Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 103)

Thanh tra, kiểm tra thuế của CQT giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLTT nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý thuế hiện đại dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện của NNT. Bởi vậy công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện hiện nay với quy mô toàn ngành thuế, cả nƣớc nói chung và Cục Thuế Quảng Bình nói riêng phải đặt ở tầm cao hơn, chuyên sâu hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn và hiệu quả hơn.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế

Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp hoạt động có hiệu quả, chức năng kiểm tra, thanh tra NNT càng cần phải đƣợc tăng cƣờng. Mục tiêu lớn nhất của công tác thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu cho NSNN. Đối với công tác QLTT TNDN thì công tác kiểm tra, thanh tra NNT đƣợc coi là mặt công tác chủ yếu, quan trọng hàng đầu. Chỉ thông qua kiểm tra, thanh tra NNT, cán bộ thuế mới nắm rõ đƣợc tình hình hạch toán, tính và kê khai nộp thuế TNDN của NNT có trung thực và đúng đắn không. Để quản lý thuế TNDN có hiệu quả cần tăng cƣờng kiểm tra tại CQT và tại trụ sở NNT.

* Kiểm tra tại cơ quan thuế: Việc kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế cần chú trọng những nội dung sau:

- Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính quí chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quí phát sinh nghĩa vụ thuế. Việc xác định thời hạn đƣợc căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định, có ghi đầy đủ các chỉ tiêu không. Trƣờng hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng đƣợc các yêu cầu NNT khắc phục sai sót và nộp bản thay thế.

93

Doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ. Đối với các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ (nếu có) cần phải có thông báo yêu cầu NNT giải trình; các chỉ tiêu lỗ đƣợc chuyển trong kỳ (nếu có); thuế TNDN đƣợc miễn, giảm (nếu có): Cần phải có thông báo yêu cầu NNT giải thích.

* Kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT: Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT cần tiến hành thực hiện tốt các bƣớc sau đây:

Bước 1: Chủ động phân tích đánh giá, tổng hợp, phân loại và lập kế hoặc kiểm tra ngay từ đầu năm, đầu quý, đầu tháng trên cơ sơ dấu hiệu nghi ngờ của các doanh nghiệp từ kết quả kiểm tra tại trụ sở của CQT bảo đảm DN cần đƣợc kiểm tra, thanh tra tối thiểu từ 20 đến 25% trên tổng số QN quản lý.

Buớc 2: Lựa chọn cán bộ thật sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức để giao nhiệm vụ trƣởng đoàn kiểm tra, đặc biệt là những cuộc kiểm tra phạm vi hoạt động rộng, đa ngành.

Bước 3: Làm tốt công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm tra hết sức kỹ lƣởng trƣớc lúc trình quyết định kiểm tra, tránh hình thức, các công việc cần chú trọng các bƣớc nhƣ sau:

- Phân tích hồ sơ kê khai tại CQT nhằm tìm ra các mâu thuẩn phát sinh trong hồ sơ, cân đối, so sánh, đối chiếu các dữ liệu có liên quan nhằm tìm ra nội dung nghi ngờ để xác định những dấu hiệu vi phạm.

- Điều tra khảo sát những thông tin, tình hình đặc điểm hoạt động SXKD của DN nhƣ mô hình tổ chức kinh doanh, các cơ sở trực thuộc, hình thức quản lý kinh doanh, cơ chế quản lý của DN, các biểu hiện vi phạm thƣờng xẩy ra...

- Xác định các loại thuế, phí, lệ phí, các khoản phải nộp cho ngân sách mà DN phải thực hiện trong kỳ kiểm tra.

- Sau khi thực hiện công tác khảo sát, tổng hợp toàn bộ nội dung cần kiểm tra và lập đề cƣơng, kiểm tra để trình lãnh đạo phòng xem xét bổ sung

94

và trình duyệt với ngƣời ra quyết định kiểm tra.

- Sau khi có quyết định kiểm tra trƣởng đoàn kiểm tra phải lập kế hoạch về thời gian kiểm tra cụ thể báo cáo với Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo chi cục, Lãnh đạo phòng.

Bước 4: Triển khai quyết định kiểm tra:

- Trƣớc khi kiểm tra trƣởng đoàn kiểm tra phải bao quát toàn bộ nội dung cần thiết cụ thể cho cuộc kiểm tra, rà soát đề cƣơng đề từ đó phân công cho các thành viên kiểm tra cụ thể. Việc phân công dựa trên cơ sở năng lực, sở trƣờng của từng thành viên trong đoàn để phân công.

