Biểu tƣợng trái tim và bàn tay

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Biểu tƣợng trái tim và bàn tay

Trái tim là biểu tƣợng đặc biệt của tình yêu và với một tâm hồn nhạy cảm nhƣ Xuân Quỳnh, trái tim đã trở thành một hình tƣợng có sức cuốn hút mãnh liệt trong thơ chị. Tình yêu là giai điệu của trái tim, trong thơ Xuân Quỳnh có một trái tim yêu tha thiết, thổn thức.

“Nếu nhƣ tôi Đƣợc làm ngọn gió

Tôi sẽ làm ngọn gió Nam hung dữ Thổi từ đáy biển lên

Để khi mình lặng im

89

Khát vọng mãnh liệt đó phải chăng là lời trái tim muốn nói, một trái tim luôn đập vì một tình yêu ngầm sâu dữ dội và không bao giờ muốn nghỉ ngơi khi đã lặng im. Xuân Quỳnh yêu nhƣ muốn xé toang lồng ngực của mình, lấy trái tim luôn rực lên ngọn lửa tình để xé đi màn đêm lạnh giá nhƣ trái tim Đan-kôsƣởi ấm cuộc đời. Những dòng thơ tình của Xuân Quỳnh là lời của trái tim đến với trái tim, âm điệu ấy thật dạt dào, cuồng si và rất đỗi dễ thƣơng đàn bà:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời thƣờng ai chẳng có

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhƣng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Tình yêu trở nên một điều gần gũi với trái tim “đời thƣờng” không tâng bốc. Xuân Quỳnh đã trở về đúng với bản thể của con ngƣời. Chị sống thật với tình yêu của mình và nơi duy nhất đúng để thể hiện cho lòng chân thành, thủy chung đó chính là trái tim của chị, một “trái tim” không bao giờ biết dối lừa. Trái tim bé nhỏ ấy đã biết sống đúng nghĩa với tình yêu của mình, đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của chị. Xuân Quỳnh đã tự hát về trái tim “máu thịt” của mình không bao phủ vẻ hào nhoáng của những điều giả dối, nó bộc lộ một tình yêu không biết khoa trƣơng. Trái tim ấy thật dung dị, bình thƣờng với một tình yêu đằm thắm luôn khao khát đƣợc hiến dâng cho ngƣời mình yêu. Nhƣ vậy, Xuân Quỳnh đã dùng hình ảnh trái tim để làm biểu tƣợng cho tình yêu của mình, và tình yêu đó đã đẹp hơn khi trở về “đúng nghĩa” của nó. Thật không dễ dàng chút nào để chúng ta tìm trong hành trang của văn học hiện đại những bài thơ có chứa một trái tim tình yêu dung dị nhƣ thế; và tình yêu chất chứa trong trái tim ấy thì không tầm thƣờng chút nào. Đó là một tình yêu mãnh liệt và luôn hƣớng đến cái tuyệt đối vĩnh hằng của nó, dù là thể hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp, Xuân Quỳnh đã làm nổi bật lên đƣợc hình ảnh biểu trƣng đặc biệt này trong thơ chị - trái tim là tình yêu, là nơi chứa đựng bao khát vọng yêu đƣơng cháy bỏng.

90

Bên cạnh đó, trái tim trong thơ Xuân Quỳnh còn là một trái tim đa cảm, thông minh và tinh tế. Trái tim đó có thể hiểu ngƣời đàn ông của mình một cách sâu sắc nhất:

“Chẳng dại gì em ƣớc nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là ngƣời coi thƣờng của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay...”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Xuân Quỳnh đã không đánh đổi giá trị tình yêu đích thực của mình bằng vật chất. Có lẽ chị hiểu rằng sẽ không còn là bền vững khi tình yêu mang ánh sáng chói lòa của vật giá, bởi nó không phải là cái bất biến, đã là của cải thì con ngƣời có thể đánh đổi đƣợc khi cần thiết. Cho nên, tình yêu của ngƣời phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh không dựa trên vẻ đẹp sáng chói của “vàng” bởi nó sẽ nhanh chóng tàn phai theo năm tháng, mà điểm tựa vững chắc của tình yêu thực sự đó là đức hạnh, là máu huyết của trái tim nồng nàn, tha thiết. Chị khao khát một tình yêu không có khoảng cách, chị không mong tình yêu của mình là vầng dƣơng của vũ trụ, vì nó sẽ tàn khi bóng hoàng hôn đổ về:

“Em cũng không mong nó giống mặt trời Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống

Lại mình anh với đêm dài câm lặng Mà lòng anh xa cách với lòng em...”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Chị không muốn ví trái tim mình là bất cứ vật gì quý giá khác nếu nhƣ nó chỉ làm cho chị xa cách với ngƣời yêu của mình, hay dễ dàng đổi thay khi không cần nhau nữa. Đó là lí do đẹp nhất của một tâm hồn say đắm và dịu dàng khi yêu, đặc biệt đối với trái tim của ngƣời đàn bà đã hơn một lần tan vỡ hạnh phúc thì khát vọng bền vững trong tình yêu thật mãnh liệt và sâu lắng. Hình tƣợng trái tim – khát vọng tình yêu của một ngƣời phụ nữ long đong suốt cuộc đời đi kiếm tìm hạnh phúc, luôn khao khát có đƣợc một tình yêu đúng nghĩa:

91

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất

Biết rút gần khoảng cách của yêu tin...”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Đâu phải lúc nào khao khát, ƣớc vọng là có đƣợc tình yêu. Tình yêu đích thực không dễ dàng đến và cũng không dễ dàng tồn tại mãi mãi với chúng ta nếu nhƣ trái tim mình lỡ một lần sai nhịp. Trái tim của Xuân Quỳnh đã lỡ một lần đập sai nhịp và chị đã phải trả giá cho một lần lỡ lầm đó bằng chính hạnh phúc trong tình yêu đầu tiên của mình. Nỗi khắc khoải, lo âu về sự xa cách, cô đơn lại hiển hiện trong trái tim nhỏ bé khi tình yêu trở nên xa vời:

“Em lo âu trƣớc xa tắp đƣờng mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn...”

(Tự hát - Xuân Quỳnh

Tình yêu không phải lúc nào cũng ngọt ngào, hạnh phúc, đó chỉ là những phút giây thăng hoa của một tình yêu đẹp. Cay đắng, xót xa, tan vỡ là những trạng thái khó có thể tránh khỏi trên con đƣờng đi kiếm tìm một tình yêu đích thực, và những ai đi trên con đƣờng ấy phải biết chấp nhận điều đó. Một trái tim quá nhạy cảm nhƣ Xuân Quỳnh đã luôn trăn trở, lo âu về hạnh phúc của mình, đó là cảm giác sợ mất đi những gì đẹp nhất ở một tình yêu chị đã đánh đổi bằng chính cuộc đời mình mới có đƣợc. Tuy vậy, không có nghĩa là Xuân Quỳnh buông xuôi theo số phận khi nghiệt ngã cuộc đời ép vào trái tim bé nhỏ của chị. Ta vẫn thấy có một ngƣời đàn bà từng trải, đằm thắm tỉnh táo trong tình yêu. Trái tim ấy dù có lúc đau buồn nhƣng không hề hoảng loạn, chị đã ngụp lặn trong đại dƣơng mênh mông sâu thẳm của tình yêu với sóng gió và bão tố, rồi trong giông tố chị lại lắng nghe tiếng nói trái tim để tìm về đúng nghĩa của hạnh phúc:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ƣớc

92

Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết đƣợc anh yêu...”

(Tự hát - Xuân Quỳnh)

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh đã vƣợt qua đƣợc những đau đớn đổ vỡ. Con tim dù nát tan vẫn khẳng định một tình yêu tha thiết mãi khôn nguôi. Tình yêu càng mong manh thì trái tim càng phải yêu thật nhiều để hiến dâng và để xoa dịu nỗi đau, sự mất mát. Do vậy cho dù có đau buồn, tình yêu và hạnh phúc vẫn là điều quý giá nhất mà bất cứ ngƣời phụ nữ nào vẫn thấy không thể thiếu cho cuộc đời của chính mình. Bởi vậy, chỉ một chút nhỏ bé hạnh phúc cũng khiến trái tim của ngƣời phụ nữ đa đoan Xuân Quỳnh rạo rực và thổn thức:

“Chỉ riêng điều đƣợc sống cùng nhau Niềm sung sƣớng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim đập chẳng vì anh”

(Chỉ có sóng và em - Xuân Quỳnh)

Hình ảnh “trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực” luôn hƣớng về ngƣời mình yêu một cách say đắm và trọn vẹn. Hình ảnh một trái tim sao mà da diết, day dứt, phải chăng đó là nơi xuất phát một tình yêu không biết so đo và toan tính. Ngƣời đàn bà ấy yêu đến quên mình, lúc nào cũng sợ chƣa nói hết đƣợc tình yêu của mình, chỉ sợ không bao bọc đƣợc hết ngƣời mình yêu trong kén vàng của hạnh phúc. Quả tim “dại khờ” vì yêu ấy nhƣ muốn ôm trọn tất cả những điều hôm qua của mình và của ngƣời mình yêu:

“Lòng em thƣơng làm sao nói đƣợc Nhƣ trời xanh vô tận mãi màu xanh Dẫu bây giờ em đã ở bên anh

Chung lo lắng chung vui buồn mơ ƣớc Em vẫn cứ thƣơng về ngày trƣớc

Ngƣời yêu em thuở ấy có em đâu.”

