Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đọc và tra cứu các tài liệu có trƣớc để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là: giúp cho tác giả nắm đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện; Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình; Giúp cho ngƣời nghiên cứu có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn; Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu; Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí; Giúp ngƣời nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học.
Phân tích tài liệu: Để giúp tác giả chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng lĩnh vực chuyên môn, đối tƣợng nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng tài liệu thứ cấp: là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thƣ, bản thảo viết tay, Internet, hình ảnh, video, băng cassett...
Để xây dựng cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nữ, luận văn dựa trên khung khổ lý thuyết từ các nguồn tƣ liệu sách, bao gồm: giáo trình, sách chuyên khảo... xuất bản chủ yếu từ NXB Chính trị quốc gia, NXB Đại học Quốc gia, NXB Đại học Kinh tế quốc dân… Những nguồn tài liệu này cho phép luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lao động nữ và giải quyết việc làm cho lao động nữ.
Nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, các đề tài luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… đƣợc tác giả tập hợp chủ yếu từ các Hội nghị khoa học của các Trƣờng Đại học, của Hôị Phụ nữ, của Đoàn thanh niên các cấp, từ thƣ viện, các viện nghiên cứu, từ các tạp chí nhƣ: Tạp chí Lao động – xã hội, tạp chí Phụ nữ, tạp chí Thanh niên, tạp chí Nghiên cứu kinh tế… Nguồn tài liệu này cho
47
phép tác giả nghiên cứu những hoạt động, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm nói chung, giải quyết việc làm cho lao động nữ nói riêng.
Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là các Báo cáo thống kê số liệu lao động - việc làm của Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội, Sở Lao động, thƣơng binh và xã hội Quảng Bình; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình; báo cáo tình hình Kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình từ năm 2005 - 2013; các báo cáo có liên quan của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn, Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Quảng Bình, và từ kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố... Tài liệu lƣu trữ của tỉnh (Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Văn kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015; Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X, XI, văn kiện đại hội Phụ nữ tỉnh…). Trang web (http://chinhphu.vn; hoilhpn.org.vn; www.quangbinh.gov.vn).
Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp phân tích định tính và phƣơng thức định lƣợng để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ dựa trên những vấn đề đặt ra từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, trong mối tƣơng quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bằng phƣơng pháp này, tác giả có thể phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nữ, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để phân tích, đánh giá thực trạng, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình.
2.2.4. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 4 của luận văn. Ở chương 1, luận văn thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp tới đề tài, cơ sở lý luận về công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ.
Ở chương 2, luận văn mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong
48
Ở chương 3, Sau khi thu nhập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các
loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, bình quân về lao động và việc làm của lao động nữ. Trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của tình hình, quá trình cũng nhƣ đặc trƣng của công tác giải quyết việc làm và việc làm cho lao động nữ tại Quảng Bình.
2.2.5. Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tƣợng kinh
tế xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác...
Trong chƣơng 3 của luận văn, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh về số liệu, tình hình lao động, việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình. Việc so sánh cho thấy những biến động về số liệu và tình hình nghiên cứu, cũng nhƣ mức độ thực hiện đƣợc kế hoạch đề ra. So sánh việc giải quyết việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ qua các năm cho phép khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phƣơng, từ đó rút kinh nghiệm cũng nhƣ nhân rộng các giải pháp tích cực trong công tác giải quyết việc làm.
49
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở khu vực Bắc Miền Trung, là nơi hẹp nhất từ Đông sang Tây của lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào với đƣờng biên giới chung dài 201,8 km, phía Đông giáp biển với chiều dài 116 km. Về địa hình, do cấu tạo của dãy Trƣờng Sơn, địa hình Quảng Bình thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mƣa, ẩm dồi dào.., là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Bình đƣợc coi là vùng có khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 8 thƣờng gây nên hạn hán. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mƣa nên dễ gây nên bão, lũ lụt thƣờng xuyên.
Về tài nguyên, diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình là 8.065 km2, nhƣng đất canh tác ít, đa số là loại đất nghèo dinh dƣỡng, bạc màu và khô cằn, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khoáng sản tuy phong phú, đa dạng nhƣng trữ lƣợng thấp. Với diện tích đất nông nghiệp 79.618 ha, đất lâm nghiệp 663.522 ha; có bờ biển dài 116,04 km với vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải gần 20.000 km2. Quảng Bình đƣợc thiên nhiên ƣu đãi vừa có rừng, biển, sông và nhiều cảnh quan thiên nhiên, với 116km bờ biển, bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển, bãi tắm… thuận lợi cho phát triển du lịch và nghĩ dƣỡng; đặc biệt Di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
50
với hàng trăm hang động, có động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đƣờng… với nhiều kỳ bí. Đây là lợi thế để phát triển du lịch.
Bên cạnh lợi thế, những đặc điểm về tự nhiên cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của tỉnh, do đó cũng ảnh hƣởng lớn tới giải quyết việc làm cho lao động nữ. Chẳng hạn nhƣ điều kiện tự nhiên khó khăn cho phát triển nông nghiệp vì vậy ảnh hƣởng lớn đến giải quyết lao động nữ ở nông thôn, mà phụ nữ nông thôn chiếm tỷ lệ cao (85,68% lực lƣợng lao động nữ).
