7. Cấu trúc luận văn
2.2.1.1. Một trái tim táo bạo, mạnh mẽ, nồng nàn đắm say Khao khát yêu
thƣơng, hạnh phúc và luôn sẵn sàng hy sinh dâng hiến cho tình yêu
Tình yêu là đề tài muôn thƣở của thơ ca, là sự thăng hoa của cảm xúc và là đề tài gây nhiều xúc động cho mỗi thi sĩ. Nếu nhƣ cuộc sống này thiếu đi tình yêu thì thật tẻ nhạt biết bao. Tình yêu là lãnh địa của sự thiêng liêng, là nơi mà ta nghe thấy rõ nhất những âm thanh cuộc sống đƣợc phản chiếu qua nhịp đập của trái tim. Tục ngữ Pháp có câu: „„Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bƣớc chân vào cuộc sống‟‟.
49
Đặt chân vào mảnh đất tình yêu là đặt chân trên cả hai cõi thực và mơ. Chúng ta ai cũng biết câu thơ:
„„Tình trƣờng là cánh đồng hoang Đố ai qua đó không sa lệ sầu‟‟
(Lamatine)
Thế nhƣng chính Lamatine cũng từng chấp nhận: „„Thà đau khổ vì tình yêu tan vỡ còn hơn là không có tình yêu‟‟. Với các nhà thơ lớn nhƣ Puskin, Targo, Aragông tình yêu lại là sự bất lực không thể chan hòa vào tâm hồn ngƣời mình yêu nhƣng họ lại là những ngƣời yêu hết sức mãnh liệt và rất vị tha, cho dù bị thất bại trong tình yêu nhƣng họ vẫn luôn mong muốn, cầu chúc cho ngƣời mình yêu đƣợc hạnh phúc, họ luôn „„cầu em đƣợc ngƣời tình nhƣ tôi đã yêu em‟‟. Đối với Nguyễn Bính tình yêu lại là sự giải tỏa những khát vọng về một cuộc sống chân quê, êm đềm, mộc mạc với mối tình chân thành của những chàng trai, cô gái thôn quê. Trong khi đó, ở tâm hồn Xuân Diệu tình yêu lại là đỉnh núi cao vời vợi không bao giờ xây đắp đƣợc, không bao giờ định nghĩa đƣợc. Ông hoàng thơ tình Việt Nam đã khẳng định:
„„Làm sao sống đƣợc mà không yêu Không nhớ không thƣơng một kẻ nào‟‟
Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Các chị không ngần ngại bộc bạch, giãi bày mọi cung bậc cảm xúc tình yêu trong thơ.
Trong tình yêu, trái tim ngƣời phụ nữ có lúc bé nhỏ vô cùng nhƣng vẫn ôm trùm hết thảy, vì trái tim ấy luôn cố gắng vƣợt lên trên những giới hạn nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la không giới hạn.
Tình yêu của ngƣời phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh mang màu sắc đa diện:
„„Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể‟‟
50
Không cam chịu trong những không gian nhỏ hẹp, sóng hay chính là em quyết tìm ra tận bể, tìm đến những giới hạn rộng lớn để thỏa lòng yêu. Ngƣời phụ nữ lúc này không còn là phái yếu mà táo bạo mạnh mẽ, chủ động đi kiếm tìm hạnh phúc tình yêu. Kiếm tìm để yêu thƣơng, yêu thƣơng để nhung nhớ. Nỗi nhớ tha thiết là một trong những cung bậc thể hiện tình yêu:
„„Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ đƣợc Lòng em nghĩ đến anh
Cả trong mơ còn thức‟‟
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Nỗi nhớ tràn ngập không gian và thời gian. Nỗi nhớ không chỉ ẩn chứa khi con ngƣời còn thức mà nó len lỏi cả vào trong giấc mơ. Tình yêu của Xuân Quỳnh vừa giản dị, vừa da diết đằm thắm. Mƣợn sóng làm ẩn dụ, Xuân Quỳnh đã hóa thân vào sóng để bộc bạch tiếng lòng của mình khi yêu.
