Hành trình sáng tạo của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,Phan Thị Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Hành trình sáng tạo của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,Phan Thị Thanh Nhàn

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu trƣởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc. Đời thơ Xuân Quỳnh không dài, chỉ hơn hai mƣơi năm. Chị viết bảy tập thơ, mỗi tập chỉ trên dƣới một trăm trang: Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào

cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may. Ra mắt tập

thơ đầu tay Chồi biếc năm 1963 (in chung với Cẩm Lai) có thể nói cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh gắn với sự vận động chung của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam kể từ giai đoạn này. Chặng đƣờng của chị bắc cầu giữa hai giai đoạn: kháng chiến chống Mỹ và những năm sau chiến tranh. Các mối quan hệ xã hội thay đổi cùng những biến động lịch sủ đã kéo theo sự thay đổi trong thơ chị. Thơ chị viết về kháng chiến, về một cộng đồng, một thế hệ tuổi trẻ đồng lòng:

“Từ mƣời sáu đến ba mƣơi đó là tuổi chúng tôi

Chúng tôi sinh ra trong nhiều năm khác nhau nhƣng cùng một thời kháng chiến” (Chúng tôi)

Chị viết về lãnh tụ: “Ở nơi đâu cũng thấy Bác mỉm cƣời”. Chị viết về sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh và sức sống bền bỉ của cỏ cây, đất đai xứ sở này với tấm lòng nhân hậu, vun vén:

“Trong ác liệt bỗng biết ơn màu cỏ cỏ làm bớt hoang tàn

cỏ làm bớt thƣơng đau”

(Em có đem theo gì đâu)

Thơ chị sau chiến tranh quay về với cái tôi nhiều hơn. Đặc biệt ở chặng đƣờng cuối thơ chị dƣờng nhƣ sâu sắc hơn, trầm lắng hơn, phần nào mang nhiều màu sắc hoài nghi trong niềm tin bền bỉ vốn có nơi chị. Tựa cho tập thơ cuối cùng của mình, trong bài thơ Hoa cỏ may chị viết:

“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may áo em sơ ý cỏ găm đầy

lời yêu mỏng manh nhƣ làn khói ai biết lòng anh có đổi thay”

22

Chị cảm nhận sâu sắc cái mơ hồ của tình yêu và lòng ngƣời nên những bài thơ tiếp theo trong tập thơ cuối chị nhẫn nại hát về giới mình: “Thơ viết cho mình

và những ngƣời con gái khác”. Chị tự họa bản thân:

“Trán tôi dô ra bƣớng bỉnh hơn Bàn tay lại còn thô vụng hơn nữa”

Và còn rất nhiều bài thơ khác trong tập thơ cuối cùng này của Xuân Quỳnh ngƣời đọc bắt gặp những khoảnh khắc trầm tƣ. Đặc biệt với hai bài thơ về phái yếu ở đầu và cuối tập thơ chị đã đem đến cho Hoa cỏ may âm hƣởng vừa buồn đau vừa sôi nổi của trái tim đàn bà.

Cũng giống nhƣ Xuân Quỳnh, với Lâm Thị Mỹ Dạ thơ ca là tiếng nói riêng tƣ nhất của tâm hồn con ngƣời. Mỹ Dạ quan niệm: “Thơ là cái đẹp, mãi mãi nhƣ vậy, không thể lấy một bài thơ nào làm tiêu chuẩn, chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự lấp lánh không ai giống ai. Ngƣời có bản lĩnh thơ là ngƣời biết chấp nhận sự thách đố của thời gian chứ không biết chấp nhận sự thách đố khác.

Đam mê thơ, đam mê cái đẹp là sự thành công của 1/2 bài thơ‟‟ [6,31].

