quán triệt quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 32)