Các phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 49)

*Phương pháp thống kê mô tả.

Phƣơng pháp thống kê mô tả sử dụng các bảng biểu để đánh giá những đặc điểm cơ bản của số liệu thu thập đƣợc thông qua việc tính toán các tham số thống kê nhƣ: tốc độ tăng thu, quy mô phát triển Doanh nghiệp; sự hài lòng của Doanh nghiệp đối với chính sách và mô hình quản lý thuế TNDN.

* Phân tích nhân tố

Để thực hiện phân tích nhân tố, việc đánh giá công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đánh giá trên cơ sở có xem xét các yếu tố sau: Cụ thể: Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực-; tình hình phát triển kinh tế xã hội ; tình hình phát triển doanh nghiệp ở Quảng Bình

Phân tích nhân tố khám phá đƣợc sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phƣơng pháp này sử dụng nhằm xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố nhân tố ảnh hƣởng, nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết . Qua đó rút ra các nguyên nhân và hạn chế trong quá trình quản lý nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

39

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý thuế TNDN ở tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

3.1.1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của Quảng Bình

- Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 8.065 km2, dân số năm 2012 có 857.924 ngƣời. Có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có Cảng Hòn La, Quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc Nam, Quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nƣớc CHDCND Lào.

Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía

Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác

động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: + Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 2.200mm/năm.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC – 25oC. - Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất đƣợc chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính nhƣ sau:

40

nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Quảng Bình có bờ biển dài với 5 cửa sông, trong đó có 2 cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Vịnh Hòn La có diện tích mặt nƣớc 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nƣớc sâu.

Tài nguyên khoáng sản Quảng Bình có nhiều loại nhƣ vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit...Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lƣợng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn

Nguồn nhân lực

Dân số Quảng Bình năm 2012 có 857.924ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 514.278 ngƣời. Phần lớn cƣ dân địa phƣơng là ngƣời Kinh. Dân tộc ít ngƣời thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều. Dân cƣ phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 13,17% sống ở thành thị.

3.1.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội Quảng Bình trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây, thành tựu kinh tế của tỉnh Quảng Bình đƣợc đánh giá: Kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trƣởng khá; cơ cấu chuyển dịch đúng hƣớng; chất lƣợng, hiệu quả từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Mặc dù trong năm 2008 và năm 2009, nền kinh tế của tỉnh chịu ảnh hƣởng bất lợi nhƣ giá cả hàng hoá tăng do lạm phát, hậu quả của bão lụt năm 2007 và năm 2010 gây ra. Tuy nhiên nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế xã hội vẫn đạt đƣợc kết quả đáng phấn khởi.

41

quân 5 năm tăng 9,1 %/năm. Cụ thể năm 2008 đạt 11,42%, năm 2009 đạt 10,2%, năm 2010 đạt 8,3%, năm 2011 đạt 8,45%, năm 2012 đạt 7,1%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng. Năm 2012 cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản chiếm 21,4% (năm 2008: 24,20%), công nghiệp-xây dựng 36,2% (Năm 2008: 36,59%), dịch vụ chiếm 42,4% (Năm 2008: 39,21%).

Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 125,6 triệu USD.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt 4.163 tỷ đồng.

Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Năm Tổng số

Chia ra Nông, Lâm,

Ngƣ nghiệp

Công nghiệp và Xây

dựng Dịch vụ Triệu đồng 2008 8.979.882 2.173.125 3.286.628 3.520.129 2009 10.621.360 2.442.412 3.980.400 4.198.548 2010 12.439.356 2.716.814 4.652.606 5.069.936 2011 15.372.000 3.239.495 5.797.899 6.334.606 2012 17.348.190 3.772.878 6.336.810 7.238.502 Cơ cấu ( % ) 2008 100,0 24,20 36,59 39,21 2009 100,0 23,0 37,5 39,5 2010 100,0 21,8 37,4 40,8 2011 100,0 21,1 37,7 41,2 2012 100,0 21,4 36,2 42,4