Tập thơ đầu tay của Mỹ Dạ đƣợc viết ở Quảng Bình trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ đã lấy cảm hứng từ cuộc sống đánh giặc gian lao đó để sáng tác. Nét riêng của cây bút trẻ Mỹ Dạ khi ấy là không đuổi theo sự kiện chiến tranh, thơ không ôm đồm chi tiết hay sự tích chiến đấu. Hiện thực phải chiếu rọi qua lăng kính tâm hồn và thủ pháp nghệ thuật mới trở thành thơ trên trang giấy. Có thể khẳng định rằng Khoảng trời hố bom là bài thơ đánh dấu sự thành công của nhà thơ bởi viết về chiến tranh mà không hề có tiếng bom đạn mà là sự lắng lại của cảm xúc và nhận thức. Nét đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên và tâm hồn đã hiện diện trong thơ để gieo vào lòng ngƣời tình yêu cuộc đời, tình yêu Tổ quốc và lòng biết ơn của nhà thơ đối với những ngƣời đã khuất... Qua đó chúng ta thấy đƣợc tính hƣớng nội trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Trở về với cuộc sống hiện tại theo luật tăng tốc của cuộc sống, thơ Mỹ Dạ không chạy theo sự xô bồ của cuộc sống nhƣ thơ Ý Nhi hay Phan Thị Thanh Nhàn mà thơ chị mang những nét riêng đậm dấu ấn cá tính.Với tập Đề tặng một giấc mơ,

23

Hái tuổi em đầy tay chị đã thể hiện một phong cách thơ rất riêng. Lâm Thị Mỹ Dạ

đã nhƣ chú ngựa nhớ mặt trời, ngửi trong đất đai tìm hơi ấm vƣơng còn.

Cuộc đời chứa đựng bao nhiêu khó khăn, ngƣời phụ nữ phải chở nặng những truân chuyên, cũng có lúc tự cảm thấy bức bối, cô đơn và muốn thoát ra khỏi nó để trở về với những miền kí ức xa xăm, trở về với truyền thống xƣa cũ, tìm kiếm cho mình sự thanh thản. Nhà thơ nhƣ muốn tìm cho mình một góc riêng để gửi gắm tâm trạng hay vƣơn mình thoát khỏi sự ràng buộc của nỗi lo cơm áo để theo đuổi khát vọng nghệ thuật của riêng mình. Tập thơ Hồn đầy hoa cúc dại là tập thơ mới đƣợc viết trong thời kì khó khăn vất vả nhất của một ngƣời vợ, ngƣời mẹ nhƣ Lâm Thị Mỹ Dạ vì thế mà tập thơ này chính là những trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm qua những khó khăn của đời sống chật hẹp. Lớp bụi thời gian sẽ phủ mờ đi quá khứ nhƣng những vần thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ sẽ còn đọng mãi trong lòng ngƣời đọc.

Trƣởng thành cùng thời với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ và một số nhà thơ nữ tiêu biểu khác, Phan Thị Thanh Nhàn có một quá trình sáng tác bền bỉ không mệt mỏi. Đƣờng thơ của chị đã trải qua hơn 40 năm. Con số biết nói ấy đã khắc họa nên chân dung một con ngƣời tâm huyết tuyệt đối với nghệ thuật. Có thể khẳng định, với ngần ấy năm sáng tác liên tục, đều đặn cũng đủ để ta tìm hiểu đánh giá về nhà thơ.

Cùng với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, chặng đƣờng thơ của Phan Thị Thanh Nhàn chia làm hai giai đoạn: trong chiến tranh và sau chiến tranh.

