0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN QUỲNH, PHAN THỊ THANH NHÀN, LÂM THỊ MỸ DẠ (LV01397) (Trang 127 -127 )

7. Cấu trúc luận văn

3.5. Giọng điệu thơ

Nhà nghiên cứu Khrapchencô đã từng khẳng định: "Đề tài, tƣ tƣởng, hình tƣợng chỉ đƣợc thể hiện trong một môi trƣờng giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tƣợng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó".

Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu đƣợc trong việc xây dựng và triển khai tƣ tƣởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phƣơng diện khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm mấu chốt có tính đặc trƣng này khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu văn xuôi tự sự.

Thơ trữ tình chủ yếu đƣợc nói đến nhƣ một bản tự thuật tâm trạng cả chủ thể và khách thể gần gũi nhau đến mức "trong đa số trƣờng hợp xem nhƣ hòa lẫn cùng nhau".

Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có mối quan tâm riêng, có cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra khỏi tầm kiểm soát thông thƣờng của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở thành đối tƣợng nhận thức của chính tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn bên trong, ngƣời đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. Hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành "một sự thống nhất trong hai con ngƣời". Chính trên cái nền thống nhất có tính bản chất này mà thơ trữ tình trực tiếp bộc lộ giọng điệu tác giả, đƣợc chảy trong một trƣờng nhìn, một kênh giọng chỉ đạo. Vì thế, giọng điệu trữ tình là sự tƣơng hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại và sự lựa chọn thể loại phù hợp.

Giọng điệu vốn là một hình thức bộc lộ tính chủ quan rõ nhất. Giọng điệu là âm hƣởng chung trong cách cảm, cách nhìn, là thái độ tình cảm, lập trƣờng đạo đức của nhà văn thể hiện trong lời văn để tạo nên giọng nói riêng mang tính phong cách. Giọng điệu có vai trò lớn tạo dựng phong cách tác giả và tác dụng truyền cảm đến ngƣời đọc. Trong thơ, giọng điệu đƣợc hình thành từ các lớp từ, cách sử dụng câu

122

thơ, nhịp điệu thơ. Giữa giọng điệu và câu thơ có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau.

Có thể khẳng định giọng điệu mƣợt mà du dƣơng là âm hƣởng chủ đạo của thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn. Ta dễ dàng bắt gặp điều này trong những bài thơ lục bát của các chị:

„„Đƣờng đan bóng lá lung linh

Đƣờng nhƣ sông rộng chở tình nắng mƣa‟‟

(Đƣờng ở thủ đô - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Tháng năm nở quả thị nhà

Cho ngàn cô tấm bƣớc ra cuộc đời Tháng năm đến giữa lòng tôi Hay thời gian nở nụ cƣời tôi yêu‟‟

(Tháng năm - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Đêm qua bom nổ trƣớc thềm

Sớm ra trời vẫn ngọt mềm tiếng chim‟‟

(Hƣơng vƣờn - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Khăn hồng nhƣ cánh hoa đào Tóc đen buộc gọn cô nào cũng xinh Áo chàm mang sắc núi xanh

Áo nâu non lại mát lành phù sa‟‟

(Hội cấy mùa xuân - Phan Thị Thanh Nhàn) Nét duyên dáng của thể thơ dân gian đã đƣợc khơi dậy trong những câu thơ lục bát trong trẻo đáng yêu. Thơ đƣợc cất cánh bay lên từ vẻ trong sáng, tƣơi trẻ của thiên nhiên và con ngƣời. Nhƣng không chỉ thơ lục bát, ngay cả những câu thơ năm chữ chỉ vốn gọn ghẽ, dễ tạo sự linh hoạt của câu chữ, nét tƣơi vui của nhịp điệu cũng vẫn đƣợc dùng để gợi tả nét du dƣơng êm ái:

„„Liềm gác lên mái bếp Mạ màu xanh chân mây Đầu hiên vò rƣợu nếp

123

Ngửi hƣơng nồng đã say‟‟

(Tết mồng năm - Phan Thị Thanh Nhàn)

„„Lúa đồng đang gặt rộ Cau chín ngang mái nhà Gió heo may gọi rét Cây rơm vàng nhƣ hoa‟‟

(Đám cƣới ngày mùa - Phan Thị Thanh Nhàn)

„„Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn qua đi Nhƣ biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa‟‟

(Sóng - Xuân Quỳnh)

Bên cạnh giọng điệu mƣợt mà du dƣơng là chủ yếu, thơ các chị còn mang một số giọng điệu khác.

