Với chiến tranh và kẻ thù

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 48)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Với chiến tranh và kẻ thù

Nhà thơ cuối cùng của trƣờng phái Ấn tƣợng Paul Claudel từng khẳng định:

„„Đối tƣợng của thơ không phải là những mộng mị ảo tƣởng hay ý tƣởng nhƣ ngƣời

ta thƣờng nói. Chính là cái thực tế thiêng liêng‟‟. Thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ

Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn là minh chứng tiêu biểu cho hiện thực đƣợc nói tới. Trong những tháng ngày ác liệt của cuộc kháng chiến, các chị đã bám sát và phản ánh một cách trung thực, chân thành hiện thực đó. Là những ngƣời giáp mặt trực tiếp với đạn bom, khói lửa các chị đã phải trải nghiệm qua những gian khổ, mất mát lớn. Vì thế cách nhìn nhận về cuộc chiến và sự miêu tả của các chị rất khác với sự tái hiện của các nhà thơ nam cùng thời.

Là những ngƣời nhạy cảm, tinh tế, giàu cảm xúc, các chị không khỏi bàng hoàng, đau đớn trƣớc hiện thực tàn khốc, dữ dội của chiến tranh. Hiện thực ấy đƣợc phản ánh một cách thƣờng nhật. Đây là bức tranh hủy diệt do chiến tranh gây ra:

„„Mảnh đạn bom và chất lân tinh Đã phá sạch không còn chi nữa

43

Chỉ có sắt, chỉ còn có lửa

Và cuối cùng còn có đất mà thôi‟‟

(Cỏ dại - Xuân Quỳnh)

Tất cả đã bị bom đạn chiến tranh tàn phá hết. Cảnh vật quê hƣơng thanh bình, yên ả là thế nay tất cả đều nhuốm màu đau thƣơng:

„„Màu lá sắn xanh, xanh đến ngẩn ngơ Trong những hố bom giặc phá

Hạt tiêu non vị cay chƣa đến độ Những cây hồ tiêu mới trồng

Những năm chiến tranh ngƣời đi biển đi sông

Sau mỗi trận bom trở về không nhận ra nơi mình đã ở‟‟

(Em có đem theo gì đâu - Xuân Quỳnh)

Ngay cả đến những cánh rừng cũng bị hủy diệt nặng nề:

„„Chúng tôi nhìn chỉ thấy rừng hoang Cung đƣờng đây là trọng điểm

Vạt rừng nào cũng đầy lửa xém

Thân cây nào cũng găm mảnh bom‟‟

(Phép lạ của rừng - Phan Thị Thanh Nhàn) Và:

„„Chỉ màu đất với màu vụn sắt Màu cát lóa đến đau tròng mắt

Màu cháy rừng tƣởng xém thịt da‟‟

(Rau - Xuân Quỳnh)

Câu thơ tràn đầy không khí bi thƣơng. Xuân Quỳnh là ngƣời rất tinh tế và nhạy cảm. Chị cảm nhận sắc màu bằng chiều sâu tâm trạng - cách cảm nhận rất đặc biệt. Những câu thơ không chỉ tả thực mà quan trọng hơn nó là bức tranh tâm trạng đầy đau đớn, xót xa.

Sự hủy diệt của chiến tranh diễn ra trên một bình diện rộng lớn:

44

Không gốc cây ngọn cỏ bờ lau Lối đi quen nào biết ở đâu

Đất xáo trộn ngổn ngang bom đạn‟‟

(Mặt đất cũ - Xuân Quỳnh)

Chiến tranh đã len vào từng bữa ăn, giấc ngủ. Chiến tranh cƣớp đi những giây phút bình yên cùng những nếp sinh hoạt đời thƣờng của ngƣời dân vô tội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

„„Đƣờng hành quân hôm nay Nắng trƣa đổ lửa

Có thể nào dừng chân Nơi bóng mát

Bom thù ăn một nửa?‟‟

(Bóng mát - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Thâm độc và tàn ác hơn, giặc Mỹ ném bom nhằm hủy diệt cả công việc lao động hàng ngày, hủy diệt cuộc sống, tình yêu của mỗi ngƣời dân:

„„Em đã qua rồi - trong đêm Khâm Thiên Không khóc đƣợc bởi căm hờn quá lớn Chúng nó đã ném bom hòng hủy diệt Hủy diệt việc ăn làm, hủy diệt tình yêu‟‟

(Từ Khâm Thiên - Phan Thị Thanh Nhàn)

Sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh luôn đi cùng với bom đạn:

„„Lối quen nào biết ở đâu

Xáo trộn ngổn ngang bom đạn‟‟

(Mặt đất cũ - Xuân Quỳnh)

„„Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm

Dƣới bom đạn gió Lào vẫn thổi‟‟

(Gió Lào cát trắng - Xuân Quỳnh)

„„Giữa ban ngày mịt mù bom tọa độ Và ban đêm pháo sáng thắp thâu đêm‟‟

45

Theo thống kê, các tập thơ sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc Xuân Quỳnh đã nhắc tới đạn bom chiến tranh 43 lần, Phan Thị Thanh Nhàn nhắc tới 7 lần, còn trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hình ảnh bom đạn xuất hiện 10 lần.