Lần đầu tiên bạn đọc biết đến chị qua tập thơ Những búp bàng in chung với Thúy Bắc, Hoàng Thị Minh Khanh trong tập thơ Tháng giêng hai. Khi đó ngƣời đọc dễ dàng nhận ra chất thùy mị, dễ thƣơng trong thơ chị và đón nhậntập thơ nhƣ đón nhận một mầm xanh có nhiều triển vọng phát triển thành cây đời xanh tốt. Mặc dù vậy điều còn thiếu trong thơ chị khi ấy là cá tính sáng tạo riêng biệt. Nhƣng khi những bài thơ Xóm đê, Hƣơng thầm của chị đƣợc giải thƣởng cuộc thi thơ báo văn nghệ những năm 70 thì ngƣời đọc vui mừng nhận ra nét thơ riêng của một Phan Thị Thanh Nhàn: “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo. Không chỉ khác so với các nhà thơ nam giới mà ngay cả đối với các nhà thơ phụ nữ, cũng không thể lẫn. Đọc là mến

24

ngay. Và nhớ ngay”. Tập thơ Hƣơng thầm đã đánh dấu một bƣớc trƣởng thành lớn

trong chặng đƣờng sáng tác của chị. Có ý kiến nhận định với Hƣơng thầm, Thanh Nhàn đã có một tấm giấy thông hành để bƣớc vào đời thơ.

Sau Hƣơng thầmChân dung ngƣời chiến thắng. Đây là tập thơ bao gồm

các bài sáng tác trong thời gian từ 1972 - 1976, phần lớn nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân, đặc biệt là ngƣời dân Hà Nội. Tập thơ đã nối mạch đƣợc cái chân thật mộc mạc, nhẹ nhàng của Hƣơng thầm song có phần mạnh mẽ hơn. Thơ chị đã có sự chuyển biến về nhiều mặt, nhằm theo sát và phản ánh sinh động, chân thực vấn đề lớn của thời đại mới: “Phải đổi ngôn ngữ của thời bình qua ngôn ngữ của thời chiến, tiếng nói trong khuê phòng ra tiếng nói của đời, sự thủ thỉ

vào tai một ngƣời thành giọng ca hùng tráng cho muôn vạn quần chúng”. Ỏ một

mức độ nhất định Chân dung ngƣời chiến thắng đã có bƣớc chuyển biến khá lớn về nội dung phản ánh.

Nhƣ vậy từ Tháng giêng hai nói chung và Những búp bàng nói riêng đến

Chân dung những ngƣời chiến thắng, Phan Thị Thanh Nhàn đã chứng minh và tìm

cho mình một bản lĩnh cứng cỏi của ngƣời nghệ sĩ. Giữa bao nhiêu tiếng nói thơ ca đầy màu sắc Phan Thị Thanh Nhàn đã có tiếng nói riêng.

Sau chiến tranh, hòa nhập với cuộc sống thời bình và dựng xây đất nƣớc, hồn thơ Thanh Nhàn thể hiện sự vui tƣơi nhƣng không mất đi nét dịu dàng vốn có của ngƣời phụ nữ. Các tập thơ Bông hoa không tặng (1990), Nghiêng về anh (1992),

Bài thơ cuộc đời (1999), Thơ với tuổi thơ (2002) ra đời. Điểm nổi bật trong sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn thời kỳ này không còn là khí thế của cuôc chiến đấu chống đế quốc, cũng không còn là khói lửa đạn bom mà bây giờ là cuộc sống, cuộc sống thƣờng nhật với bao bộn bề lo toan, bao phức tạp. Đặc biệt, cùng với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ thời kỳ này thơ ca Phan Thị Thanh Nhàn khởi sắc ở đề tài tình yêu. Thơ tình của các chị, đặc biệt là tình yêu mãnh liệt của ngƣời phụ nữ đã nhập cuộc và bám sát thời đại một cách chân thực. Ta hiểu, sau chiến tranh, khi bom đạn đã lui dần vào dĩ vãng thì con ngƣời có nhiều điều kiện để chiêm nghiệm, suy nghĩ về cuộc đời, những cảm xúc cá nhân mang tính bản thể luận mà một thời

