Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 121)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Không gian nghệ thuật

116

tại của thế giới nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy “nói tới thời gian không thể không nhắc tới không gian vì không gian là thời gian đang trƣờng tồn và

thời gian là không gian đang lần bƣớc”.

Có thể thấy nổi bật trong thơ các chị là hình thức không gian hiện thực của đời sống hàng ngày và không gian tâm tƣởng - không gian của những hoài niệm. Đi sâu tìm hiểu chúng ta thấy trong không gian hiện hữu đời thực, các chị đặc biệt chú ý đến khoảng không gian của tổ ấm gia đình, không gian thiên nhiên và không gian địa lý gắn với những địa danh cụ thể.

Qua khảo sát các tập thơ của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn chúng tôi thấy trở đi trở lại trong đó là khoảng không gian của đời sống, gắn với tổ ấm, tình yêu bên gia đình mà theo nhận định của PGS.TS Chu Văn Sơn là “chất thơ từ tổ ấm”. Các chị đã thiết lập trong thơ mình một không gian nhỏ bé, ấm áp ngập tràn tình yêu thƣơng. Trong thế giới đó ngƣời đọc có thể nhận ra rất nhiều chi tiết đời thƣờng của cuộc sống. Những đồ vật tƣởng nhƣ quá quen thuộc, hay va chạm trong cuộc sống hàng ngày sẽ nghèo đi chất xúc cảm tƣởng nhƣ cạn kiệt chất thơ lại sống động cất lên thứ ngôn ngữ dung dị, quen thuộc của chính nó. Các chi tiết khung cảnh sinh hoạt đời thƣờng trong thơ Thanh Nhàn là một minh chứng:

“Căn phòng có dáng anh Tất cả thành thân thiết Căn phòng có tiếng anh Mỗi ngày là ngày tết”

(Căn phòng và anh - Phan Thị Thanh Nhàn)

“Căn phòng” chỉ là một không gian sống vô tri vậy mà dƣới sự sáng tạo của Thanh

Nhàn nó bỗng có hồn, có điệu. Cũng bởi vậy mà khi thiếu bóng dáng ngƣời thân yêu, không gian nhỏ bé ấy cũng nhuốm màu buồn bã:

“Căn phòng vắng một ngƣời Bỗng trở nên trống rỗng Không còn gì ấm cúng Không còn gì vui tƣơi”

117

Cùng mang ý niệm nhƣ Thanh Nhàn, căn phòng tổ ấm của Xuân Quỳnh cũng chan chứa yêu thƣơng:

“Căn phòng tôi ở giữa thành phố lớn Nhỏ nhoi và ẩn khuất mãi bên trong”

(Ý nghĩ về thành phố lúc vào xuân - Xuân Quỳnh) Thảng hoặc còn chất chứa nỗi buồn nhƣng chúng ta có thể thấy không gian trong thơ các chị khác hẳn với không gian của Hàn Mặc Tử:

“Ở đây sƣơng khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà”

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Có thể thấy, dù đi đâu, về đâu thì hình ảnh căn phòng nhỏ bé của gia đình không bao giờ phai nhòa trong thơ các chị. Ở nơi đó, các chị không những đƣợc chở che, đƣợc đón nhận sự yên bình, ấm áp mà hơn thế nó còn là nơi lƣu giữ những kỷ niệm rất thiêng liêng, gắn bó:

“Đêm tháng năm hoa phƣợng nở bên hè Trang giấy trắng bộn bề bao ký ức Ngọn đèn khuya một mình anh thao thức Nghe tin đài báo nóng lại thƣơng con”

(Chỉ có sóng và em - Xuân Quỳnh)

Không gian thiên nhiên cũng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ các chị. Đó là những khoảng không gian tuy giản dị nhƣng tƣơi mát đầy sức sống. Các chị tìm thấy sức sống, vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên từ ngay những đối tƣợng thân thuộc, bình thƣờng nhất:

“Tán bàng búp mới tinh khôi

Bụi mƣa chao động đất trời chung chiêng Cỏ non nhƣ những mũi tên

Nối thân đê với mong manh đất trời”

118

Có thể thấy chính thiên nhiên tƣơi đẹp đã góp phần tạo không khí thực cho những câu thơ của Thanh Nhàn.

