Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 83)

3.3.2.1. Hạn chế

Một là, về tổ chức bộ máy: Công tác tổ chức đã có nhiều thay đổi nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể là:

- Ngành thuế còn thiếu chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật về thuế.

- Việc phân bổ nguồn lực còn nhiều điểm chƣa hợp lý: cán bộ tại các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế chính còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng trƣớc yêu cầu quản lý thuế mới. Đặc biệt là số lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra trên tổng số công chức toàn ngành còn chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đặt ra (mới khoảng 22%).

- Việc phân bố rải rác các đội thuế phƣờng xã dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng phƣơng thức quản lý hiện đại.

Hai là, vềcông tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế: Chƣa phân loại DN để xây dựng nội dung, áp dụng các hình thức tuyền truyền, hỗ trợ phù hợp; hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền và hỗ trợ DN còn hạn chế; các hình thức hỗ trợ qua các phƣơng tiện điện tử đã triển khai nhƣng còn chậm; chƣơng trình đƣa giáo dục pháp luật thuế vào các cấp học đƣờng đã thí điểm nhƣng triển khai trên diện rộng còn chậm.. Bên cạnh đó chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế.

73

Ba là, về công tác kê khai kế toán thuế: Chƣa thực hiện kịp thời việc rà soát mã số thuế của các doanh nghiệp. Hiện tƣợng doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế nhƣng không hoạt động; các doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng nghỉ khinh doanh nhƣng chƣa thực hiện đóng mã số thuế kịp thời dẫn đến số lƣợng mã số thuế trong hệ thống nhiều hơn số thực tế.

Bốn là, về công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế đã đƣợc chú trọng nhƣng chất lƣợng chƣa cao. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn tuy đã đảm bảo về số lƣợng nhƣng chất lƣợng chƣa cao. Triển khai công tác kiểm tra tại trụ sở của NNT còn chậm, số lƣợng đơn vị đƣợc kiểm tra thực tế đạt tỷ lệ thấp so với số đơn vị quản lý; việc xử lý kết quả sau khi kết thúc kiểm tra còn chậm so với thời gian quy định. Vì vậy hiệu quả của việc kiểm tra, chƣa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi. Viê ̣c áp du ̣ng CNTT , hiê ̣n đa ̣i hóa công tác thanh tra còn ha ̣n chế , nhất là trong công tác phân tích đánh giá rủi ro về thuế. Trình độ công chức làm công tác thanh tra chƣa đồng đều.

Năm là, về công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: Nợ đọng thuế vẫn còn nhiều, có xu hƣớng tăng và không đạt chỉ tiêu thu nợ phát sinh đã đề ra; chƣa triệt để áp dụng các biện pháp để cƣỡng chế nợ thuế. Chƣa xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ để từ đó tập trung nhân lực vào quản lý thu nợ đối với những đối tƣợng có mức độ rủi ro lớn. Chƣa thực hiện đƣợc kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan để theo dõi tình trạng tài sản, nguồn vốn phục vụ cho công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Sáu là, về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu NNT: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá của các ngành là rất khác nhau, lại chƣa có mô hình Chính phủ chung nên việc kết nối, trao đổi thông tin còn khó khăn trong việc xây dựng cơ chế và ứng dụng công nghệ thông tin giữa các ngành.

74

Trình độ, khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của DN còn thiếu sự thống nhất và không đồng đều dẫn đến khó khăn trong việc thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu NNT.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Một là, một số quy định của Luật thuế TNDN chƣa theo kịp để điều chỉnh, bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh, nhƣ: bán hàng đa cấp, dịch vụ thƣơng mại điện tử; quy định tỷ lệ khống chế chi phí đƣợc trừ đối với hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; quy định thu nhập khác không thuộc diện ƣu đãi thuế; quy định về ƣu đãi đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ mở rộng dƣới hình thức lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới nhƣng không lập pháp nhân mới, quy định về chính sách thuế áp dụng đối với các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Các văn bản hƣớng dẫn vẫn còn có sự chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng, chƣa sát với thực tế nên công tác Quản lý thuếcòn xẩy ra tình trạng chồng chéo, trái thẩm quyền dẫn đến một số lợi dụng để trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế.

Hai là, thủ tục hành chính trong quản lý thuế còn nhiều phức tạp, chƣa tiết kiệm chi phí, thời gian công sức cho ngƣời nộp thuế và ngay cả với cơ quan thuế. Nhƣ tần suất kê khai thuế còn cao dẫn đến số lƣợng thủ tục hành chính CQT cần giải quyết lớn, quy trình thủ tục còn chủ yếu dựa vào phƣơng pháp thủ công truyền thống, mức độ điện tử hóa còn thấp.

Ba là, Luật Doanh nghiệp không quy định những điều kiện ràng buộc về lý lịch ngƣời sáng lập hoặc điều hành DN, không quy định cụ thể số lƣợng doanh nghiệp hoặc số ngƣời đƣợc tham gia với tƣ cách là thành viên sáng lập hoặc ngƣời điều hành; không quy định cụ thể việc thẩm định vốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh... nên việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhƣng các cơ

75

quan quản lý không nắm đƣợc, gây rất nhiều khó khăn cho công tác QLTT.