- Kiểm tra một số nội dung cơ bản về những hành vi vi phạp pháp luật thuế thƣờng xẩy ra, phƣơng pháp kiểm tra xác định nhƣ sau:

 Kiểm tra đối với các khoản chi phí để tính trừ thuế TNDN:

Trong quyết toán thuế TNDN hàng năm của NNT, thông thƣờng một số DN đã có những hành vi làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp. Vì vậy công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm đòi hỏi cần phải tiến hành rộng rãi, sâu sắc để từng bƣớc giảm rủi ro, thất thoát tiền thuế cho NSNN, tăng cƣờng kỷ cƣơng phép nƣớc; Đặc biệt là trong cơ chế tự khai tự nộp về thuế. Các dấu hiệu của hành vi vi phạm thƣờng xẩy ra nhƣ sau:

1. Hành vi kê khai vốn pháp định theo giấy phép đăng ký kinh doanh cao hơn so với vốn góp thực tế;

2. Hành vi hạch toán liên quan tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp về ngƣời lao động;

3. Số dƣ tiền lƣơng, tiền công phải trả cho ngƣời lao động hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán với CQT chƣa chi trả (trừ những DN có lập quỹ dự phòng);

95

5. Hành vi hạch toán các chứng từ chi phí không có hoá đơn hợp pháp; 6. Hành vi hạch toán các chứng từ hoá đơn không liên quan đến kết quả SXKD của DN;

7. Hạch toán chi phí các khoản dự phòng vƣợt mức hoặc số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dƣ khoản dự phòng, nhƣng DN không hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác theo quy định tại thông tƣ số 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại DN.

8. Hạch toán chí nguyên liệu, vật liệu, năng lƣợng, nhiên liệu, hàng hoá phần vƣợt mức tiêu hao hợp lý.

 Kiểm tra về doanh thu:

Căn cứ vào báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng tháng để tiến hành đối chiếu kiểm tra doanh thu trên sổ kế toán:

- Đối chiếu doanh thu trên sổ kế toán xem có khớp với các báo cáo. - Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán trên các tài khoản, đối chiếu với hồ sơ, biên bản để xác định nguyên nhân và tính hợp pháp của các khoản giảm trừ.

- Kiểm tra các luồng tiền thanh toán trên, để làm rõ các khoản tiền có liên quan đến doanh thu, đối chiếu với hồ sơ khai thuế kiểm tra tính chính xác của hồ sơ khai thuế.

- Kiểm tra các báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng, hoá vật tƣ để xác định xem doanh nghiệp có trốn doanh thu.

- Kiểm tra các báo cáo nhập xuất tồn kho vật tƣ, hàng hoá đối chiếu với các tài khoản liên quan để phát hiện DN nhập kho vật tƣ, hàng hoá đúng giá

96

trên hoá đơn nhƣng ghi sổ với số lƣợng ít hơn. Nhƣ vậy, khi đƣa vào sản xuất hoặc giá vốn hàng hóa bán ra cao hơn thực tế nhập kho. Phần chênh lệch dôi ra về lƣợng sẽ là phần DN trốn doanh thu, trốn thuế GTGT và trốn thuế TNDN.

 Kiểm tra kê khai miễn, giảm thuế

Trong thời gian vừa qua, một số DN kê khai việc miễn giảm thuế không đúng với quy định để lợi dụng trốn thuế, tránh thuế TNDN nhƣ: Đăng ký địa bàn, ngành nghề kinh doanh nhƣng thực chất trụ sở kinh doanh và ngành nghề kinh doanh không đúng nhƣ trong Giấy phép kinh doanh; kê khai việc mở rộng sản xuất, đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới nhƣng không thực chất; đăng ký địa điểm DN vào các Khu công nghiệp nhƣ Khu Công nghiệp Bắc Quảng Bình, Cảng La nhƣng sau khi đăng ký lại chuyển trụ sở về Thành phố Đồng Hới. Vì vậy, cần tăng cƣờng kiểm tra việc kê khai miễn giảm của các DN với những nội dung nêu trên.

Bước 5: Xác định và thiết lập chứng cứ vi phạm trong kiểm tra

Việc xác định và thiết lập chứng cứ vi phạm trong kiểm tra cần cụ thể, rõ ràng, có cơ sở pháp lý, chứng cứ phải đƣợc lập biên bản theo nội dung vi phạm và đƣợc ký chấp nhận của đối tƣợng kiểm tra và cán bộ kiểm tra từ đó để làm cơ sở pháp lý cho việc kết luận và xử lý sau khi kết thúc kiểm tra.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành

Hiện nay, tại Cục Thuế Quảng Bình số lƣợng cán bộ còn quá ít so với yêu cầu công việc. Cục Thuế có 01 phòng Kiểm tra nội bộ với biên chế 05 ngƣời, 07 Chi cục chƣa có Đội Kiểm tra nội bộ. Để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, Cục Thuế Quảng Bình cần phải tiến triển khai các giải pháp cụ thể là:

1. Kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ tại các Chi cục;

2. Điều động nguồn lực từ các Chi cục để tiến hành Kiểm tra chéo giữa các đơn vị;

97

3. Thời gian thực hiện kiểm tra chéo là Quý I hàng năm. Thời gian thực hiện là 30 ngày/1cuộc thanh tra/1Chi cục (quy định tại Luật Thanh tra), ngoài thời gian này các Chi cục tự tổ chức kiểm tra.

