Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 118)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật

3.4.1. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Khác với thời gian khách quan đƣợc đo đếm bằng lịch, đồng hồ, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngƣợc, quay về quá khứ, cũng có thể bay tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn nén lại cả một khoảng dài trong chốc lát và cũng có thể kéo giãn cái chốc lát, khoảnh khắc ra thành vô tận. Theo GS. Trần Đình Sử: “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con ngƣời thì thời gian, không gian chính là hình thức để con ngƣời cảm nhận về thế giới và về mình”.

Khảo sát các tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi thấy nổi bật hai kiểu thời gian tiêu biểu: Thời gian hiện tại gắn với cuộc sống đời thƣờng và thời gian quá khứ gắn với những hoài niệm.

Xuân Quỳnh cũng nhƣ Mỹ Dạ và Thanh Nhàn luôn trở về với thực tại để chiêm nghiệm cuộc sống đời thƣờng. Thời gian trong thơ các chị thể hiện một cách rõ nét quan niệm, suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc sống. Thời gian thực tại là thời gian diễn ra nhịp sống, hơi thở hiện thực đời thƣờng. Các chị đã nắm bắt nhạy cảm và lƣu giữ trọn vẹn khoảng thời gian này trong tác phẩm. Trƣớc hết, nó đƣợc đo đếm, nhận diện qua sự vận động của cảnh vật. Nó hiện lên ở từng mùa cụ thể, ở sự biến đổi của tạo hóa trƣớc bƣớc đi của thời gian:

“Có thay đổi gì không cái màu hoa ấy Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu

Thời gian đi màu hoa cũ về đâu Nay trở lại vẫn nhƣ còn mới mẻ”

(Hoa cúc - Xuân Quỳnh)

“Đôi mắt con trong quá Và má con ửng hồng Lòng bỗng run nhƣ lá

113

Nhìn mắt con đang cƣời Ô mùa xuân mới mẻ Tƣơi tắn và sinh sôi”

(Mùa xuân - Phan Thị Thanh Nhàn)

Hay hiện hữu trong những vần thơ tƣơi vui của Mỹ Dạ:

“Xuân ơi đến ngã nào Mà đâu cũng ríu rít Tiếng đàn chim rất trong Tiếng đàn em rất ngọt”

(Tiếng mùa xuân - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Các chị đã tái hiện thời gian hiện tại gắn liền với những sinh hoạt đời thƣờng gần gũi:

“Tháng mƣời trời trải nắng hanh Có cô hàng phố phơi chăn trƣớc thềm Gió qua lay động bức rèm

Tấm gƣơng trong suốt ánh đèn nê-ông”

(Thơ viết tặng anh - Xuân Quỳnh)

Thời gian cũng in dấu trong những công việc lao động rộn ràng, vui tƣơi, khỏe khoắn:

“Phải đâu hội cấy một ngày Phải đâu chỉ một hôm nay thi tài Ngày mai hẹn nhé ngày mai

Cánh đồng năm tấn đón ai trở về”

(Hội cấy mùa xuân - Phan Thị Thanh Nhàn) Thời gian hiện tại còn là khoảng hạnh phúc đời thƣờng đƣợc sống trong tình yêu, trong niềm vui tổ ấm gia đình, bên những ngƣời thân yêu:

“Ngủ đi con mẹ Chim về tổ chim Đàn kiến đang khiêng Cái mồi to quá”

114

Hay những vần thơ tràn đầy cảm xúc:

“Họ ngồi im không biết nói năng chi Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi Nào ai đã một lần dám nói? Hoa bƣởi thơm cho lòng bối rối”

(Hƣơng thầm - Phan Thị Thanh Nhàn)

Yêu thƣơng, trân trọng thời gian thực tại bao nhiêu, các chị càng khắc khoải níu giữ, tiếc nuối thời gian quá khứ bấy nhiêu. Thời gian quá khứ, thời gian hoài niệm là khoảng lặng lắng xuống của tâm hồn mỗi con ngƣời. Đó là khi ở thực tại, các chị có điều kiện để suy tƣ, chiêm nghiệm về những điều đã xảy ra trong cuộc đời mình:

“Tóc trên đầu chớm bạc Có còn mùa xuân vui Bao nhiêu ngày lẻ bóng”

(Thổ lộ - Phan Thị Thanh Nhàn)

Là những ngƣời phụ nữ tinh tế, giàu cảm xúc, các chị đã ý thức sâu sắc cuộc sống, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, nhất là những khoảnh khắc giao thời. Các chị dƣờng nhƣ rất nhạy cảm với tốc độ vô tình, vạn biến của thời gian. Thời gian một đi không trở lại nói nhƣ Xuân Diệu: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Sự trôi chảy vô tận của thời gian càng làm tăng thêm sự hoài niệm, da diết, gấp gáp, rƣợt đuổi của cảm xúc trong các chị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nhịp điệu đều đều Chiếc đồng hồ tích tắc Ta tự sát bằng thời gian