Tình yêu có muôn cung bậc nên nỗi nhớ cũng đa dạng, nhiều chiều. Có ai lý giải đƣợc tâm trạng tuy ở gần ngƣời mình yêu mà vẫn chƣa thỏa, vẫn ngập tràn nỗi nhớ:
„„Em khác chi con tàu Nay đây rồi mai đó Nên cả lúc gần anh
Mà lòng em vẫn nhớ‟‟
(Con tàu - Xuân Quỳnh)
Không phải là sự cô đơn, trống trải nhƣ Xuân Diệu từng diễn tả trong thơ, dù đã gần ngƣời mình yêu, đã „„sát đôi đầu‟‟, đã „„kề đôi ngực‟‟ mà vẫn còn thấy xa cách. Với Xuân Quỳnh khi gần rồi vẫn thấy nhớ, mỗi lần gặp gỡ vẫn chƣa đong đầy hết nỗi nhớ nhung của những lần xa cách. Sự mâu thuẫn khó lý giải ấy phải chăng đã thể hiện một tình yêu khát khao, mãnh liệt đến vô cùng. Đó là sự phi lý của thực tế nhƣng lại là sự hợp lý hoàn toàn của cảm xúc, của trái tim đang yêu.
Nỗi nhớ nồng nàn, sâu sắc là vậy nhƣng tình yêu của chị còn hàm chứa sự bao dung, dịu dàng đầy nhạy cảm:
51
„„Sao không cài khuy áo lại đi anh Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét‟‟
(Trời trở rét - Xuân Quỳnh)
„„Đêm phƣơng Nam em thức nhớ về anh Căn phòng con riêng của chúng mình
Nƣớc trong phích, hoa trên bình gốm cũ
Sách trên giá và thơ trong trí nhớ‟‟
(Nghe rét đến Hà Nội - Xuân Quỳnh)
Nỗi nhớ không trừu tƣợng mà gắn với những hình ảnh cụ thể, gần gũi, gắn bó với lứa đôi. Vì nhớ anh mà không ngủ đƣợc; vì nhớ anh mà thấy căn phòng sao trống trải. Từng hình ảnh cũ cứ hiện về rõ nét đầy khắc khoải. Nỗi nhớ da diết ấy đã đem đến cho tình yêu những khát khao mãnh liệt:
„„Làm sao đƣợc tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ‟‟
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Đó là khát khao đƣợc sống, đƣợc dâng hiến hết mình cho tình yêu nên Xuân Quỳnh có bao nhiêu ƣớc muốn:
„„Trƣớc cây cỏ vô tƣ em chẳng giấu
Nỗi nhớ anh nỗi nhớ khôn cùng
Ƣớc chi làm nón che anh
Đêm giá lạnh em xin làm ngọn lửa‟‟
(Không đề - Xuân Quỳnh)
Ƣớc muốn của Xuân Quỳnh trong bài thơ thật giản dị, nồng hậu và bao dung. Vốn là phái yếu, trong tình yêu ngƣời phụ nữ luôn muốn đƣợc tin tƣởng dựa vào bờ vai vững chắc của ngƣời mình yêu nhƣng trong những câu thơ trên, Xuân Quỳnh dƣờng nhƣ lại là ngƣời che chở, sƣởi ấm ngƣời mình yêu khi giá lạnh, làm dịu mát ngƣời yêu khi nắng hè. Có thể thấy Xuân Quỳnh vừa là ngƣời khơi nguồn, lại vừa là
52
ngƣời gìn giữ, nuôi dƣỡng, bảo vệ tình yêu. Chị luôn dịu dàng, ân cần với ngƣời mình thƣơng yêu:
„„Anh không ngủ đƣợc ƣ anh
Để em mở quạt, quấn mành lên cho …Khuya rồi anh hãy ngủ đi
Để em trở dậy em che bớt đèn‟‟
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ - Xuân Quỳnh)
Tất cả sự bao dung, ân cần, trìu mến đó đều xuất phát từ một trái tim yêu thƣơng chân thành, mãnh liệt, nguyện cống hiến suốt đời vì ngƣời mình yêu thƣơng.