Với Xuân Quỳnh, thiên nhiên không chỉ là hình ảnh của những bông cúc nở rộ, những búp bàng tinh khôi, bầu trời xanh rộng mở mà thiên nhiên còn mang cảm thức về hạnh phúc:

“Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Mang chung nguồn cảm hứng với Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, không gian thiên nhiên trong thơ Mỹ Dạ luôn chứa đựng những bức tranh tƣơi sáng, đẫm chất thơ. Một ban mai trong trẻo, thanh tân nhƣ thiếu nữ tuổi lên hƣơng:

“Sớm nay tiết trời nhƣ mƣời bảy Tờ mờ lá cành ngơ ngác hƣơng”

Một không gian đồng ruộng tràn đầy nắng gió hay một tiếng chim ngân vang giữa bầu trời xanh thẳm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Cánh đồng trƣa im vắng Bỗng ngân một giọng chim Tiếng chim nhƣ tiếng ngƣời Giật mình tôi quay lại Chim bay vào xa xanh”

(Tiếng chim trên đồng lúa - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Không quá khi nói rằng đó là những khoảng không gian có sức thanh lọc tâm hồn con ngƣời.

Một hình tƣợng không gian quen thuộc trong thơ các chị đó là không gian

gắn với những địa danh cụ thể. Đó là không gian Hà Nội - khoảng không gian chủ

đạo trong thơ Thanh Nhàn:

“Hồ Tây ơi rất riêng tƣ

Của tôi tôm úi, sen vừa đơm bông Của tôi từ thƣở bé thơ

119

Dịu dàng sóng dập quanh bờ đƣa nôi”

(Hồ Tây, một chút riêng tƣ - Phan Thị Thanh Nhàn) Hay:

“Lâu lắm mới ra đƣờng buổi tối Hà Nội vào thu quá dịu êm

Gió rất nhẹ làm ánh đèn xao động Và nhƣ xao động cả màn đêm”

(Hà Nội mùa thu - Phan Thị Thanh Nhàn)

Ngoài hình ảnh thủ đô hoa lệ, ta còn bắt gặp nhiều mảnh đất, dáng núi, hình sông thân thƣơng khác trong thơ các chị:

“Cảm ơn chùa Non Nƣớc

Cảm ơn con sông nhỏ Hoàng Long Thị trấn phơi mình trong nắng Cho tôi nhìn rƣng rƣng”

(Ninh Bình - Phan Thị Thanh Nhàn)

“Vô tƣ chảy Vô tƣ xanh

Thu cả hồn trời mà chẳng biết”

(Đi cùng sông Hƣơng - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Điều đặc biệt không gian còn đƣợc mở rộng, vƣợt ra ngoài biên giới bờ cõi. Đó là hình ảnh nƣớc Nga trong thơ Mỹ Dạ:

“Xứ sở thanh bình kỳ lạ Bồ câu, ánh nắng, cây xanh Nỗi buồn cũng êm nhƣ lá Niềm vui thì quá ngọt lành”

(Nhớ Xê-đôi với ca khúc Chiều Matxcơva

- Lâm Thị Mỹ Dạ) Và:

120

Một chốc thôi đƣợc hóa thành chim Tôi sẽ bay suốt đêm trƣờng lặng lẽ

Đến nghiêng mình trên thành phố Lê-nin”

(Đêm trắng còn xa - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Có thể khẳng định, những không gian hiện hữu, đời thƣờng trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn còn ẩn chứa một hình ảnh khác và là phƣơng tiện để xây dựng không gian tâm tƣởng, không gian của tình yêu và sự hoài niệm. Ta bắt gặp không gian những con đƣờng trong thơ Thanh Nhàn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nếu anh đi với ngƣời yêu

Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi Con đƣờng ta đã dạo chơi

Xin đừng đi với một ngƣời khác em”

(Con đƣờng - Phan Thị Thanh Nhàn)

Hay hình ảnh phố huyện nhỏ bé - nơi in dấu những kỷ niệm về lứa đôi:

“Đến phố huyện lại nhớ về phố huyện Phố huyện nào anh ở ngày xƣa

Phố huyện nào anh ở những chiều mƣa Tiếng vó ngựa về đâu rồi phố huyện?”

(Phố huyện - Xuân Quỳnh)

Hay sự trải nghiệm về thân phận đời ngƣời trong thơ Mỹ Dạ:

“Lặng yên xanh

Giấu lòng mình xao động Bởi biết đời

Sắc sắc - không không”

(Đi cùng sông Hƣơng - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nhƣ vậy, cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn luôn gắn liền với sự cảm thụ và dụng ý sáng tác của các chị. Không - thời gian nghệ thuật trong thơ các chị có khả năng dịch chuyển, co giãn, biến chuyển theo những cung bậc, ý niệm của cảm

121

xúc. Có thể khẳng định yếu tố không - thời gian nghệ thuật đã góp phần to lớn vào sự hoàn thiện, thành công của thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 121)