25

vì yêu cầu của thời đại nó tạm bị lắng xuống. Các chị đã khám phá ra cái nhịp điệu hối hả của cuộc sống thành thị; khám phá ra những cung bậc cảm xúc của con ngƣời mọi thời đại. Cuộc sống tuy không còn bom đạn nhƣng có lẽ vẫn còn đó cuộc đấu tranh để tìm hạnh phúc cho chính mình. Thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn trăn trở nhiều cho tình yêu của ngƣời phụ nữ trong cuộc sống và điều đó đã thôi thúc các chị viết nên những vần thơ mộc mạc, giản dị mà đằm thắm yêu thƣơng. Chất liệu chính trong thơ lúc này của các chị đƣợc lấy từ cuộc sống bình dị, gần gũi hàng ngày. Vì vậy thắm đƣợm trong mỗi trang thơ là sự trải lòng, chiêm nghiệm, suy tƣ, trăn trở rất đời thƣờng mà rất đỗi sâu sắc của các chị.

Nhìn chung thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn là sự kế thừa và phát triển thơ của lớp ngƣời đi trƣớc đồng thời cũng là tiền đề, tạo điều kiện mở đƣờng cho sự khởi sắc của rất nhiều cây bút nữ sau này. Vẫn viết về những hình tƣợng có tính chất truyền thống, vẫn là tiếng lòng riêng trong tình yêu nhƣng tiếng nói tâm tình của các chị rất riêng, rất sâu sắc. Vui cũng có mà buồn với những dự cảm lo âu cũng không ít. Có thể khẳng định thơ ca là cuộc sống thứ hai của các chị.

26

CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN QUỲNH,LÂM THỊ MỸ DẠ,

PHAN THỊ THANH NHÀN 2.1. Cái tôi trữ tình trong những cảm xúc công dân 2.1.1. Với Tổ quốc và nhân dân

Trong tâm thức, tình cảm của mỗi con ngƣời, Tổ quốc, quê hƣơng luôn là cội nguồn thiêng liêng nhất. Hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng và tự hào biết bao. Trong lịch sử văn học dân tộc, có rất nhiều tác phẩm biểu hiện thành công phƣơng diện cảm xúc này. Từ xa xƣa, Lý Thƣờng Kiệt, Nguyễn Trãi đã khẳng định lòng tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc bằng những dòng thơ đanh thép. Trải qua những năm tháng vừa cầm súng chiến đấu, vừa cầm bút ghi tạc dáng sông, thế núi chúng ta mới hiểu rằng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc không chỉ đơn thuần là tình cảm lớn lao, trừu tƣợng mà nó còn thể hiện ở tình yêu những gì đơn sơ, bình dị, gắn bó với mọi tầng lớp ngƣời. Tế Hanh dạt dào tình yêu đất nƣớc với nỗi “Nhớ con

sông quê hƣơng”. Giang Nam hồi ức về tuổi thơ với cảnh chăn trâu, tắm mình trên

con sông quê, nghêu ngao tiếng hát. Nguyễn Khoa Điềm lại thấy Tổ quốc mình hiện diện trong cái kèo, cái cột, trong miếng trầu bà ăn, trong câu chuyện bà kể. Đến Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, một lần nữa ta bắt gặp những dòng thơ ngập tràn tình yêu Tổ quốc.

Các chị không viết về Tổ quốc mang tầm vóc lịch sử với những chiến công vang dội, những dáng hình ngang thế núi non:

“Ơi anh giải phóng quân

Từ dáng đứng của anh giữa đƣờng băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

(Lê Anh Xuân, Dáng đứng Việt Nam) Hay nhƣ Chế Lan Viên:

“Việt Nam chục vạn ngày đạn lửa

Cho ngàn năm sau nhân loại ngẩng cao đầu” …“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nƣớc hóa thành văn”

27

Các chị viết về Tổ quốc với những điều giản dị mà cũng rất sâu sắc, thiêng liêng. Trong thơ các chị, Tổ quốc là tất cả những gì đơn sơ nhƣng gắn bó nhƣ máu thịt. Trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Tổ quốc là tiếng đàn bầu thánh thót của ông:

„„Khi tôi nghĩ về ông ngoại của tôi Chòm râu trắng với cây đàn bầu Ngƣời đã đàn khi tôi còn bé dại Để cho tôi thấm đến tận bây giờ Tiếng da diết xót xa nguồn cội Tiếng đàn là Tổ quốc trong tôi‟‟

(Tổ quốc - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Tiếng đàn bầu của ông đã nhen nhóm trong tâm hồn nữ sĩ một tình cảm vô hình mà rất đỗi thiêng liêng. Đó là lòng yêu nƣớc, yêu cội nguồn. Tình yêu đó luôn hiện hữu trong trái tim tác giả và đi theo chị đến suốt cuộc đời. Qua thời gian đƣợc nếm trải bao buồn vui của kiếp đời, ngƣời cháu gái mới càng thấu hiểu, mới thấy thấm thía rằng cái „„tiếng da diết xót xa nguồn cội‟‟ gắn bó máu thịt với mình nhƣ thế nào; mới vỡ lẽ ra rằng „„Tiếng đàn là Tổ quốc trong tôi‟‟. Tình cảm thiêng liêng ấy có cả một hành trình dài, hành trình của sự thẩm thấu, tích tụ trong tâm hồn, trong trái tim tác giả. Hành trình ấy diễn ra tự nhiên, nằm ngoài nhận thức của con ngƣời.

Với Xuân Quỳnh, Tổ quốc chính là quê hƣơng, là những cảnh vật bình yên đồng hành cùng những con ngƣời một đời lam lũ, chân lấm tay bùn:

„„Trong cuộc đời bình yên tự ngàn xƣa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa

Trƣa nắng khát ƣớc về vƣờn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây…‟‟

Tứ thơ quen mà hóa lạ. Tổ quốc hiện diện trong cây lúa, dòng sông, ngọn núi, dáng mây. Hình tƣợng Tổ quốc trong thơ Xuân Quỳnh đã đƣợc khắc họa rõ nét với những sự vật thân thuộc, bình dị nhất. Tình yêu Tổ quốc trong tâm hồn nhà thơ mới thực sự lớn lao, tầm vóc. Nó mạnh mẽ, kì diệu đến mức có thể biến những thứ thân thuộc, gần gũi nhất trở nên thiêng liêng.

28

Trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Tổ quốc hiện hữu trong nhịp sống rộn ràng, khỏe khoắn của quê hƣơng:

„„Xóm nhỏ dƣới chân đê Khách qua đƣờng không thấy Chỉ bờ dâu vang dậy

Tiếng thoi reo rộn ràng‟‟

(Tiếng quê - Phan Thị Thanh Nhàn)

Tổ quốc không chỉ là hình ảnh lớn lao, trừu tƣợng. Tổ quốc hiện hữu trong những âm thanh hối hả của cuộc sống. Có thể cảm nhận đƣợc tình yêu Tổ quốc của Phan Thị Thanh Nhàn nhƣ khối, nhƣ hình. Tình yêu ấy lớn lao đến mức đủ biến tiếng thoi reo thành âm thanh thiêng liêng. Không chỉ hiện hữu trong những cảnh vật, những thứ bình dị, Tổ quốc còn tiềm ẩn trong những nhọc nhằn, lam lũ với những giọt mồ hôi nỏng bỏng, mặn chát của ngƣời lao động. Tổ quốc yêu thƣơng đƣợc tạc hình từ nụ cƣời và nƣớc mắt, từ ngọt ngào và cả những đắng cay của quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Nó giản dị, gần gũi nhƣ hơi thở. Nó hiện diện trong cơ cực, sƣớng vui, hạnh phúc, khổ đau của mỗi kiếp ngƣời:

„„Tổ quốc ở trong lồng ngực tôi đây Trong hơi thở, trong mặn nồng máu thịt Trong giọng nói, trong nụ cƣời tha thiết Trong suốt cuộc đời cơ cực sƣớng vui‟‟

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)