Với Lâm Thị Mỹ Dạ, khi yêu chị cũng yêu nồng cháy hết mình. Bài thơ
„„Anh đừng khen em‟‟ đã bộc lộ sự ngọt ngào, đam mê của ngƣời con trai dành cho
ngƣời yêu của mình. Đó là những cung bậc cảm xúc rất chân thành, trong sáng:
„„Lần đầu khi mới làm quen Anh khen cái nhìn em đẹp Trời mƣa và cơn nắng đến Anh khen đôi má em hồng Anh khen em giàu cảm xúc
Và bao điều nữa anh khen‟‟
(Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Có thể thấy tình yêu trong thơ Mỹ Dạ cũng chứa đầy những tình cảm nhớ nhung da diết. Tình yêu là sự hòa nhịp của hai trái tim:
„„Anh ở xa, em ở xa
Vầng trăng ở giữa đôi ta gợi hình Đêm nhìn lên ánh trăng xinh
Vầng trăng ấy - Nơi chúng mình gặp nhau‟‟
(Vầng trăng - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Tha thiết đƣợc hòa mình vào tận cùng những cung bậc đa diện của tình yêu, thơ Mỹ Dạ cũng ẩn chứa nhiều những khát khao, những cống hiến, tâm nguyện sẵn sàng chấp nhận đớn đau để thấu hiểu tận cùng thế giới tình yêu:
53
„„Nếu nhƣ đƣợc sống thêm một nghìn cuộc đời Với một trái tim nhƣ thế
Buốt nhức vì giận hờn Vì yêu
Vì nhớ
Thì tôi chẳng bao giờ đổi Trái tim buốt nhức này
Để lấy một trái tim bình yên khác‟‟
(Trái tim buốt nhức - Xuân Quỳnh)
Tình yêu với Mỹ Dạ là một cõi miền rất riêng tƣ với sự vĩnh cửu nhƣng đa diện của nó. Trong tình yêu, có mất mát, tan vỡ, hòa hợp, hờn giận, đau đớn, trống trải, cô đơn nhƣng cũng tràn ngập hạnh phúc, sự thăng hoa, đồng cảm giữa hai ngƣời. Hơn thế, tình yêu còn là sự tin tƣởng vào bạn đời của mình:
„„Bây giờ trên má em Nếp nhăn dần lộ rõ Trên tóc em Sợi bạc choán dần chỗ Nhƣng em biết Chỉ có anh duy nhất Sức sống vẫn nguyên đầy‟‟
(Anh đã nhìn thấy em - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Sau những vất vả lo toan, ngƣời phụ nữ có thể già hơn so với tuổi nhƣng không vì thế mà họ không còn đƣợc yêu thƣơng bởi trong chính tâm hồn mình họ vẫn giữ một niềm tin sắt son vào tình yêu và hạnh phúc với ngƣời bạn đời. Phải chăng niềm tin ấy đã giúp nhà thơ vƣợt qua bao khó khăn và mãi là chỗ dựa vững chắc cho nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng và các con trong những năm tháng khó khăn nhất:
„„Nƣớc mắt lặn sâu vào trong anh thấy nụ cƣời Bệnh tật lo toan giấu vào trong đêm vắng
54
Giữa tháng ngày trĩu nặng Em đứng thẳng ngƣời
Cho anh dựa vào em‟‟
(Cho anh dựa vào em - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Niềm khát khao tin tƣởng vào tình yêu đến cháy bỏng ấy rất gần gũi với tình cảm của Xuân Quỳnh:
„„Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thƣờng ai chẳng có
Lúc ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Nhƣng biết yêu anh cả khi chết đi rồi‟‟
(Tự hát - Xuân Quỳnh)
Nếu nhƣ Xuân Diệu cho rằng „„yêu là chết ở trong lòng một ít‟‟ thì đối với Mỹ Dạ tình yêu là sự hiến dâng, yêu là sống hết mình cho ngƣời mình yêu, đồng thời tình yêu cũng rất cần sự cảm thông, chia sẻ và hòa hợp. Nhƣng cũng có đôi lúc trong cuộc đời, tình yêu cũng ẩn chứa những nỗi đau đớn, nỗi buồn chen lấn hạnh phúc:
„„Ôi trái tim - sao em lại mang dáng lƣỡi cày Để cuộc đời không bao giờ yên ổn
Để suốt đời cày lên, cày lên
Đớn đau và hạnh phúc‟‟
(Nói với trái tim - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Viết về trái tim ngƣời phụ nữ với niềm yêu thƣơng mãnh liệt, Mỹ Dạ đã có những suy nghĩ rất riêng mang đậm dấu ấn cá nhân, góp phần khẳng định cá tính của mình trong vƣờn thơ Việt Nam.