Không màu không vị không đớn đau”

(Ngày hôm qua ngày hôm nay - Lâm Thị Mỹ Dạ)

“Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết Hôm nay non mai cỏ sẽ già”

115

Thảng thốt nhìn năm tháng qua mau, luyến tiếc thời gian hữu hạn của kiếp ngƣời, các chị không khỏi chạnh lòng:

“Soi gƣơng, mình chán mình ghê Nếp nhăn đuôi mắt tràn về khóe môi”

(Với mùa thu - Phan Thị Thanh Nhàn)

“Quay ngƣợc chiều thiếu nữ Em đã thành thiếu phụ

Em đã thành ngƣời đàn bà khác Bông hoa xanh nụ tầm xuân đã khác”

(Nụ tầm xuân đã khác - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Thời gian trôi chảy bỏ lại đằng sau những sân ga cuộc đời và tuổi trẻ mộng mơ. Rồi cỏ sẽ xanh lên tuổi chúng ta - dòng sông sƣơng mù trôi mãi. Tất cả những hoài niệm, những tiếc nuối, những cố gắng níu giữ thời gian rồi cuối cùng cũng phải thốt lên chua xót:

“Thời gian uống tôi Trời ơi

Thời gian uống tôi”

(Thời gian uống tôi - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Những câu thơ mang sức ám ảnh nặng nề da diết. Không chỉ riêng các nữ sĩ của chúng ta mà đối với tất cả những ngƣời cầm bút, những nhà thơ, nhà văn khác, thời gian vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo đồng thời cũng là nỗi ám ảnh trôi chảy bất diệt. Để níu giữ, chạy đua với thời gian các chị đã cố gắng lấp đầy những khoảng lặng của thời gian bằng chính nguồn chất liệu là cuộc sống đời thƣờng với vô vàn những hành động, diễn biến, trạng thái, sinh hoạt hàng ngày. Thời gian của cuộc đời thì vô hạn, thời gian của con ngƣời thì hữu hạn, bởi vậy thơ các chị là tiếng lòng, là tiếng níu kéo, chạy đua với thời gian và đến nay có thể khẳng định, với thời gian, các chị đã bất tử.

3.4.2. Không gian nghệ thuật

116

tại của thế giới nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy “nói tới thời gian không thể không nhắc tới không gian vì không gian là thời gian đang trƣờng tồn và

thời gian là không gian đang lần bƣớc”.

Có thể thấy nổi bật trong thơ các chị là hình thức không gian hiện thực của đời sống hàng ngày và không gian tâm tƣởng - không gian của những hoài niệm. Đi sâu tìm hiểu chúng ta thấy trong không gian hiện hữu đời thực, các chị đặc biệt chú ý đến khoảng không gian của tổ ấm gia đình, không gian thiên nhiên và không gian địa lý gắn với những địa danh cụ thể.

Qua khảo sát các tập thơ của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn chúng tôi thấy trở đi trở lại trong đó là khoảng không gian của đời sống, gắn với tổ ấm, tình yêu bên gia đình mà theo nhận định của PGS.TS Chu Văn Sơn là “chất thơ từ tổ ấm”. Các chị đã thiết lập trong thơ mình một không gian nhỏ bé, ấm áp ngập tràn tình yêu thƣơng. Trong thế giới đó ngƣời đọc có thể nhận ra rất nhiều chi tiết đời thƣờng của cuộc sống. Những đồ vật tƣởng nhƣ quá quen thuộc, hay va chạm trong cuộc sống hàng ngày sẽ nghèo đi chất xúc cảm tƣởng nhƣ cạn kiệt chất thơ lại sống động cất lên thứ ngôn ngữ dung dị, quen thuộc của chính nó. Các chi tiết khung cảnh sinh hoạt đời thƣờng trong thơ Thanh Nhàn là một minh chứng:

“Căn phòng có dáng anh Tất cả thành thân thiết Căn phòng có tiếng anh Mỗi ngày là ngày tết”

(Căn phòng và anh - Phan Thị Thanh Nhàn)

“Căn phòng” chỉ là một không gian sống vô tri vậy mà dƣới sự sáng tạo của Thanh

Nhàn nó bỗng có hồn, có điệu. Cũng bởi vậy mà khi thiếu bóng dáng ngƣời thân yêu, không gian nhỏ bé ấy cũng nhuốm màu buồn bã:

“Căn phòng vắng một ngƣời Bỗng trở nên trống rỗng Không còn gì ấm cúng Không còn gì vui tƣơi”

117

Cùng mang ý niệm nhƣ Thanh Nhàn, căn phòng tổ ấm của Xuân Quỳnh cũng chan chứa yêu thƣơng:

“Căn phòng tôi ở giữa thành phố lớn Nhỏ nhoi và ẩn khuất mãi bên trong” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ý nghĩ về thành phố lúc vào xuân - Xuân Quỳnh) Thảng hoặc còn chất chứa nỗi buồn nhƣng chúng ta có thể thấy không gian trong thơ các chị khác hẳn với không gian của Hàn Mặc Tử:

“Ở đây sƣơng khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà”

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Có thể thấy, dù đi đâu, về đâu thì hình ảnh căn phòng nhỏ bé của gia đình không bao giờ phai nhòa trong thơ các chị. Ở nơi đó, các chị không những đƣợc chở che, đƣợc đón nhận sự yên bình, ấm áp mà hơn thế nó còn là nơi lƣu giữ những kỷ niệm rất thiêng liêng, gắn bó:

“Đêm tháng năm hoa phƣợng nở bên hè Trang giấy trắng bộn bề bao ký ức Ngọn đèn khuya một mình anh thao thức Nghe tin đài báo nóng lại thƣơng con”

(Chỉ có sóng và em - Xuân Quỳnh)

Không gian thiên nhiên cũng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ các chị. Đó là những khoảng không gian tuy giản dị nhƣng tƣơi mát đầy sức sống. Các chị tìm thấy sức sống, vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên từ ngay những đối tƣợng thân thuộc, bình thƣờng nhất:

“Tán bàng búp mới tinh khôi

Bụi mƣa chao động đất trời chung chiêng Cỏ non nhƣ những mũi tên

Nối thân đê với mong manh đất trời”

118

Có thể thấy chính thiên nhiên tƣơi đẹp đã góp phần tạo không khí thực cho những câu thơ của Thanh Nhàn.

Với Xuân Quỳnh, thiên nhiên không chỉ là hình ảnh của những bông cúc nở rộ, những búp bàng tinh khôi, bầu trời xanh rộng mở mà thiên nhiên còn mang cảm thức về hạnh phúc:

“Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Mang chung nguồn cảm hứng với Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, không gian thiên nhiên trong thơ Mỹ Dạ luôn chứa đựng những bức tranh tƣơi sáng, đẫm chất thơ. Một ban mai trong trẻo, thanh tân nhƣ thiếu nữ tuổi lên hƣơng:

“Sớm nay tiết trời nhƣ mƣời bảy Tờ mờ lá cành ngơ ngác hƣơng”

Một không gian đồng ruộng tràn đầy nắng gió hay một tiếng chim ngân vang giữa bầu trời xanh thẳm:

“Cánh đồng trƣa im vắng Bỗng ngân một giọng chim Tiếng chim nhƣ tiếng ngƣời Giật mình tôi quay lại Chim bay vào xa xanh”

(Tiếng chim trên đồng lúa - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Không quá khi nói rằng đó là những khoảng không gian có sức thanh lọc tâm hồn con ngƣời.

Một hình tƣợng không gian quen thuộc trong thơ các chị đó là không gian

gắn với những địa danh cụ thể. Đó là không gian Hà Nội - khoảng không gian chủ

đạo trong thơ Thanh Nhàn:

“Hồ Tây ơi rất riêng tƣ

Của tôi tôm úi, sen vừa đơm bông Của tôi từ thƣở bé thơ

119

Dịu dàng sóng dập quanh bờ đƣa nôi”

(Hồ Tây, một chút riêng tƣ - Phan Thị Thanh Nhàn) Hay:

“Lâu lắm mới ra đƣờng buổi tối Hà Nội vào thu quá dịu êm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gió rất nhẹ làm ánh đèn xao động Và nhƣ xao động cả màn đêm”

(Hà Nội mùa thu - Phan Thị Thanh Nhàn)

Ngoài hình ảnh thủ đô hoa lệ, ta còn bắt gặp nhiều mảnh đất, dáng núi, hình sông thân thƣơng khác trong thơ các chị:

“Cảm ơn chùa Non Nƣớc

Cảm ơn con sông nhỏ Hoàng Long Thị trấn phơi mình trong nắng Cho tôi nhìn rƣng rƣng”

(Ninh Bình - Phan Thị Thanh Nhàn)

“Vô tƣ chảy Vô tƣ xanh

Thu cả hồn trời mà chẳng biết”

(Đi cùng sông Hƣơng - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Điều đặc biệt không gian còn đƣợc mở rộng, vƣợt ra ngoài biên giới bờ cõi. Đó là hình ảnh nƣớc Nga trong thơ Mỹ Dạ:

“Xứ sở thanh bình kỳ lạ Bồ câu, ánh nắng, cây xanh Nỗi buồn cũng êm nhƣ lá Niềm vui thì quá ngọt lành”

(Nhớ Xê-đôi với ca khúc Chiều Matxcơva

- Lâm Thị Mỹ Dạ) Và:

120

Một chốc thôi đƣợc hóa thành chim Tôi sẽ bay suốt đêm trƣờng lặng lẽ

Đến nghiêng mình trên thành phố Lê-nin”

(Đêm trắng còn xa - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Có thể khẳng định, những không gian hiện hữu, đời thƣờng trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn còn ẩn chứa một hình ảnh khác và là phƣơng tiện để xây dựng không gian tâm tƣởng, không gian của tình yêu và sự hoài niệm. Ta bắt gặp không gian những con đƣờng trong thơ Thanh Nhàn:

“Nếu anh đi với ngƣời yêu

Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi Con đƣờng ta đã dạo chơi

Xin đừng đi với một ngƣời khác em”

(Con đƣờng - Phan Thị Thanh Nhàn)

Hay hình ảnh phố huyện nhỏ bé - nơi in dấu những kỷ niệm về lứa đôi:

“Đến phố huyện lại nhớ về phố huyện Phố huyện nào anh ở ngày xƣa

Phố huyện nào anh ở những chiều mƣa Tiếng vó ngựa về đâu rồi phố huyện?”

(Phố huyện - Xuân Quỳnh)

Hay sự trải nghiệm về thân phận đời ngƣời trong thơ Mỹ Dạ:

“Lặng yên xanh

Giấu lòng mình xao động Bởi biết đời

Sắc sắc - không không” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đi cùng sông Hƣơng - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nhƣ vậy, cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn luôn gắn liền với sự cảm thụ và dụng ý sáng tác của các chị. Không - thời gian nghệ thuật trong thơ các chị có khả năng dịch chuyển, co giãn, biến chuyển theo những cung bậc, ý niệm của cảm

121

xúc. Có thể khẳng định yếu tố không - thời gian nghệ thuật đã góp phần to lớn vào sự hoàn thiện, thành công của thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn.

3.5. Giọng điệu thơ

Nhà nghiên cứu Khrapchencô đã từng khẳng định: "Đề tài, tƣ tƣởng, hình tƣợng chỉ đƣợc thể hiện trong một môi trƣờng giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tƣợng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó".

Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu đƣợc trong việc xây dựng và triển khai tƣ tƣởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phƣơng diện khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm mấu chốt có tính đặc trƣng này khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu văn xuôi tự sự.

Thơ trữ tình chủ yếu đƣợc nói đến nhƣ một bản tự thuật tâm trạng cả chủ thể và khách thể gần gũi nhau đến mức "trong đa số trƣờng hợp xem nhƣ hòa lẫn cùng nhau".

Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có mối quan tâm riêng, có cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra khỏi tầm kiểm soát thông thƣờng của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở thành đối tƣợng nhận thức của chính tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn bên trong, ngƣời đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. Hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành "một sự thống nhất trong hai con ngƣời". Chính trên cái nền thống nhất có tính bản chất này mà thơ trữ tình trực tiếp bộc lộ giọng điệu tác giả, đƣợc chảy trong một trƣờng nhìn, một kênh giọng chỉ đạo. Vì thế, giọng điệu trữ tình là sự tƣơng hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại và sự lựa chọn thể loại phù hợp.

Giọng điệu vốn là một hình thức bộc lộ tính chủ quan rõ nhất. Giọng điệu là âm hƣởng chung trong cách cảm, cách nhìn, là thái độ tình cảm, lập trƣờng đạo đức của nhà văn thể hiện trong lời văn để tạo nên giọng nói riêng mang tính phong cách. Giọng điệu có vai trò lớn tạo dựng phong cách tác giả và tác dụng truyền cảm đến ngƣời đọc. Trong thơ, giọng điệu đƣợc hình thành từ các lớp từ, cách sử dụng câu

122

thơ, nhịp điệu thơ. Giữa giọng điệu và câu thơ có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau.

Có thể khẳng định giọng điệu mƣợt mà du dƣơng là âm hƣởng chủ đạo của thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn. Ta dễ dàng bắt gặp điều này trong những bài thơ lục bát của các chị:

„„Đƣờng đan bóng lá lung linh

Đƣờng nhƣ sông rộng chở tình nắng mƣa‟‟

(Đƣờng ở thủ đô - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Tháng năm nở quả thị nhà

Cho ngàn cô tấm bƣớc ra cuộc đời Tháng năm đến giữa lòng tôi Hay thời gian nở nụ cƣời tôi yêu‟‟

(Tháng năm - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Đêm qua bom nổ trƣớc thềm

Sớm ra trời vẫn ngọt mềm tiếng chim‟‟

(Hƣơng vƣờn - Lâm Thị Mỹ Dạ)

„„Khăn hồng nhƣ cánh hoa đào Tóc đen buộc gọn cô nào cũng xinh Áo chàm mang sắc núi xanh

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 118)