Có khi thơ mang giọng triết lý:

„„Nhặt chi con ốc vàng Sóng đƣa vào tận bãi Những cái gì dễ dãi Chẳng khi nào bền lâu‟‟

(Biển - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Đƣờng bằng mà ngã lạ chƣa

Đƣờng gập ghềnh cũng chẳng lừa đƣợc chân Đƣờng xa đi mãi nên gần

Đƣờng khó đi mãi cũng thành bằng êm‟‟

(Đƣờng ở thủ đô - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Giọng điệu triết lý đã phơi trải tiếng nói nội tâm sâu lắng gắn với những trăn trở, suy tƣ về lẽ đời và thân phận ngƣời phụ nữ bằng sự trải nghiệm của chính mình. Với những câu thơ bày tỏ nỗi niềm tâm sự riêng, giọng điệu cũng trở nên trầm lắng hơn, tỉnh táo hơn:

124

„„Lời yêu mỏng mảnh nhƣ màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay‟‟

(Hoa cỏ may - Xuân Quỳnh)

Có cái gì đó nghe sao cay đắng, chua xót và đầy trăn trở trƣớc kết thúc khó nắm bắt của tình yêu.

Với những câu thơ viết về tình yêu, giọng điệu thơ cũng có lửa hơn, nhiều đam mê nồng nhiệt hơn:

„„Ôi con sóng ngày xƣa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ‟‟

(Sóng - Xuân Quỳnh)

„„Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thƣơng nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ‟‟

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

Xuân Quỳnh đã tìm thấy cho mình một giọng điệu riêng của tâm hồn cảm xúc. Độc đáo hơn, chị thƣờng chọn những lời ru để bộc lộ cái tôi trữ tình. Ta gặp trong tiếng ru hời tấm lòng nhân hậu của một ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời yêu đằm thắm, giàu đức hi sinh. Chị viết thơ ru con đã đành, chị còn đƣa tiếng ru vào tình yêu để ru ngƣời yêu. Cái việc ân cần chiều chuộng chăm sóc ngƣời yêu theo lẽ thƣờng của phái mạnh, của ngƣời đàn ông, vậy mà chị dành về phần mình:

„„Khuya rồi anh hãy ngủ đi Để em trở dậy em che bớt đèn‟‟

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ - Xuân Quỳnh) Diễn tả bằng lời ru, Xuân Quỳnh đã tìm thấy giọng điệu thích hợp cho tâm hồn mình. Rất dịu dàng sâu lắng, giản dị, lời ru trong thơ giúp chị nói về tình yêu đôi

125

lứa trong những liên tƣởng dài rộng với không gian, thời gian bên ngoài, gắn vào tình yêu những trách nhiệm của cá thể đôi lứa với đất nƣớc, quê hƣơng.

Nhìn chung, dù triết lý hay phơi trải những nỗi xót xa, cay đắng của cuộc đời; dù ngợi ca hay phơi bày hiện thực chiến tranh vói nhiều đau thƣơng mất mát, thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn vẫn mang một giọng điệu thống nhất: giọng điệu mƣợt mà du dƣơng. Tựu chung lại, giọng điệu trong thơ trữ tình của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn là sự "tƣơng hợp nội tại, giữa ý thức có tính độc lập và sự lựa chọn thể loại phù hợp". Vì vậy, cũng nhƣ sự phát triển của thơ các chị nói chung, giọng điệu trong thơ là "tự thân""tự nhiên". Chúng ta hy vọng hồn dân tộc, cội nguồn gốc rễ sâu xa sẽ thổi bùng những mạch ngầm sáng tạo mới kế tiếp các chị để ngƣời đọc chúng ta có đƣợc những vần thơ rất ngƣời, rất đời và điều quan trọng hơn hết là có ích cho cuộc đời này.