Nếu Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ tha thiết, mãnh liệt dâng hiến trọn vẹn trong tình yêu thì với Phan Thị Thanh Nhàn, tình yêu mãi là thứ men say đến hết cuộc đời. Tình duyên lận đận, chồng mất sớm khi mới bƣớc vào tuổi 31, ba mƣơi năm sống một mình song chị vẫn luôn khát khao cháy bỏng tình yêu, vẫn tin tƣởng vào một mối tình vĩnh cửu với thời gian:
55
„„Có điều gì cảm động
Nhƣ mở ra cánh cửa chói lòa Con ngƣời sống tin yêu mãnh liệt Khát khao và thiết tha‟‟
(Nghe đọc thơ tình - Phan Thị Thanh Nhàn) Trong tình yêu, mắc vào lƣới yêu là mắc vào trời nhớ. Tình yêu luôn đi cùng với nhớ nhung, khắc khoải. Nỗi nhớ quay quắt làm héo mòn tâm trí. Mỗi ngày qua đi là một ngày lớn dần lên niềm khát khao gặp mặt và kéo căng sợi nhớ ở trong lòng. Quay đầu bốn phía nhìn đâu cũng thấy bóng hình ngƣời mình yêu:
„„Mừng vui em gọi vội vàng Ai ngờ đến lúc gần hơn em nhầm Một ngày không biết mấy lần
Bâng khuâng em tự cƣời thầm ngẩn ngơ Rõ ràng anh ở rất xa
Sao em lại cứ ngỡ là gần bên‟‟
(Nhớ - Phan Thị Thanh Nhàn)
Có lẽ hình bóng ấy đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành nỗi niềm thƣờng trực chẳng khi nào nguôi ngoai. Càng trong xa cách, nỗi nhớ càng bủa vây mạnh mẽ. Thanh Nhàn khao khát ở bên ngƣời yêu để cảm nhận đƣợc sự tồn tại của anh:
„„Ƣớc gì gặp lại anh Dù chỉ trong phút cuối Để nói một lời thôi Em đã yêu anh nhất‟‟
(Không đề - Phan Thị Thanh Nhàn)
Sự vắng mặt, sự biền biệt xa cách khiến Thanh Nhàn cứ ngỡ mình bị lƣu đày trong nỗi cô đơn hàng thế kỷ. Giƣờng rộng thêm dài, đêm càng thăm thẳm, bàn tay luôn chờ đợi một vòng ôm siết chặt đã qua bao ngày tháng mà khoảng trống vẫn cứ mênh mang chẳng thế nào lấp đầy:
56
„„Căn phòng vắng một ngƣời Bỗng trở nên trống rỗng Không còn gì ấm cúng Không còn gì vui tƣơi‟‟
(Một ngƣời - Phan Thị Thanh Nhàn)
Nỗi nhớ quay quắt dày vò khiến ngƣời phụ nữ bé nhỏ Phan Thị Thanh Nhàn cứ vƣớng víu một đời khôn thoát. Tất cả trở nên trống rỗng, chênh vênh. Chỉ mình mình đối diện với hƣ ảo. Ngƣời phụ nữ ấy đi đâu, về đâu cũng chỉ bắt gặp con số không vô tình, lạnh lẽo:
„„Đi dọc dài đất nƣớc Không còn ai đón đƣa Không còn ai chờ đợi Không ai mà viết thƣ‟‟
(Một ngƣời - Phan Thị Thanh Nhàn)
Chính những lúc nhƣ thế ngƣời phụ nữ mới càng thấy mình nhỏ bé, đơn côi. Trái tim khát khao yêu thƣơng càng cháy bỏng tha thiết.