4. Lựa chọn nội dung chuyên đề cần thanh tra phù hợp: Căn cứ vào số liệu lịch sử đƣợc lƣu giữ các năm trƣớc và thông tin thu thập từ các Phòng chức năng nhƣ: Phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế; phòng Kê khai- Kế toán thuế; phòng Tổng hợp dự toán, phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ- Ấn chỉ để xác định nội dung chuyên đề cần thanh tra. Cần tập trung các chuyên đề có rủi ro cao nhƣ: Thu, nộp thuế vào Ngân sách; chế độ miễn, giảm thuế thông qua chính sách ƣu đãi đầu tƣ; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; phúc tra kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.

Thông báo kết quả thanh tra đến các đơn vị trong toàn ngành để cùng rút kinh nghiệm chung, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm. Thực hiện kiến nghị và xử lý sau thanh tra phải đƣợc theo dõi chặt chẽ, có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra. Phòng Kiểm tra nội bộ phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xem xét đề nghị Hội đồng kỷ luật xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm, gắn với công tác thi đua, khen thƣởng hàng năm.

4.2.4. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý thuế

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQT, thực hiện minh bạch hoá thủ tục thuế phục vụ NNT và DN tốt hơn, chất lƣợng hơn. Mục tiêu đến 2015 cần đáp ứng tự động hóa 95% nhu cầu xử lý thông tin QLT, 100% các chức năng QLT đƣợc ứng dụng CNTT một cách sâu, rộng; Cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử đạt 90% DN, nộp thuế điện tử đạt 80%; cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thƣờng xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả;

98

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống tài chính điện tử.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, cần triển khai tốt một số giải pháp nhƣ sau:

- Tăng cường đội ngũ cán bộ tin học, đồng thời khai thác tốt nguồn lực từ bên ngoài

Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, trƣớc hết cần tăng cƣờng đội ngũ cán bộ tin học tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế đảm bảo về số lƣợng theo qui định của Quyết định 1378/QĐ-TCT ngày 28/9/2009 và công văn số 4852 /TCT-CNTT ngày 24/11/2009 của Tổng cục Thuế. Khai thác tốt nguồn lực từ bên ngoài (nhân lực từ các doanh nghiệp tin học, các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn) để phục vụ việc thực hiện các đề án phục vụ công tác QLT trên địa bàn.

- Tăng cường trang bị các thiết bị tin học và nâng cấp hạ tầng truyền thông

Đến 2015 trang bị đủ 100% số cán bộ có máy tính. Đối với các cán bộ thanh tra, kiểm tra có thể trang bị máy tính xách tay thay cho máy tính để bàn để phù hợp với yêu cầu công việc. Triển khai mạng LAN mở rộng cho các Đội thuế phƣờng xã để khai thác dữ liệu tại Văn phòng các Chi cục.

- Đẩy nhanh triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ QLT bằng cách phối hợp vơi Cục Công nghệ thông tin- Tổng cục Thuế triển khai thí điểm các ứng dụng tại Quảng Bình

Triển khai hệ thống ứng dụng phục vụ QLT, đáp ứng đầy đủ các chức năng phục vụ các quy trình QLT trong nội bộ ngành Thuế và vận hành hiệu quả cao các chức năng: xử lý tờ khai, kế toán thuế; quản lý thu nợ; thanh tra, kiểm tra thuế; tuyên truyền, hỗ trợ thuế.

- Đẩy mạnh triển khai các ứng dụng phục vụ NNT

Triển khai hệ thống dịch vụ thuế điện tử (e-Tax service): Tiếp tục thực hiện lộ trình phát triển về dịch vụ công điện tử, vừa triển khai kê khai qua mạng, kê khai trực tuyến ; kết hợp với việc mở rộng các dịch vụ dịch vụ công điện tử

99

(e-Tax service) để hỗ trợ NNT trực tuyến qua mạng, hỗ trợ qua điện thoại, nhắn tin ngắn (SMS) và các dịch vụ khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho NNT thực hiện nghĩa vụ về thuế; nâng cấp trang Web Cục thuế Quảng Bình để cung cấp thông tin chính sách, luật, nghị định về thuế, thủ tục hành chính về thuế; công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ công NNT; cung cấp thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ cho từng NNT, v.v...

- Kết nối mạng trao đổi thông tin với các ngành liên quan

Trong giai đoạn mới, Cục Thuế Quảng Bình cần thực hiện tốt hơn việc kết nối mạng, trao đổi thông tin với các ngành nhƣ: Kho bạc, Tài chính, Hải quan, Ngân hàng, Đăng ký kinh doanh, Thống kê. Hoàn thành việc triển khai dự án Hiện đại hoá thu nộp thuế kết hợp giữa các ngành Thuế - Kho bạc - Hải quan – Tài chính để đem lại hiệu quả cao cho công tác QLTT, giảm đáng kể nhân lực thủ công nhập hàng triệu chứng từ nộp thuế hàng tháng.

4.2.5. Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành trong tổ chức quản lý thu thuế

- Phối hợp cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác quản lý thuế:

Các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của NNT; Các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở các ngành, lĩnh vực nhƣ Công an, quản lý thị trƣờng, các cơ quan chi trả thu nhập, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội…trong phạm vi nhiệm vụ quản lý hoặc có nắm giữ các thông tin liên quan đến NNT có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan QLT, kể cả tố cáo các hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)