126

PHẦN KẾT LUẬN

Là lớp ngƣời lớn lên, trƣởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn đã đi qua một chặng đƣờng dài từ chiến tranh đến hòa bình. Những vần thơ của các chị mang đậm dấu ấn thời đại. Trong giai đoạn này, cái tôi trữ tình trong thơ là khúc ca sôi nổi hòa nhịp cùng bản tráng ca của dân tộc. Nếu hiểu nền thơ trữ tình dân tộc là một dòng chảy trong biển lớn của văn học nhân loại thì thơ các chị là những nhành sông nhỏ chở nặng phù sa, hòa vào dòng chung ấy để chạy mãi, mải miết, dạt dào. Tất yếu, nền thơ trữ tình hiện đại dân tộc không thể thiếu vắng dòng thơ của các chị, bởi chẳng những nó đã góp phần thể hiện tâm hồn Việt Nam, nhân dân Việt Nam trong kháng chiến mà nó còn giúp ta hiểu hơn tâm hồn các chị nói riêng, tâm hồn ngƣời phụ nữ nói chung.

Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn đã tạo cho mình một giọng điệu riêng khác hẳn với các nhà thơ cùng thế hệ. Những điều các chị giãi bày trong thơ không mới mẻ nhƣng chính tâm hồn, trái tim, cá tính sáng tạo các chị gửi gắm trong đó mới là điều giá trị. Chỉ các chị mới viết về chiến tranh, về Tổ quốc, về con ngƣời… bằng những trực giác, trực cảm sâu sắc, tinh tế. Đặc biệt là đề tài tình yêu - tình cảm thiêng liêng của mỗi con ngƣời đƣợc truyền tải, thể hiện dƣới những ngòi bút sắc sảo, tinh tế hòa nhịp cùng trái tim rạo rực, say đắm, nồng nàn.

Thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn còn tạo nên một âm hƣởng riêng biệt không chỉ với các nhà thơ giai đoạn trƣớc nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan… mà còn còn có sự khác biệt với cả các nhà thơ trẻ cùng thời và sau này nhƣ Đoàn Thị Lam Luyến, Phan Thị Vàng Anh, Vi Thùy Linh, … Không nặng nề ở hình ảnh, ngôn từ, tứ thơ nhƣ các nhà thơ thế hệ trƣớc hay các nhà thơ cùng thời, đặc biệt khi viết về hình tƣợng Tổ quốc, về nhân dân các chị đã tạo cho mình một cách viết dung dị, đời thƣờng mà thấm thía. Cái tôi trữ tình trong thơ đã khắc họa hình ảnh Tổ quốc ở vẻ đẹp của chiều sâu tƣ tƣởng, tình cảm và hàm chứa trong đó là hình ảnh con ngƣời Việt Nam hồn hậu, kiên cƣờng, bao dung, bất khuất. Tình yêu đôi lứa trong thơ các chị vừa gắn liền với cuộc đời chung, với thời đại, vừa mang hơi thở của dấu ấn cá nhân không dễ gì trộn

127

lẫn. Đáng chú ý nhất là Xuân Quỳnh, chị đã đi từ hạnh phúc, niềm đau riêng để thấy hạnh phúc, niềm đau chung của cả một thời đại. Thơ của chị không phải là những ô cửa chật hẹp đóng kín trong không gian cá thể mà rộng mở vƣơn ra đón lấy trời xanh, gió mát của thời đại và dân tộc.

Trong những sáng tác của mình, thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn có sự kế cận phƣơng thức biểu hiện trong thơ của lớp ngƣời đi trƣớc, song cũng có những nét hiện đại mà các chị đã tiếp thu chọn lọc. Với các chị, thơ là cuộc sống thứ hai. Không chỉ trong chiến tranh bom đạn các chị mới tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo mà sau chiến tranh, khi trở về với đời sống thƣờng nhật các chị cũng cho ra đời nhiều tác phẩm mang hình ảnh phản chiếu chính cuộc sống, con ngƣời các chị. Đó là những áng thơ mang cảm hứng đời tƣ, thế sự, giàu chất suy ngẫm, chiêm nghiệm. Có thể khẳng định, trong nền thơ ca đƣơng đại, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn đã giữ đƣợc phong cách thơ bền vững, sắc nét, mang đậm dấu ấn cá nhân và tất yếu, những đứa con tinh thần đó cho đến nay vẫn nhận đƣợc sự đón nhận nồng nhiệt của bao thế hệ bạn đọc. Đây cũng chính là món quà vô giá giành cho những cống hiến, sáng tạo không mệt mỏi của các chị.