Không chỉ tàn phá những khung cảnh yên ả, thanh bình, chiến tranh còn gây ra cho ngƣời dân Việt Nam những tổn thất vô cùng lớn lao. Ngƣời dân ngoài nỗi cơ cực, vất vả mƣu sinh lại phải oằn mình hứng lấy những nỗi đau bất tận - nỗi đau mất đi ngƣời thân do tội ác của kẻ thù mang lại.

Chiến tranh đã cƣớp đi bao mạng ngƣời vô tội:

„„Ngõ Hồ dài vụn nát dƣới bom sâu

Bà con ta hai trăm mƣời lăm ngƣời - không còn nữa‟‟

(Từ Khâm Thiên - Phan Thị Thanh Nhàn) Trong tập thơ Hƣơng thầm, „„Từ Khâm Thiên‟‟ là bài thơ duy nhất nói tới cái chết oan uổng, phi lý của ngƣời dân Hà Thành. Cách miêu tả hiện thực của Phan Thị Thanh Nhàn trung thực, chân thành trƣớc nỗi đau tinh thần vô cùng lớn lao, không gì bù đắp nổi. Thanh Nhàn đã lấy hiện thực đời sống làm chất liệu cho thơ mình mà không cần phải tô vẽ. Lời thơ nhƣ lời kể giản dị, tâm tình mà vẫn gieo vào lòng ngƣời đọc một nỗi đau bất tận, một sự căm hờn ngất trời trƣớc tội ác dã man của kẻ thù. Không một đối tƣợng nào thoát khỏi sự tàn sát, giết hại của bọn chúng. Từ cô gái trẻ trong thơ Xuân Quỳnh:

„„Sau cái chết của ngƣời bạn gái

Máu của cô nhuộm đỏ bờ lau‟‟

(Kỷ niệm về những bông lau - Xuân Quỳnh) Câu thơ là nỗi đau của Xuân Quỳnh khi phải chứng kiến cái chết tức tƣởi của ngƣời bạn gái bị bom đạn giết hại. Nỗi xót xa pha lẫn niềm kiêu hãnh, tự hào về sự hy sinh cao cả của con ngƣời trƣớc bom đạn của kẻ thù. Ngay cả đến những ngƣời mẹ già, bọn giặc ác ôn cũng không tha:

„„Bỗng chiều nay Tim tôi đau nhói Chiều nay!

46

Những ngƣời mẹ không bao giờ về nữa Giặc Mỹ đã bắn vào các mẹ

Lúc còn cuốc đất trên nƣơng…‟‟

(Chuyện của một cô bảo mẫu - Lâm Thị Mỹ Dạ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu thơ không giấu nổi cảm giác đau thƣơng của Lâm Thị Mỹ Dạ. Dịu dàng, đằm thắm là thế nhƣng trƣớc nỗi đau mất mát bởi bom đạn chiến tranh, thơ chị cũng ánh lên một ngọn lửa căm thù bùng cháy mạnh mẽ.

Trong khói lửa chiến tranh, hình ảnh những đứa trẻ thơ mất cha, mất mẹ mới thực sự có sức ám ảnh day dứt. Các em trở thành những đứa trẻ mồ côi hết sức đáng thƣơng:

„„Mắt trong veo các em ngồi đấy Ơi bầy chim thơ của tôi

Còn quân thù là còn trẻ mồ côi‟‟

(Chuyện của một cô bảo mẫu - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Trong chiến tranh có tổn thất, mất mát đau thƣơng nhƣng đó không phải là nguồn cảm hứng chính trong thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn. Nguồn cảm hứng lớn nhất, xuyên suốt qua các bài thơ về hiện thực chiến tranh bắt nguồn từ chính sự hào hùng của cuộc kháng chiến ái quốc vĩ đại. Càng khốc liệt, dữ dội bao nhiêu thì hiện thực cuộc chiến tranh vệ quốc càng anh dũng bấy nhiêu. Đọc thơ Tố Hữu chúng ta thấy hình ảnh:

„„Xẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc Mà lòng phơi phới dậy tƣơng lai‟‟

