Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuếTNDN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 36)

Mọi hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân đều diễn ra trong một môi trƣờng nhất định và luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong hoạt động Quản lý thuế cũng vậy luôn chịu tác động của các nhân tố đó. Chính vì vậy, ngƣời quản lý cần phải hiểu rõ từng nhân tố để đƣa ra những quyết định phù hợp.

1.2.3.1 Các nhân tốthuộc về nội bộ cơ quan thuế

Tổ chức bộ máy: Là tổng thể các đơn vị, các bộ phận cấu thành dựa trên chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Để một tổ chức hoạt động tốt, tổ chức bộ máy cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhƣ: tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực; đúng chức năng nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận; vận hành một cách nhịp nhàng. Tổ chức bộ máy tuy đã đƣợc thực hiện theo mô hình chức năng, phù hợp với tiến trình cải cách và hiện đại hóa của ngành thuế; nhƣng vẫn còn cồng kềnh tỷ lệ cán bộ bố trí ở các chức năng chƣa hợp lý.

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế tuy đã đƣợc kiện toàn một bƣớc, nhƣng thực trạng vẫn còn chồng chéo, chƣa chuyên sâu, chuyên nghiệp. Cơ quan thuế chƣa đƣợc giao điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế, chức năng cƣỡng chế thu nợ thuế chƣa đƣợc quy định rõ nên việc xác định và xử lý chƣa kịp thời các gian lận lớn về thuế và xử lý nợ đọng gặp nhiều khó khăn.

26

công hay thất bại của công tác quản lý thuế, những ngƣời trực tiếp thực thi công vụ về thuế. Trình độ và kỹ năng cũng nhƣ khả năng phát triển của họ trong tƣơng lai, tập quán, phong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Phẩm chất cách mạng và năng lực toàn diện của các cán bộ Quản lý thuế phải đƣợc nâng cao về quan điểm, lập trƣờng, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp.

Đại bộ phận cán bộ thuế hiện nay chƣa có kỹ năng chuyên sâu, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế hiện nay chƣa phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận cán bộ quản lý thuế chƣa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế hiện hành. Thái độ và phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế chƣa thật tận tụy, công tâm, khách quan, văn minh, lịch sự, chƣa coi NNT là khách hàng quan trọng nhất để nâng cao chất lƣợng phục vụ, chƣa trở thành ngƣời bạn đồng hành của NNT trong việc thực hiện các luật thuế, thậm chí có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm.

Quy chế làm việc (cơ chế vận hành) tại mỗi đơn vị cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác. Nếu quy chế làm việc hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Điều kiện vật chất: Đây cũng là một trong những nội dung trong chƣơng trình cải cách hệ thống Thuế. Cơ sở vật chất tốt, một môi trƣờng làm việc hiện đại, chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ công chức thuế thực hiện nhiệm vụ của mình đƣợc tốt hơn.

27

1.2.3.2 Các nhân tố ngoài hệ thống cơ quan thuế

- Hệ thống chính sách, pháp luật thuế

Hệ thống chính sách, pháp luật thuế đƣợc áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo đƣợc sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tƣ trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nƣớc.

Hệ thống thuế mang tính chắp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho NSNN. Ngƣợc lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ đƣợc sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân cƣ và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.

Trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thuế chƣa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế; chƣa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nƣớc; chƣa thực sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế; áp lực của việc giao dự toán.

- Người nộp thuế

Ngƣời nộp thuế với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của cơ quan thuế. Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT là đối tƣợng chính của công tác quản lý thu thuế. Đồng thời, mức độ, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của NNT ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cũng là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ... cần phải có của công tác quản lý thu thuế.

28

- Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc. Là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải là công việc đơn phƣơng của ngành thuế. Cần có sự phối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của Nhà nƣớc.

Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dân: Nhà nƣớc đƣa đƣợc công tác thuế vào quần chúng nhân dân là công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nâng cao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi đƣợc hƣởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc gia. Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi những vấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế.

- Các yếu tố môi trường bên ngoài khác

Môi trƣờng bên ngoài là các yếu tố tác động trên phạm vi rộng. Các yếu tố thuộc môi trƣờng chung bao gồm:

Kinh tế: các yếu tố kinh tế đƣợc xem xét và đánh giá trên các chỉ tiêu chung của một nền kinh tế nhƣ tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, tình hình giá cả và lạm phát, tình hình lao động, việc làm... Môi trƣờng kinh tế tốt, đặc biệt là môi trƣờng kinh doanh sẽ thúc đẩy qua trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhà nƣớc phải có trách nhiệm tạo ra một môi trƣờng kinh

29

doanh lành mạnh, bình đẳng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả thì lợi nhuận tăng, nhờ đó sẽ nộp thuế TNDN nhiều hơn cho NSNN, tạo điều kiện cho cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

Chính trị: đó là các yếu tố nhƣ thể chế và xu thế chính trị của quốc gia, lập trƣờng và thái độ của Chính phủ trƣớc các vấn đề kinh tế xã hội, tình trạng luật pháp và trật tự xã hội... Môi trƣờng chính trị tốt sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngƣợc lại.

Xã hội: có thể bao gồm các yếu tố chính nhƣ các yếu tố về nhân khẩu, tập quán và truyền thống của từng cộng đồng dân cƣ, các giá trị xã hội... Môi trƣờng xã hội sẽ tác động trực tiếp việc lựa chọn biện pháp quản lý. Chính vì vậy, cơ quan quản lý thuế cần lựa chọn biện pháp quản lý thuế phù hợp với thực tế của mỗi địa phƣơng.

Khoa học và công nghệ: Có thể nói khoa học và công nghệ sẽ tác động rất lớn đến công tác quản lý thu thuế: góp phần tăng thu, cải tiến quy trình quản lý thu thuế, cung cấp thông tin thu - nộp thuế nhanh, từ đó nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý thu thuế.

Việc quản lý thuế chƣa dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích đánh giá theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn phƣơng thức theo mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại đối tƣợng nộp thuế. Thông tin và dữ liệu trong chƣơng trình quản lý thuế chƣa bảo đảm phản ánh đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Việc lƣu giữ thông tin toàn ngành thuế đang đƣợc triển khai chƣa phát huy hết tác dụng; việc phân tích. xử lý thông tin và phân loại tình hình chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp chƣa có căn cứ định lƣợng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ƣớc lƣợng định tính nên không thể hiện tính khoa học.

30

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)