Tìm hiểu về thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn chính là tiếp cận với một góc diện mạo thơ ca giai đoạn chống Mỹ cứu nƣớc và thơ ca sau chiến tranh. Những tác phẩm của các chị đã đóng góp không nhỏ cho giá trị, ý nghĩa của nền thơ ca dân tộc. Có thể ví von rằng những trang thơ của các chị có chức năng nhƣ những bộ lọc thanh lọc tâm hồn mỗi con ngƣời. Đọc thơ các chị, chúng ta biết yêu hơn cuộc sống, con ngƣời trên quê hƣơng mình và từ đó mỗi ngƣời sẽ biết sống tốt hơn, sống có lý tƣởng và niềm tin vào tƣơng lai phía trƣớc.

Cho đến hôm nay, giữa những biến động của cuộc sống thì cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn vẫn vững vàng, vẫn hiên ngang bất chấp sự bào mòn của thời gian. Dòng chảy cuộc đời cứ vạn biến, cứ vô tình trôi lặng lẽ để trên dòng chảy đó, thơ các chị luôn bất biến, vĩnh hằng. Đây là giá trị to lớn của sáng tạo nghệ thuật mà không phải ngƣời nghệ sĩ nào cũng có đƣợc.

128

Danh mỤc Tµi liÖu tham kh¶o

1. Trần Xuân An - Lâm Thị Mỹ Dạ - nửa cõi tình thơ còn lại: cô đơn, đơn độc và những biến thái hƣ ảo, 2009.

2. Bùi Kim Anh, Trần Thị Thắng, Trần Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Thanh Nhàn - Các

nhà thơ nữ Việt Nam sáng tác và phê bình, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003.

3. Vũ Tuấn Anh - Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1955, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 4. Vũ Tuấn Anh - Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 - 1955 nhìn từ phƣơng diện sự vận

động của cái tôi trữ tình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

5. Hạnh Bằng - Hƣơng thầm xóm đê, Tạp chí ngày nay số 12/2004.

6. Trần Hòa Bình - Một cách lý giải sức sống dân tộc từ phía truyền thống (đọc Truyện cổ nƣớc mình) - Anh Thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vân Đài, Xuân Quỳnh, Phan Thị

Thanh Nhàn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1988.

7. Phạm Quốc Ca - Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2003.

8. Nguyễn Phan Cảnh - Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản ĐH&THCN Hà Nội, 1987. 9. Lâm Thị Mỹ Dạ - Bài thơ không năm tháng, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983.

10. Lâm Thị Mỹ Dạ - Hái tuổi em đầy tay, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng, 1990. 11. Lâm Thị Mỹ Dạ - Mẹ và con, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1996

12. Lâm Thị Mỹ Dạ - Đề tặng một giấc mơ, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1998. 13. Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ với tuổi thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 2002. 14. Lâm Thị Mỹ Dạ - Hồn đầy hoa cúc dại, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2007

15. Lâm Thị Mỹ Dạ - Chỉ riêng mình em thấy (Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2008

16. Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi - Trái tim - Nỗi nhớ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1974 17. Hồng Diệu - Nét riêng của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (Nhân đọc Trái tim sinh nở và

Bài thơ không năm tháng), 1984

129

19. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức - Nhà văn Việt Nam (1945-1975) - tập 1, Nhà xuất bản ĐH&THCN, 1979.

20. Hà Minh Đức - Bùi Văn Nguyên - Thơ ca Việt Nam (Hình thức và thể loại), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1968.

21. Nguyễn Đăng Điệp - Vọng từ con chữ, Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội, 2003 22. Nguyễn Đăng Điệp - Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 2002

23. Hà Minh Đức - Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nhà xuất bản Văn hóa, 2000. 24. Hà Minh Đức (chủ biên) - Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999. 25. Hà Minh Đức - Văn học Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Hà Nội, 1998.

26. Hà Minh Đức - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

27. G.Hêghen - Mĩ học, tập 4A, Viện Văn học Hà Nội, 1973.

28. Hồ Thế Hà - Hái tuổi của một hồn thơ đầy tay, Sức bền của thơ (tiểu luận phê bình) Mã Giang Lân - Hồ Thế Hà. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1993.

29. Hồ Thế Hà - Những rung cảm mới trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Tạp chí văn học số 3/2003.

30. Hồ Thế Hà - Thức cùng trang văn, 11 nhà văn đƣơng đại Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1993

31. Hồ Thế Hà - Khuynh hƣớng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Văn học số 3- 2003, tr.59- 64, 2003

32. Hồ Thế Hà - Tìm trong trang viết, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1998

Một phần của tài liệu CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN QUỲNH, PHAN THỊ THANH NHÀN, LÂM THỊ MỸ DẠ (LV01397) (Trang 127 -127 )

×