42

3.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình

Những năm gần đây, các doanh nghiệp ở Quảng Bình phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lƣợng, năng lực và hiệu quả hoạt động, góp phần khai thác tiềm năng về lao động, đất đai,... phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 1999, toàn tỉnh Quảng Bình chỉ có 134 doanh nghiệp, tổng số vốn kinh doanh khoảng 170 tỷ đồng. Nhƣng đến 31/12/2012 đã có 2.989 doanh nghiệp đăng ký KD, với tổng số vốn kinh doanh khoảng 8.180 tỷ đồng (xem bảng 3.2). Nhƣng số lƣợng thực tế kê khai nộp thuế là 2.856 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phân bố theo địa bàn nhƣ Bảng 3.2. Theo đó, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy. Về tỷ trọng vốn kinh doanh cũng chỉ tập trung tại địa bàn thành phố Đồng Hới với tỷ trọng 92,07%, còn các huyện chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ 7,93%.

Bảng 3.2. Danh sách DN đăng ký KD theo địa bàn đến 31/12/2012

TT Địa bàn Số lƣợng DN Vốn kinh doanh Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng/tổng số vốn KD (%) 1 Đồng Hới 1.594 7.531 92,07 2 Tuyên Hóa 127 15 0,18 3 Minh Hóa 95 14 0,17 4 Quảng Trạch 400 365 4,46 5 Bố Trạch 327 174 2,13 6 Quảng Ninh 174 21 0,26 7 Lệ Thủy 272 60 0,73 Tổng cộng 2.989 8.180 100

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Bình)

43

nhỏ lẻ, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn ít; phần lớn là các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, thƣơng nghiệp, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất còn rất ít, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dùng để cho phục vụ sản xuất và xuất khẩu chƣa nhiều, chƣa có sản phẩm mũi nhọn để chiểm lĩnh thị trƣờng trong tỉnh và cạnh tranh với tỉnh bạn. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đăng ký nhƣng thực chất không kinh doanh hoặc kinh doanh không liên tục. Tính đến tháng 12/2012 số doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Bình có kê khai và nộp thuế cụ thể nhƣ Bảng 3.3. Theo đó số doanh nghiệp không kê khai nộp thuế là 133 doanh nghiệp chiếm khoảng 4,45% trên tổng số doanh nghiệp có đăng ký KD. Đây là trở ngại lớn cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng.

Bảng 3.3. Số doanh nghiệp kê khai nộp thuế đến 31/12/2012

ĐVT: Doanh nghiệp

TT Loại hình doanh nghiệp Số lƣợng

1 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 18

2 DN đầu tƣ nƣớc ngoài 3

3 Công ty cổ phần 340

4 Công ty TNHH 1.938

5 Doanh nghiệp tƣ nhân 392

6 Hợp tác xã, tổ hợp tác xã 165

Tổng cộng 2.856

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Bình)

3.1.3. Cơ quan quản lý thuế ở Quảng Bình

Mô hình tổ chức bộ máy ngành thuế đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế đến các Chi cục Thuế. Cục thuế tỉnh Quảng Bình gồm có 11 phòng thuộc Cục Thuế và 07 Chi cục Thuế huyện, thành phố trực thuộc (Chi cục Thuế thành phố Đồng Hới, Chi cục thuế huyện Tuyên Hóa,

44

huyện Minh Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy) – Xem Sơ đồ 3.1.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Quảng Bình

45

(1). Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ ngƣời nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

(2). Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng lý thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

(3). Phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cƣỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

(4). Phòng Kiểm tra thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

(5). Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra ngƣời nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

(6). Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

(7). Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất thuế thu nhập cá nhân; tổ chức. giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời nộp thuếthuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

(8). Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản

46 lý của Cục trƣởng Cục Thuế.

(9). Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ, hƣớng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế.

(10). Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lƣơng, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thƣởng trong nội bộ Cục Thuế.