Bốn là, tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn tƣơng đối phổ biến vẫn là thói quen tiêu dùng của ngƣời dân dẫn đến nhiều tiêu cực trong thanh toán nhƣ mua hàng không lấy hoá đơn, hoá đơn khống, khai tăng chi phí,... gây khó khăn cho công tác QLTT.

Năm là, Hệ thống thông tin, cơ cở dữ liệu về NNT phân tán, khó khai thác và chất lƣợng thông tin còn nhiều bất cập. Hệ thống hỗ trợ công tác điều hành còn thiếu và thƣớc đo hiệu quả hoạt động chƣa đƣợc xây dựng dẫn đến việc sử dụng nguồn lực trong ngành thuế hiệu quả chƣa cao, khả năng đánh giá về chất còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ làm hạn chế việc đƣa ra các biện pháp chỉ đạo điều hành và trách nhiệm quản lý của từng CQT.

Sáu là, các ứng dụng QLT thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hoá do quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại CQT các cấp.

Bảy là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ DN và ngƣời dân chƣa có ý thức làm theo Luật, tuân thủ luật một cách tự nguyện dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và Luật thuế nói riêng do thiếu hiểu biết hoặc cố ý không tuân thủ đúng pháp luật.

Tám là, công chức thuế, trong tình trạng chung, chƣa đƣợc cải thiện thoả đáng về thu nhập và điều kiện, môi trƣờng làm việc cũng nhƣ các cơ hội phát triển nghề nghiệp; còn chƣa đƣợc khuyến khích thu hút nhân tài làm việc cho ngành thuế (bao gồm chính sách tuyển dụng, đề bạt, lƣơng, thu nhập...).

Chín là, do phải phải triển khai nhiều biện pháp ứng phó với khủng hoảng kinh tế, thiên tai bão lụt nên chính sách thuế có nhiều thay đổi dẫn đến gây khó khăn cho công tác QLTT.

Mười là, tình trạng chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đến QLTT trên địa bàn vẫn còn xẩy ra. Nhiều quyết định xử lý hành vi vi phạm về

76

thuế không đƣợc các tổ chức và cá nhân vi phạm tuân thủ. Một số ban ngành liên quan nhƣ: Công an, Viện kiểm sát,... ở một số địa phƣơng chƣa thật sự quan tâm đến QLTT trên địa bàn nên khả năng thực thi luật thuế chƣa nghiêm.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, do nhận thức của một số lãnh đạo, cán bộ QLTT chƣa đúng. Do số thuế TNDN chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số, không quyết định việc hoàn thành dự toán nên thƣờng không tập trung chỉ đạo quyết liệt. Công tác chỉ đạo việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp QLTT chƣa thật nghiêm túc. Các Chi cục Thuế chƣa chủ động trong QLTT, chƣa tham mƣu tích cực cho chính quyền các cấp và chƣa phối hợp tích cực để cùng chỉ đạo làm tốt QLTT trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, hệ thống thủ tục hành chính còn lớn, quy trình thủ tục còn chủ yếu dựa vào phƣơng pháp truyền thống, bên cạnh đó thái độ ứng xử của một bộ phận công chức thuế còn thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến còn gây bức xúc cho DN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Ba là, hệ thống quy trình nghiệp vụ còn đồ sộ, phức tạp. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại còn nhiều hạn chế nhƣ các ứng dụng quản lý thuế thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hoá do quá trình phát triển nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.

Bốn là, cơ cấu tổ chức hiện tại chƣa phát huy hết những lợi ích của mô hình tổ chức mới và còn những hạn chế nhƣ: phân bổ số lƣợng cán bộ vào các chức năng chƣa phù hợp; thiếu sự gắn kết, tập trung trong việc tổ chức hoạt động quản lý thuế giữa các cấp; vai trò của Cục Thuế trong việc giám sát và quản lý hoạt động của cơ quan thuế cấp chi cục còn hạn chế; thiếu nguồn nhân lực là chuyên gia hầu hết trong các lĩnh vực QLT.

77

pháp làm việc chƣa khoa học, hiện đại, thiếu tính chuyên nghiệp là cản trở lớn nhất đối với khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành thuế. Việc đào tạo cán bộ thuế còn thiếu chiến lƣợc dài hạn để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý tiên tiến và có trình độ chuyên môn hoá cao dẫn đến quá trình đào tạo manh mún, kém hiệu quả. Vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý, giải quyết công việc theo kinh nghiệm mang tính chất công quyền, chƣa thực sự tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nƣớc với quyền lợi của NNT. Chƣa trở thành ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT.

Sáu là, việc chuyển đổi sang cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi thay đổi phƣơng thức quản lý, trình độ quản lý và sự chuẩn bị về nhiều mặt nhƣ tái cấu trúc lại tổ chức, thay đổi quy trình nghiệp vụ, kỹ năng quản lý... Trong khi đó, vẫn còn một nhóm cán bộ không sẵn sàng, thậm chí cản trở do vấn đề về xung đột lợi ích cả nhân hoặc tƣ tƣởng bảo thủ, không chịu trau dồi kiến thức, ngại thay đổi thói quen làm việc...

