7. Cấu trúc luận văn
3.2. Ngôn ngữ thơ ca
Theo GS. Hà Minh Đức, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt trong thơ ca. Đó vừa là tiếng nói chân thực giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tƣởng tƣợng diệu kỳ; lại vừa là tiếng nói đồng cảm của con tim đang xúc động. Tất cả những suy nghĩ, những trạng thái của cảm xúc tâm hồn chỉ có thể đến với ngƣời đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Một điều dễ nhận thấy là ngôn ngữ thơ ca của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn rất giản dị, mộc mạc, chân thành, tự nhiên.
102
Trong thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta bắt gặp ở đó ngôn ngữ của làng quê, của lời ăn tiếng nói hàng ngày, chân thực nhƣng giàu cảm xúc:
“Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hƣơng thầm thơm mãi bƣớc ngƣời đi”
(Hƣơng thầm - Phan Thị Thanh Nhàn)
“Chẳng nói điều gì” nhƣng lại nói đƣợc rất nhiều, nói đƣợc tất cả bởi mùi “hƣơng
thầm” kia cứ lan tỏa dịu dàng đã nói hộ tình yêu, nói hộ tất cả những gì đã hé nở
trong cái thƣở ban đầu lƣu luyến ấy. Hay chính chúng ta cũng vui lây, say lây cùng đôi trai gái trong đám cƣới ngày mùa:
“Nƣớc chè tƣơi sóng sánh Làm say ông trăng tròn Bọn trẻ say tiếng hát Cứ hò reo luôn mồm”
Ngôn ngữ thơ chị chân chất, mộc mạc, trong sáng. Điều này đã kết tụ ở những câu thơ chan chứa thi vị, giàu sức biểu cảm. Nếu nói rằng “ngƣời thơ phong
vận nhƣ thơ ấy” thì quả thực rất đúng với Thanh Nhàn. Thơ chị giản dị, những kỹ
thuật, thủ pháp sángtạo không phải là yếu tố đƣợc ƣu ái, sử dụng đắc lực trong ngòi bút Thanh Nhàn. Đọc thơ chị ta có cảm giác đó là lời tâm tình thủ thỉ. Không chất chứa hình ảnh thơ kỳ vĩ; không nói những điều to tát; không bày tỏ tƣ tƣởng, thơ chị cứ chân thật, cứ hồn hậu, trong sáng và tất lẽ, cứ thế nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng ngƣời đọc.
Cũng nhƣ Thanh Nhàn, ngôn ngữ thơ Mỹ Dạ đã phản ánh chân thực cuộc sống, trong sáng, giản dị nhƣ chính bản thân cuộc sống này:
“Mỗi ngƣời đội một vành trăng nhỏ Chấp chới nghiêng trên thảm lúa vàng Tổ con gái làng tôi đó
Mƣời hai chiếc nón sáng đêm thâu”
103
Theo Tố Hữu, thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn. Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ vì thế mà ngôn ngữ thơ cũng dung dị nhƣ vậy. Viết về thế giới tuổi thơ, Mỹ Dạ cũng nhƣ Xuân Quỳnh, luôn sử dụng hệ thống ngôn ngữ đời thƣờng, quen thuộc nhƣng độc đáo:
“Trẻ con là nơi sinh ra những chiếc hôn Tuổi trẻ, tuổi già gặp nhau ở đấy”
(Chuyện của một cô bảo mẫu - Lâm Thị Mỹ Dạ)
hay:
“Trời sinh ra trƣớc nhất Chỉ toàn là trẻ con.... Mắt trẻ con sáng lắm Nhƣng chƣa thấy gì đâu Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ”
(Chuyện cổ tích loài ngƣời - Xuân Quỳnh)
Rồi khi viết về bạn gái, Lâm Thị Mỹ Dạ đƣa ra thứ ngôn ngữ vừa gian dị, vừa hóm hỉnh:
“Ăn với nhau que kem Mùa đông tan đầu lƣỡi”
(Bạn gái - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Ngôn ngữ thơ mang tính gián tiếp trong biểu hiện và phản ánh, vì thế nó cần thiết tìm đến thứ ngôn ngữ hàm ẩn, giàu cảm xúc. Xuân Quỳnh từng tâm sự: “đừng lo đi tìm ngôn ngữ, cảm xúc sẽ tự tìm thấy ngôn ngữ của nó”. Do đó, thơ Xuân Quỳnh, Mỹ Dạ, Thanh Nhàn luôn ngập tràn cảm xúc. Với riêng Xuân Quỳnh, chị sử dụng nhiều ngôn ngữ biểu hiện trạng thái, miêu tả tâm trạng. Điển hình nhƣ:
“Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ đƣợc Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
104
Với lối viết không che giấu, không mƣợn đến ngôn từ hàm ẩn, Xuân Quỳnh đƣa vào những xúc cảm của mình đến với ngƣời đọc, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
Tựu trung lại, có thể thấy các tác phẩm của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn đƣợc viết tự nhiên nhƣ ý nghĩ. Thơ của các chị chân thành, giàu cảm xúc, gần với đời sống, tự nhiên mà không thô kệch, suồng sã. Cùng với giọng điệu tâm tình, nồng nàn da diết, ngôn ngữ đã đóng một vai trò quan trọng làm nên thành công của thơ các chị.