(11). Phòng HC-QT-TV-AC: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn cục thuế.

Mỗi chi cục thuế đều đảm bảo tổ chức đủ các chức năng QLT; tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô về nguồn thu, số doanh nghiệp đƣợc phân cấp quản lý mà các chức năng đƣợc tổ chức lồng ghép nhau trong các đội thuế thuộc Chi cục thuế.

Nhƣ vậy chức năng nhiệm vụ của các phòng, các chi cục thuế đƣợc qui định rõ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN tại tinh Quảng Bình.

Đến cuối năm 2012, Cục thuế Quảng Bình có 440 cán bộ, công chức trong biên chế; 325 cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên; 29 chuyên viên chính và tƣơng đƣơng; 160 cán bộ dƣới 40 tuổi. Hàng năm, ngành thuế đều có chƣơng trình, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức và thi tuyển bổ sung cho các đối tƣợng nghỉ hƣu. Số lƣợng cán bộ, công chức đƣợc bố trí tại các chức năng QLT đƣợc thể hiện qua bảng 3.4

47 Bảng 3.4. Số lƣợng CBCC tại các bộ phận chức năng đến 31/12/2012 Phòng, bộ phận Cục Thuế Văn phòng Cục Thuế Tỷ lệ (%) Chi cục thuế Tỷ lệ (%) Tổng số biên chế (ngƣời) 440 89 20,23 351 79,77 Trong đó Tuyên truyền-Hỗ trợ NNT 26 6 23,08 20 76,92

Kê khai và Kế toán thuế 49 8 16,33 41 83,67

Thanh tra thuế 11 11 100,00

Kiểm tra thuế 86 12 13,95 74 86,05

Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế 25 6 24,00 19 76,00

(Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình)

Qua bảng 3.4 ta thấy rằng số lƣợng cán bộ, công chức đã đƣợc sắp xếp bố trí cho các chức năng tƣơng đối nhiều (chiếm gần 45% trên tổng số biên chế) nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu của công tác tổ chức thực hiện quản lý thu theo mô hình chức năng và theo yêu cầu của thực tiễn QLT ở Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.

3.1.4. Thực hiện chính sách quản lý thuế trên địa bàn Quảng Bình.

Thực hiện Luật quản lý thuế số 78/2006/ QH11 và Luật số 21/2012/QH sửa đổi, quản lý thuế từng bƣớc đƣợc kiện toàn; hiệu lực thực hiện luật pháp thuế đƣợc tăng cƣờng; nguồn thu thuế của ngân sách tỉnh phần nào đƣợc đƣợc bảo đảm. Cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện thu các khoản thu nội địa bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nƣớc.

Trên nguyên tắc quản lý thuế phải công khai, minh bạch đảm bảo công bằng. Thu thuế và thu đƣợc lòng dân, cán bộ thuế và ngƣời nộp thuế là ngƣời bạn đồng hành.

48

Tại địa bàn tỉnh Quảng Bình các thủ tục về thuế: đăng ký cấp mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế đƣợc thực hiện quy định tại các văn bản dƣới luật, đƣợc công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, công khai tại trụ sở cơ quan thuế và đƣợc in thành sách, tờ rơi phát miễn phí để mọi thành viên trong xã hội có điều kiện tìm hiểu bảo đảm thực hiện tốt các thủ tục về thuế, đồng thời giám sát cơ quan thuế trong việc giải quyết các công việc liên quan đến các thủ tục về thuế.

Các thủ tục về thuế đƣợc ban hành đã từng bƣớc đƣợc đơn giản, thời gian giải quyết các công việc về thuế nhanh chóng hơn theo tinh thần cải cách hành chính của Nhà nƣớc nhất là những năm gần đây; cụ thể: Các thủ tục về thuế nhƣ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế ngày càng đƣợc quy định rõ ràng, đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ sở kinh doanh. Đối với việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tự xác định điều kiện ƣu đãi thuế, mức thuế suất ƣu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của các văn

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)