93

Hình tƣợng trái tim trong thơ Xuân Quỳnh nhƣ là một phƣơng tiện đắc lực để nhà thơ giãi bày bao tâm tƣ tình cảm của mình, đó là nơi chị cất giấu một tình yêu đằm thắm, cuồng si của cả một đời đánh đổi. Đối với thi ca, hình ảnh là yếu tố rất quan trọng, bởi nhờ có hệ thống hình ảnh, nhà thơ mới bộc lộ đƣợc cảm xúc và khả năng sáng tạo của mình. Đồng thời qua đó ngƣời đọc có thể tiếp cận, khai thác, khám phá những tầng nghĩa sâu hơn đƣợc ẩn chứa trong đó. Xuân Quỳnh bằng cái tâm của ngƣời nghệ sĩ chân chính và tài năng thiên bẩm, đã hết sức chú trọng đến việc sáng tạo hình ảnh trong thơ. Thế giới thơ Xuân Quỳnh trở nên lung linh sắc màu chính nhờ việc chị đã hết sức tinh nhạy trong việc lựa chọn, tạo dựng những hình ảnh vừa bình dị đời thƣờng vừa độc đáo cuốn hút. Nói nhƣ Chế Lan Viên “Có những cách cày bừa làm tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn để tăng năng suất cho ý” thì Xuân Quỳnh quả thật đã làm “tăng năng suất” cho ý thơ chính bằng sự sáng tạo hình ảnh hết sức nhuần nhị và bay bổng, làm thăng hoa tình cảm ở mức cao nhất. Hình ảnh trái tim không phải là một hình ảnh mới xuất hiện trong thơ, đã có nhiều nhà thơ trƣớc và cùng thời với chị sử dụng hình ảnh đẹp này trong thơ mình, chẳng hạn nhƣ T.T.Kh, Xuân Diệu... nhƣng ở những nhà thơ này, hình ảnh đó chỉ dừng lại ở việc là đối tƣợng để thể hiện tâm trạng. Đối với Xuân Quỳnh, trái tim đã trở thành biểu tƣợng duy nhất và thiêng liêng của tình yêu. Biểu tƣợng tình yêu đó, đƣợc Xuân Quỳnh cụ thể hóa qua từng giai đoạn của cuộc đời, hay nói đúng hơn là mỗi chặng đƣờng đi tìm hạnh phúc. Trái tim của chị cũng đã trở về “đúng nghĩa” của nó để kiểm định lại đời mình với bao nỗi khát khao chƣa đạt đƣợc - đó là sự vĩnh hằng của tình yêu, hạnh phúc. Nhƣ vậy, trái tim đã trở thành một hình tƣợng tiêu biểu trong thơ Xuân Quỳnh, góp phần làm cho thế giới hình tƣợng trong thơ chị thêm phong phú, đa dạng hơn.

Cũng nhƣ Xuân Quỳnh, khi đọc những bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, có thể thấy một số hình ảnh đời thƣờng xuất hiện nhiều trong thơ nhƣ một nỗi ám ảnh, trở thành biểu tƣợng nghệ thuật nhƣ: giấc mơ, trái tim, biển cả… Nhƣng có lẽ không ở đâu hình ảnh trái tim đƣợc nhắc nhiều nhƣ trong thơ chị. Nữ thi sĩ có tới 44 bài thơ với 82 lần nhắc đến hình ảnh trái tim (Trái tim sinh nở, Trái tim buốt nhức, Nói với

94

trái tim, Khoảng thời gian xanh biếc, Tặng nỗi buồnriêng…). Đó vừa là trái tim của

một cái tôi trữ tình “Hạnh phúc thì mỏng đớn đau thì dày”, vừa là trái tim của nhiều đối tƣợng trữ tình khác nhau: trái tim của một ngƣời mẹ, trái tim của một ngƣời bạn, trái tim của một ngƣời đồng chí, trái tim của những ngƣời lính Mỹ và cả trái tim của những ngƣời mẹ Mỹ có con hi sinh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đó còn là trái tim của mùa xuân, trái tim của đất nƣớc… Trái tim thấm đẫm nỗi đau nhân tình của Lâm Thị Mỹ Dạ đƣợc biểu hiện qua những trạng huống cảm xúc phức tạp:

Ôi trái tim

Sao em lại mang dáng lƣỡi cày Để suốt đời không bao giờ yên ổn

Để suốtđời cày lên

Đớn đau và hạnh phúc

(Nói với trái tim - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Bài thơ nhƣ một lời dự báo cho cuộc đời không mấy bình yên của chị. Là một ngƣời phụ nữ làm thơ đa mang và đa cảm, trái tim đời và trái tim thơ của chị luôn đập lên những nhịp đập thổn thức, bồi hồi và cả nhói đau. Trong thơ Mỹ Dạ, hình ảnh trái tim thƣờng gắn liền với số phận ngƣời phụ nữ đa đoan, bất hạnh. Dù là trái tim của đối tƣợng trữ tình hay trái tim của cái tôi trữ tình thì đó đều là những trái tim biết lắng nghe nhịp thở của đất, biết đón nhận những vang động của đời và biết vƣợt lên chính mình để trẻ mãi với thời gian và tuổi tác. Hãy lắng nghe Mỹ Dạ nói về trái tim ngƣời mẹ: “Trái tim mẹ tƣởng héo rồi lại tƣơi”, hay trái tim của chính mình:

Cô đơn thành thói quen mẹ biết gì đau khổ

Bao vết thƣơng trái tim sẹo chai lỳ

(Viết về câu trả lời của con - Lâm Thị Mỹ Dạ) Dẫu không mấy bình yên và thƣờng chịu nhiều cay đắng, nhƣng có những lúc trái tim ấy vẫn rung lên những nhịp đập thổn thức, bồi hồi trƣớc tình yêu đôi lứa:

Trái tim có mấy phần buồn?

95

Phần yêu em gửi cho anh

Còn phần hi vọng em dành cho con”

(Trái tim sinh nở - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu thơ của Mỹ Dạ gợi nhắc ngƣời đọc nhớ đến những lời thơ cũng viết về hình ảnh trái tim mình của nhà thơ Tố Hữu:

Quả tim anh chia ba phần tƣơi đỏ

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu”

Vẫn là hình ảnh trái tim đấy thôi nhƣng trái tim của mỗi thi nhân lại mang những sắc thái tình cảm khác nhau. Tố Hữu có cái phần quyết liệt, dứt khoát, thẳng thắn của đàn ông, nhƣng trong trái tim của một ngƣời làm cách mạng cũng không chỉ có lý tƣởng. Trái tim ấy còn ngân lên những nhịp đập cho tình yêu và cho cả thơ ca. Còn Mỹ Dạ có cái phần dịu dàng, nữ tính, có chiều sâu và đầy suy tƣ, trăn trở nhƣng lại rất chân thành, tha thiết. Điều đáng trân trọng là qua bao nhiêu cô đơn và đớn đau, ngƣời thơ ấy vẫn giữ lại cho mình một trái tim dịu dàng, trong suốt và vô cùng nhân hậu. Chị đã ôm hết yêu thƣơng vào lòng mình mà vẫn thấy chƣa đủ, chƣa đầy:

Trái tim tôi nặng đầy Yêu thƣơng còn chƣa hết”

(Ngƣớc nhìn trời cao - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Chính vì thế, cái tôi trong thơ Mỹ Dạ chƣa bao giờ lên tiếng ruồng rẫy, chối bỏ chính tâm hồn mình với mong muốn kiếm tìm một lối thoát bình yên. Cái tôi ấy, ngƣợc lại, tỏ ra rất trân trọng, yêu thƣơng và chấp nhận:

Nhƣng nếu đƣợc sống một nghìn cuộc đời

Với một trái tim nhƣ thế Buốt nhức vì giận hờn vì yêu

vì nhớ

Thì tôi chẳng bao giờ đổ Trái tim buốt nhức này

để lấy một trái tim bình yên khác”

96

Ý thức rất rõ điều đó nên chị đã nói với trái tim mình: “Trái tim đừng lúc nào tĩnh vật Mà thiết tha đời nhƣ ngọn cây”

(Đêm nhƣ ngân - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Không chỉ yêu đời, Mỹ Dạ còn mang trong lòng mình một trái tim tha thiết yêu ngƣời. Tình yêu thƣơng con ngƣời của chị không chỉ thể hiện qua tiếng nói của trái tim mình, mà hơn thế nữa, trái tim nhân hậu của chị đã soi chiếu và nhìn thấu cả bao nhiêu trái tim khác: từ trái tim “sâu thẳm”của một ngƣời nghệ sỹ:

“Nhớ ngƣời nhạc sỹ đã xa Trái tim anh sâu thẳm thế”

(Nhớ Xêđôi với ca khúc “Chiều Matxcơva”) đến trái tim “kiên tâm” của ngƣời thợ tàu:

“Họ lặng thầm thách thức thời gian

Bằng chính trái tim kiên tâm ngƣời thợ”

(Con tàu vét) Trái tim “quen chờ đợi” của ngƣời lính Việt:

“Tôi mang trong lòng làng quê có bóng em Và trái tim quen chờ đợi”

(Anh thƣơng binh kể chuyện)

Thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia đó là điều thƣờng trực trong trái tim Mỹ Dạ. Mỹ Dạ không chỉ nhìn con ngƣời bằng cái vẻ hào nhoáng bên ngoài mà chị thƣờng

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)