Bằng đôi cánh của trí tƣởng tƣợng, chị mơ ƣớc đƣợc ở bên ngƣời yêu thật gần, đƣợc nghe trái tim rộn rã nhịp đập. Thực tế chua xót chị vẫn chỉ một mình lẻ bóng:
„„Nhẹ nhàng anh nắm tay em Rì rầm tiếng lá êm đềm hát ru Giật mình tỉnh giấc mơ màng
Hóa ra tay lại quờ tay ngang mình‟‟
(Một mình - Phan Thị Thanh Nhàn)
Ngƣời phụ nữ khi yêu luôn mong muốn giành những thiệt thòi, khổ đau về phần mình và để lại những gì tốt đẹp nhất cho ngƣời mình yêu. Điều này chúng ta đã thấy khi khảo sát thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ và đến Phan Thị Thanh Nhàn lại càng thấy rõ nét hơn. Bao giờ chị cũng chăm chút, cố gắng bù đắp mọi mất mát cho ngƣời bạn đời. Chị sẵn sàng quên hết nỗi cô đơn rợn ngợp, sự thiếu vắng biền biệt để ngƣời yêu đƣợc đủ đầy, hạnh phúc:
57
„„Nếu bây giờ ta trở lại cùng nhau
Em chẳng nhớ đâu những ngày ta xa cách Em chẳng nhớ đâu những ngày ta vắng mặt
Em chẳng nhớ chuyện gì đó đâu anh‟‟
(Nếu anh trở lại - Phan Thị Thanh Nhàn)
Trải lòng mình với những trang thơ, Thanh Nhàn không giấu diếm nỗi niềm khát khao. Những sốc nổi, mơ ƣớc hão huyền của tuổi trẻ đã nhƣờng chỗ cho cái tĩnh lặng, chín chắn của ngƣời đàn bà từng trải. Khi đếm trên tay những điều còn mất, chị càng thấy mình lẻ bóng. Chị chờ mong một bến bờ bình yên cho con thuyền đời neo đỗ:
„„Tóc trên đầu chớm bạc Có còn mùa xuân vui? Bao nhiêu ngày lẻ bóng
Chợt mong mình có đôi‟‟
(Thổ lộ - Phan Thị Thanh Nhàn)
Mong ƣớc giản dị „„có đôi‟‟ giờ đây thật khó. Cái trái ngang, nghiệt ngã luôn theo đuổi, bám riết lấy những ngƣời phụ nữ. Anh không phải ngƣời đàn ông dành cho chị:
„„Biết làm sao tóc đã hoa râm Vợ cùng con yên ấm
Trái tim anh sau vẻ ngoài bình lặng Có bao giờ bão giông?
Gió lúc này có thổi tới em không?‟‟
(Mƣa - Phan Thị Thanh Nhàn)
Ngƣời đọc bắt gặp tấm lòng buốt nhức cùng cảnh ngộ của Đoàn Thị Lam Luyến:
„„Em ở hiền, em có ác chi đâu
Mà trời lại xui anh bắt đầu tình yêu với ngƣời con gái khác Có phải rƣợu đâu mà chờ cho rƣợu nhạt
Có phải trầu đâu mà đợi cho trầu giập mới cay Em vẫn chờ, vẫn đợi, vẫn say‟‟
58
Dù tình yêu có khao khát, cháy bỏng, mãnh liệt đến đâu những ngƣời phụ nữ đến sau vẫn luôn phải chịu thiệt thòi, cô đơn lẻ bóng. Giữa cái cô đơn của đất trời và lòng ngƣời, Phan Thị Thanh Nhàn nhờ những cơn mƣa gột rửa cõi lòng mình:
„„Ngoài trời đang mƣa. Mƣa mông lung Xóa nhòa tất cả
Em muốn đi cùng mƣa tầm tã
Để xóa nhòa cô đơn‟‟
(Mƣa - Phan Thị Thanh Nhàn)
Chị muốn xóa đi tất cả cô đơn lạnh lẽo, xóa đi hết những khát vọng không thành. Cháy khát yêu đƣơng song Thanh Nhàn vẫn tỉnh táo nhận ra rằng không phải tình yêu nào cũng đến đích, không phải bao giờ mơ ƣớc cũng trở thành hiện thực. Chị chấp nhận và không hề bi quan, chán nản. Hi vọng dẫu nhỏ bé, mong manh nhƣng cũng đủ sức vực chị dậy trƣớc những lần vấp ngã của cuộc đời:
„„Rồi sẽ có một ngày nhƣ trái táo Ngƣời dịu dàng rụng xuống tay tôi‟‟
(Đàn ông - Phan Thị Thanh Nhàn)
Sau này trong thơ tình của các nhà thơ trẻ kế cận ta cũng bắt gặp hình tƣợng cái tôi trữ tình táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt say đắm trong tình yêu. Một tình yêu nồng nàn, bản năng trong thơ Vi Thùy Linh:
„„Em yêu anh nhƣ yêu hơi thở
Vắng anh em thở vào bàn tay, hơi thở có khói của nƣớc mắt và áp chặt bàn tay lên ngực‟‟
(Anh - Vi Thùy Linh)
„„Em mãi mãi muốn anh xiết chặt Đừng đánh thức em nhƣ trong truyện cổ
Em không hề mở mắt bởi tiếng khô khốc từ những hàm
răng va nhau qua cái hôn quá vội‟‟
(Anh và thời gian - Vi Thùy Linh) Một tình yêu nồng nàn, cam chịu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến: