Nội dung quản lý thuếTNDN tại tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 64)

3.2.2.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Trong những năm qua công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tập trung vào việc tuyên truyền kịp thời Luật quản lý thuế; những nội dung mới, những sửa đổi bổ sung của Luật thuế TNDN và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chính sách ƣu đãi, giảm thuế, giãn thuế, tạm hoàn thuế theo tinh thần Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011, Nghị quyết 13/2012/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo cho NNT đƣợc thực hiện kịp thời, đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, thành phố để đƣa tin tuyên truyền rộng rãi về nội dung thay đổi của chính sách thuế; đƣa trang trang thông tin điện tử của Cục thuế Quảng Bình lên Internet và liên kết vào trang thông tin của tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra Cục Thuế còn cung cấp các tờ rơi ấn phẩm các loại cho NNT.

54

Bảng 3.7. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền

Năm

Tập huấn Đối thoại

Số bài báo

Số buổi phát sóng Số lớp Số lƣợt

ngƣời Số cuộc Số ngƣời

2008 22 1.560 16 1.360 116 342

2009 35 2.600 8 560 147 455

2010 53 4.717 8 620 147 672

2011 18 2.647 16 2.353 89 410

2012 18 2.127 15 1.773 111 395

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Bình)

Qua Bảng 3.7 ta thấy công tác tuyên truyền chính sách thuế ngày càng đƣợc tăng lên cả số lƣợng và chất lƣợng. Cục Thuế Quảng Bình luôn cố gắng đổi mới về phƣơng pháp và nội dung. Do vậy, số ngƣời bình quân/ cuộc tập huấn, đối thoại ngày càng tăng lên.

Công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế: Với phƣơng châm “Đồng hành cùng NNT để thực hiện chính sách thuế” Cục Thuế đã triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong việc tiếp cận các chính sách thuế bằng nhiều hình thức nhƣ: tổ chức đƣờng dây nóng, tiếp xúc trực tiếp, hƣớng dẫn, trả lời, đối thoại, tập huấn, phổ biến chính sách, giải đáp vƣớng mắc...của NNT (xem Bảng 3.8) trong quá trình kê khai, nộp thuế một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; công khai các thủ tục giảm, giãn, hoàn thuế tại bộ phận “Một cửa” Văn phòng Cục thuế và 07 Chi cục Thuế các huyện, thành phố; thƣờng xuyên phối hợp với các ngành (nhƣ Sở Tài nguyên Môi trƣờng) tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt và giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vƣớng mắc về pháp luật thuế cho ngƣời nộp thuế.

55

Bảng 3.8. Kết quả hỗ trợ NNT

Đơn vị tính: Lượt Năm Trả lời trực tiếp

tại CQT

Trả lời qua điện thoại

Trả lời bằng văn bản 2008 1.102 942 47 2009 1.508 1.778 39 2010 1.367 1.032 48 2011 2.329 2.150 33 2012 3.000 2.100 37

(Nguồn:Cục thuế tỉnh Quảng Bình)

Từ kết quả trên, có thể thấy công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã nhận đƣợc sự đánh giá tích cực từ phía DN, CQT áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, qua đó đã giúp DN hiểu biết về pháp luật thuế tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, nhƣ: hình thức tuyên truyền pa nô, áp phích, tờ rơi, ấn phẩm và internet đƣợc CQT sử dụng nhƣng chƣa thiết thực và hiệu quả đối với DN. Nguyên nhân chủ yếu là do chƣa phân nhóm DN khi áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ; xu thế hội nhập nên chính sách pháp luật thuế có nhiều thay đổi cho phù hợp; quy định pháp lý về hành chính điện tử, giao dịch điện tử chƣa đƣợc ban hành đầy đủ nên chƣa mạnh dạn sử dụng hỗ trợ qua điện tử,…

3.2.2.2. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế

- Đăng ký thuế

Trong những năm qua, công tác đăng ký thuế luôn đƣợc tăng cƣờng và hoàn thiện. Từng bƣớc thực hiện thủ tục đăng ký thuế qua mạng và đơn giản hóa mẫu kê khai đăng ký thuế nhằm phù hợp với cơ chế “một cửa liên thông” giữa các cơ quan Kế hoạch và Đầu tƣ - Thuế - Công an trong việc cấp đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Đã thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ

56

qun Hải quan và CQT (năm 2006), thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (năm 2008), từ đó rút ngắn đƣợc thời gian cấp mã số thuế từ 30 ngày xuống còn 5 ngày, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động SXKD. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng NNT thực hiện đăng ký thuế nhƣng chƣa đi vào hoạt động.

Từ số liệu Bảng 3.9 và Biểu đồ 3.2 ta thấy số lƣợng doanh nghiệp có xu hƣớng ngày càng tăng nhanh đặc biệt là năm 2009 và năm 2011, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cấp mã số thuế lớn gần gấp hai lần 2008. Nguyên nhân, là do chính sách kích cầu theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, nghị quyết 11/2011/NQ-CP của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Hơn nữa, tỉnh Quảng Bình còn có có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Bảng 3.9. Kết quả đăng ký, cấp mã số thuế doanh nghiêp

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

TT Loại hình doanh nghiệp Số lƣợng DN đƣợc cấp mã số thuế Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh nghiệp nhà nƣớc 5 1 0 0 0 2 DN Đầu tƣ nƣớc ngoài 0 0 1 0 1 3 Công ty TNHH 185 296 262 277 274 4 Công ty cổ phần 27 45 35 61 36 5 DNTN 38 41 29 41 30 6 Hợp tác xã 0 20 8 21 15 Tổng cộng 255 403 335 400 356

57

Hình 3.2. Tình hình DN phát sinh qua các năm 2008-2012 Quản lý kê khai, nộp thuế

(Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình)

Từ khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, ngành thuế đã có

nhiều cải tiến trong hoạt động kê khai thuế tạo điều kiện tốt nhất cho NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế. Nộp hồ sơ khai thuế áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều và hệ thống mạng internet, nhờ đó, chất lƣợng tờ khai đã đƣợc nâng cao, tỷ lệ số tờ khai đã nộp, số tờ khai nộp đúng hạn so với số tờ khai phải nộp tăng lên, đồng thời góp phần làm giảm chi phí cho DN và CQT.

Tuy nhiên, với quy định về số lƣợng, tần suất hồ sơ khai thuế phải nộp cho cơ quan thuế nhƣ hiện nay thì hàng năm Cục Thuế phải xử lý số lƣợng hồ sơ khai thuế của DN rất lớn. Bên cạnh đó còn một số tồn tại trong việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet do CQT còn thiếu nhân lực hỗ trợ DN, mức độ an toàn và bảo mật thông tin của DN trên đƣờng truyền và thiết bị lƣu trữ; công cụ hỗ trợ trong việc theo dõi, giám sát việc khai thuế trong trƣờng hợp DN ngừng hoạt động, giải thể, sáp nhập… đồng thời, với tần suất khai thuế (theo lần phát sinh, tháng, quý, năm,…) và số lƣợng cán bộ, công chức nhƣ hiện nay thì để xử lý, kiểm soát đƣợc việc khai thuế tốt của DN là vấn đề khó khăn. Quy trình kê khai, nộp thuế đƣợc minh hoạ theo Sơ đồ 3.3.

.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng DN mới thành lập

58

Hình 3.3. Mô hình tổng thể của quy trình kê khai- kế toán thuế

(Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình)

Công tác quản lý, giám sát việc kê khai thuế hàng tháng, quý, năm đƣợc Cục Thuế Quảng Bình thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy trình đề ra; việc chấp hành kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp ngày càng đi vào nề nếp. Cho nên tính tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai thuế cũng nhƣ chất lƣợng kê khai của doanh nghiệp ngày càng tăng lên (xem bảng 3.10). Điều đó chứng tỏ rằng Cục Thuế Quảng Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp trên toàn địa bàn.

Bảng 3.10. Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN Năm Tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế TNDN (%) Tỷ lệ nộp đúng hạn (%) Tỷ lệ tờ khai sai số học (%) 2008 68,67 88,22 1,37 2009 76,45 90,88 0,63 2010 78,35 93,93 0,35 2011 85,15 94,13 5,37 2012 92,92 86,82 1,66

59

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình nộp tiền thuế của ngƣời nộp thuế

(Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình)

Quy trình nộp thuế của NNT đƣợc minh hoạ theo sơ đồ 3.4. Từ năm 2009 trở về trƣớc, việc nộp thuế của NNT và công tác theo dõi tình hình nộp thuế của CQT phải thực hiện qua nhiều thủ tục rƣờm rà, NNT phải viết giấy nộp tiền vào ngân sách và nộp trực tiếp qua KBNN, trong khi đó số lƣợng điểm giao dịch của KBNN hạn chế, chƣa tạo thuận lợi cho NNT. Sau khi KBNN thực hiện hạch toán thu NSNN, giấy nộp tiền đƣợc chuyển cho CQT để cập nhật vào cơ sở dữ liệu ngành thuế và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT... Quá trình này đã làm tăng chi phí cho NNT và CQT, tình hình thu nộp thuế chậm đƣợc cập nhật (do phải chờ luân chuyển giấy nộp tiền từ KBNN qua CQT), mức độ sai sót, chênh lệch số liệu giữa các cơ quan KBNN - Thuế - Tài chính dễ xảy ra.

Từ năm 2010, DN thực hiện nộp NSNN qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Theo đó, NNT có thể nộp tại nhiều địa điểm khác nhau, nơi có Chi nhánh hoặc điểm giao dịch của ngân hàng thƣơng mại; nộp tiền ngoài giờ hành chính, vào ngày nghỉ, sử dụng thẻ ATM,… Đồng thời, CQT chỉ nhận

60

chứng từ điện tử qua hệ thống trao đổi dữ liệu giữa cơ quan KBNN, Tài chính và CQT. Nhờ đó, đã khắc phục đƣợc tình trạng luân chuyển chứng từ thu giữa các cơ quan (ngân hàng, KBNN, Thuế), thiếu hoặc sai thông tin.

3.2.2.3. Quản lý miễn thuế, giảm thuế

Công tác quản lý miễn, giảm thuế TNDN hiện tại đƣợc Cục Thuế tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua đƣợc thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình miễn thuế, giảm thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 1444/QĐ-TCT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế. Kết quả thực hiện miễn giảm thuế đƣợc thể hiện ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả miễn, giảm thuế TNDN

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Số DN đƣợc miễn giảm Tổng số tiền miễm giảm

2008 1.237 7,98

2009 1.409 14,45

2010 1.712 15,73

2011 902 49,63

2012 984 44,94

(Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình)

Trong đó chủ yếu miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định 24/2007/NĐ-CP; miễn giảm đối với cơ sở kinh doanh đầu tƣ xây dựng dây chuyền công nghệ mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trƣờng sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất điểm theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2007/NĐ-CP; miễn, giảm cho các trƣờng hợp theo nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, nghị quyết số 11/2011/NQ- CP của Phính phủ và một số chính sách khác.

61

thuế đã thực hiện tƣơng đối kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT. Tuy nhiên, công tác quản lý miễm, giảm chất lƣợng còn thấp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở của chính sách ƣu đãi đầu tƣ để kê khai miễn giảm thuế không đúng thực chất, gây thất thu cho NSNN.

3.2.2.4. Quản lý thông tin người nộp thuế

Để phục vụ cho công tác quản lý thuế trên địa bàn, trong những năm qua Cục Thuế Quảng Bình đã phối hợp với Cục CNTT Tổng cục Thuế tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin NNT. Cụ thể: Ứng dụng Đăng ký và cấp mã số thuế; Ứng dụng thu thập thông tin Đăng ký thuế và Quyết toán thuế TNCN (TNCN online); Trang Website thông tin ngành Thuế (Internet); Website tra cứu hóa đơn; Ứng dụng quản lý thuế Thu nhập cá nhân (PIT); Ứng dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra (TPR); Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế; Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế; Ứng dụng Quản lý hồ sơ; Ứng dụng Quản lý nợ Thuế; Ứng dụng Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Về công cụ quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về NNT: Hiện nay, Cục Thuế đã đƣợc trang bị những công cụ tiếp nhận, cập nhật, quản lý thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của DN thông qua hệ thống các chƣơng trình ứng dụng trên máy tính trong nội bộ ngành thuế; trao đổi thông tin với các ngành Kho bạc, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ; hệ thống mạng internet.

- Về bộ phận thu thập, cập nhật thông tin về NNT chƣa đƣợc tổ chức chuyên môn hóa theo đối tƣợng mà theo chức năng, phân tán ở các phòng, do đó chƣa có một đánh giá, phân tích chi tiết, đầy đủ về từng DN.

- Về nguồn thông tin: Cơ quan thuế trực tiếp quản lý những thông tin liên quan trực tiếp đến căn cứ tính thuế, nhƣ doanh thu, chi phí, giá vốn. Các thông tin khác về mối quan hệ liên kết giữa các DN chƣa đƣợc tổ chức, thu

62 thập một cách có hệ thống và thƣờng xuyên.

Nhƣ vậy, hiện tại hệ thống thông tin về NNT còn phân tán, có quá nhiều ứng dụng để phục vụ khai thác, dữ liệu về NNT còn phân tán đến tận cơ quan thuế cấp Chi cục Thuế. Việc trao trổi dữ liệu giữa các bên liên quan còn nhiều bất cập vì khả năng và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngành rất khác nhau. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thông tin về NNT chƣa đƣợc làm rõ, chƣa đƣợc quy định cụ thể, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện để làm sao ngành thuế Việt Nam có đƣợc cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác về NNT nhằm kiểm soát đƣợc tất cả đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của NSNN; phát hiện và xử lý kịp thời các vƣớng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí thuế.

3.2.2.5. Quản lý nợ thuế

Thực hiện Luật quản lý thuế, từ năm 2007 Cục Thuế Quảng Bình đã thành lập bộ máy quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế. Số nợ thuế của từng NNT đƣợc kiểm soát, xác định, phân loại, theo dõi chặt chẽ, giúp cho việc điều hành, QLT đƣợc thuận lợi; nguyên nhân của từng khoản nợ thuế đƣợc xác định cụ thể làm cơ sở áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp và hiệu quả hơn.

Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế tại Quảng Bình đã đƣợc triển khai tích cực, đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào NSNN, đã thực hiện quản lý nợ theo đúng quy trình và ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã đi vào nề nếp.

Bên cạnh việc đôn đốc và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thu nợ thuế, để tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp, Cục Thuế Quảng Bình cũng đã hƣớng dẫn cho các DN lập hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính xoá nợ thuế cho các đơn vị theo đúng chế độ quy định.

63

Tuy nhiên, ta thấy tổng số nợ năm sau cao hơn năm trƣớc (xem Bảng 3.12 và Biểu đồ 3.5). Tuy nhiên, xét về tỷ trọng của các khoản nợ, ta thấy nợ có khả năng thu là cao nhất. Tỷ trọng nợ khó thu có xu hƣớng ngày càng tăng lên. Nguyên nhân nợ mới phát sinh tăng lên là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, vì vậy các năm 2011, 2012 nợ thuế tăng cao; do thực hiện Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy công tác thu nợ chƣa thực sự quyết liệt.

Bảng 3.12. Tình hình nợ thuế TNDN từ 2008-2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số tiền nợ Trong đó nợ thuế TNDN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)