Bảy là, các chức năng quản lý tuân thủ NNT (thanh tra, kiểm tra, thu nợ và cƣỡng chế) còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả chƣa cao do thiếu cơ sở dữ liệu thông tin về NNT, các kỹ thuật, biện pháp thanh tra, kiểm tra còn yếu, kế hoạch, chƣơng trình thanh tra, kiểm tra còn thiếu tập trung vào nhóm NNT, lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao, đội ngũ cán bộ thanh tra chƣa đảm bảo yêu cầu cả số lƣợng và chất lƣợng; hiệu lực cƣỡng chế còn thấp do thiếu sự phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phƣơng.

78

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1. Phƣơng hƣớng quản lý thuế TNDN đến năm 2015-2020

4.1.1. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN ở Quảng Bình Quảng Bình

4.1.1.1. Bối cảnh bên ngoài hệ thống cơ quan quản lý thuế

Sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi phải có một chiến lƣợc quản lý và chính sách thuế đảm bảo môi trƣờng đầu tƣ luôn mang tính cạnh tranh quốc tế trong khi vẫn tránh đƣợc những rủi ro nghiêm trọng về tuân thủ thuế do toàn cầu hoá mang lại. Việt Nam sẽ tham gia quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ hơn nữa do sự mở rộng của các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng, chính sách khuyến khích hội nhập của chính phủ cũng nhƣ kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Khi quyết định chọn địa điểm đầu tƣ, các công ty đa quốc gia cân nhắc đến thuế suất và ƣu đãi thuế của các quốc gia cũng nhƣ tính minh bạch của hệ thống quản lý thuế. Trong khi đó, yêu cầu cải cách hành chính thuế, giảm thời gian, chi phí tuân thủ pháp luật thuế tạo thuận lợi cho môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp đang là áp lực đối với ngành thuế Việt Nam. Các công ty đa quốc gia đã và sẽ tiếp tục phát triển về số lƣợng, quy mô cũng nhƣ các phƣơng pháp tránh hoặc trốn thuế tinh vi (ví dụ thông qua giá chuyển nhƣợng, giá nguyên vật liệu đầu vào...).

Sự thay đổi về cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và cơ cấu NNT sẽ tạo thêm thách thức cho hệ thống thuế. Cơ cấu NNT (DNTN, DNNN, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) sẽ thay đổi, nhu cầu đƣợc hỗ trợ về thuế cũng nhƣ rủi ro tuân

79

thủ các nhóm đối tƣợng nộp thuế cũng sẽ thay đổi rất nhanh chóng, trình độ quản lý của DN ngày càng hiện đại do ứng dụng mạnh mẽ các phƣơng pháp quản lý, công nghệ quản lý mới, tiên tiến của các nƣớc và với chính sách phát triển nguồn nhân lực mềm dẻo, linh hoạt, chủ động sẽ thu hút ngày càng nhiều lực lƣợng lao động có chất lƣợng cao làm đẩy nhanh khoảng cách thiếu hụt về trình độ quản lý của CQT với NNT nói riêng và trình độ quản lý của bộ máy hành chính nhà nƣớc với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Sự phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng, quy mô, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ về thuế với vai trò hỗ trợ NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế sẽ dần thay thế mối quan hệ truyền thống giữa CQT và NNT, đòi hỏi CQT phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy QLTT phù hợp và phân bổ nguồn lực hiệu quả, tập trung nhiều hơn cho công tác giám sát thực thi pháp luật thuế.

4.1.1.2. Bối cảnh bên trong hệ thống cơ quan quản lý thuế

Việc áp dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng trong các CQT - nơi cán bộ thuế đƣợc phân công vào bộ phận theo chức năng QLT là một bƣớc tiến quan trọng trong sự chuyển đổi của ngành thuế. Tuy nhiên, năng lực của ngành thuế trong việc khai thác triệt để lợi ích của cơ cấu tổ chức mới bị hạn chế bởi nhiều yếu kém quan trọng trong đó bao gồm: tỷ lệ cán bộ đƣợc phân bổ vào các chức năng của công tác QLT chƣa phù hợp (thiếu cho các chức năng mang lại giá trị cao nhƣ tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra và kiểm tra thuế); các hoạt động nghiệp vụ hầu nhƣ hoàn toàn đƣợc xử lý phân tán trên toàn bộ mạng lƣới CQT cấp tỉnh và cấp huyện.

- Năng lực yếu của cán bộ hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành thuế. Sự cạnh tranh gia tăng nguồn cán bộ có kỹ năng từ khu vực tƣ nhân mới nổi cộng với chính sách quản lý nhân lực hạn chế của khu vực công sẽ tiếp tục hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả của ngành thuế.

80

Hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ sẽ dẫn đến nhu cầu cao hơn về trình độ cán

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 83)