Những câu thơ của các chị cũng khắc họa đƣợc cái không khí sục sôi, nóng bỏng trào dâng trong những ngày kháng chiến. Trên khắp các nẻo đƣờng Tổ quốc, đâu đâu cũng bừng lên một không khí khẩn trƣơng, quyết liệt phá vòng vây kẻ thù. Nơi nào trên mặt đất cũng dọc ngang những chiến hào:

„„Chiến hào mặt đất dọc ngang Sẽ dài nhƣ những con đƣờng con qua Hầm sâu giờ quý hơn nhà

Súng là tình nghĩa, đạn là lƣơng tâm‟‟

47

„„Chiến hào‟‟ là hình tƣợng trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh. Đó vừa là hiện thực, lại vừa là hình tƣợng biểu trƣng cho không khí đánh giặc sục sôi của cả nƣớc:

„„Mặt đất nứt chiến hào Vạch đƣờng ngang lối dọc Nào chỉ riêng nơi nào

Khắp trên mình Tổ quốc‟‟

(Chiến hào - Xuân Quỳnh)

Điều đáng ngạc nhiên là cái không khí hào hùng ấy vẫn âm thầm, bền bỉ cháy trong mỗi trái tim, mỗi ngả đƣờng dù hàng tấn bom dội xuống:

„„Ngã ba đƣờng bom dội đêm nay Sau loạt nổ tiếng gọi nhau chuyển đá Ngã ba, ngã ba

Trái tim của đất

Lại hồng hào những mạch máu đi xa‟‟

(Ngã ba - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu thơ dài ngắn xen kẽ linh hoạt đã khắc họa nhịp điệu không khí chiến đấu dồn dập, khẩn trƣơng. Nhịp điệu gấp gáp của cuộc sống và chiến đấu càng nhƣ đƣợc tiếp thêm sức mạnh bởi niềm lạc quan phơi phới, trẻ trung của những ngƣời con đất Việt trong đó có Lâm Thị Mỹ Dạ.

Chiến đấu chống lại kẻ thù đâu cứ phải là cầm súng. Hăng hái tham gia sản xuất, chi viện cho tiền tuyến cũng là đánh giặc. Vì thế trên bất cứ vùng đất nào của Tổ quốc thân yêu cũng sục sôi một phong trào thi đua đầy hăng hái:

„„Cờ Đoàn vẫy gió thiết tha

Dập dồn tiếng trống vang xa dập dồn‟‟

(Hội cấy mùa xuân - Phan Thị Thanh Nhàn) Từng dòng thơ của Phan Thị Thanh Nhàn cũng vang theo tiếng trống: „„Dập dồn… dập dồn‟‟. Lời thơ giản dị ẩn chứa không khí sôi nổi, hăng say của một ngày hội xuân. Trong mịt mù khói lửa bom đạn, cả 365 ngày đều là ngày hội cấy, ngày hội thi tài:

48

„„Phải đâu hội cấy một ngày Phải đâu chỉ một hôm nay thi tài Ngày mai hẹn nhé ngày mai

Cánh đồng năm tấn đón ai trở về‟‟

(Hội cấy mùa xuân - Phan Thị Thanh Nhàn) Không khí hăng hái, khẩn trƣơng đã biến buổi lao động mệt nhọc, vất vả thành một buổi hòa thơ lãng mạn:

„„Cánh đồng nhƣ một bài thơ Vần gieo, vần lại say sƣa nối vần‟‟ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Về Tân Phong mùa gặt)

Có thể khẳng định Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,Phan Thị Thanh Nhàn đã viết về chiến tranh và kẻ thù bằng chính những điều mắt thấy, tai nghe. Hơn thế, các chị còn viết bằng cảm quan, sự nhạy cảm của ngƣời nghệ sĩ. Qua những vần thơ của các chị, tính chất khốc liệt của chiến tranh, sự tàn ác của kẻ thù với đạn lửa bom rơi, máu đổ dƣờng nhƣ bị mờ nhạt bởi nhịp sống hối hả, khẩn trƣơng, bởi tâm hồn lạc quan với những khát vọng đƣợc cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Những vần thơ của các chị đã chắp cánh cho các thế hệ thanh niên Việt Nam sức mạnh, niềm tin, sự bền bỉ, lòng dũng cảm vƣợt qua gian khổ và cái chết. Những vần thơ của các chị viết về chiến tranh tựa nhƣ những nốt nhạc hòa cùng vào bản nhạc thơ ca của dân tộc góp phần thể hiện cái hào khí chiến đấu của cả một thời đại.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ xuân quỳnh, phan thị thanh nhàn, lâm thị mỹ dạ (LV01397) (Trang 48)