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Theo niên giám thống kê năm 2013 của Cục thống kê tỉnh Quảng Bình,dân số toàn tỉnh có 863.350 ngƣờivà cơ cấu dân số theo giới tính nhƣ sau: (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1: Quy mô dân số giai đoạn 2005 - 2013
Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2011 2012 2013
Tổng số 830,266 843,540 848,616 853,401 858,293 863,350
Nam 412,601 421,537 424,533 426,868 429,348 432,081 Nữ 417,665 422,003 424,083 426,533 428,945 431,269 Tỷ lệ nữ (%) 50,30 50,02 49,97 49,98 49,98 49,95
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2009(tr 26), 2013(tr 27)
Trong cơ cấu dân số của tỉnh, nam: 432.081 ngƣời, chiếm 50,04% tổng dân số; nữ: 431,269 ngƣời, chiếm 49,96% tổng dân số. Dân cƣ phân bố không đều, chiếm 84,80% (tƣơng đƣơng với 732.134 ngƣời) sống ở vùng nông thôn và 15,20% (tƣơng đƣơng với 131.216 ngƣời) sống ở thành thị.
Đến năm 2013, Quảng Bình có nguồn lao động 529.023 ngƣời, chiếm khoảng 61,28% tổng dân số, lực lƣợng lao động nữ là 257.986 ngƣời chiếm tỷ lệ 48,77% tổng số lao động. Lực lƣợng lao động tỉnh Quảng Bình khá trẻ, lao động ở nhóm tuổi từ 15- 24 chiếm tỷ lệ 24,6%; nhóm tuổi từ 25 - 34 chiếm 20,4%; nhóm tuổi từ 35 - 45 chiếm 17,96%; nhóm tuổi từ trên 45 chiếm 37,04%. Nhóm ngƣời lao động có trình độ ngày càng tăng, nhóm lao động có trình độ giáo dục phổ thông bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tăng liên tục, năm 2010 là 64,5%, tăng 4,5% so với năm 2005; tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 đạt 40%, tăng
51
18,5% so với năm 2005; tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 22%, tăng 11% so với năm 2005. Đến năm 2013, Quảng Bình có hơn 25.000 ngƣời có trình độ Đại học, cao đẳng, hơn 600 thạc sĩ, gần 50 phó giáo sƣ và tiến sĩ, lực lƣợng đã qua đào tạo gần 115.000 ngƣời, chiếm 52% số ngƣời lao động đƣợc đào tạo, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 29,5%.
3.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng
Quảng Bình là tỉnh có bờ biển dài, và một vùng biển rộng với 5 cửa sông, có các cảng quan trọng nhƣ cảng Nhật Lệ và cảng Gianh, cảng biển Hoàn La, có Quốc lộ 1 và đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc nam, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh từng bƣớc đƣợc hình thành đồng bộ bao gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không (Sân bay Đồng Hới). Kết cấu hạ tầng đô thị đƣợc mở rộng, bộ mặt đô thị đƣợc chỉnh trang, nhiều công trình, dự án trọng điểm, quy mô lớn đƣợc đƣa vào khai thác, xây dựng… Hệ thống giao thông vận tải Quảng Bình về cơ bản đã hoàn chỉnh khép kín từ Trung ƣơng đến Tỉnh - Huyện - Xã… Hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng ven biển đƣợc xác định là ngành cơ bản, quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định trong việc liên kết và thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự hình thành phát triển hệ thống cảng biển gắn với mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt ven biển là cơ sở và tiền đề quan trọng để hình thành phát triển hệ thống các dịch vụ và các trung tâm du lịch - dịch vụ ven biển, đó là lợi thế lớn mà tỉnh Quảng Bình chƣa phát huy hết tiềm năng. Cơ sở hạ tầng du lịch đƣợc đầu tƣ nâng cấp, hệ thống khách sạn nhà hàng đƣợc mở rộng. Ở các vùng du lịch trọng điểm Phong Nha - Kẻ bàng, Vũng Chùa - Đảo Yến, Nhật Lệ - Bảo Ninh… đã và đang có nhiều dự án du lịch sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh du lịch của tỉnh và sẽ thu hút nhiều lao động.
Từ năm 2005 đến nay, kinh tế Quảng Bình đã định hƣớng phát triển rõ nét hơn, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá, ổn định, từng bƣớc tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Xuất hiện nhân tố mới ở nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng nhân lực linh hoạt hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề.
52
Bảng 3.2. Tốc đô ̣ tăng trƣởng GDP của Quảng Bình giai đoa ̣n 2005 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2008 2010 2011 2012 2013 GDP 2.208.912 3.060.942 12.182.708 13.212.024 14.155.711 15.164.793 Chỉ số phát triển (%) 110,3 111,42 108,86 108,55 107,14 107,13 Tốc độ tăng (%) 10,3 11,42 8,9 8,6 7,1 7,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2009 (tr42), 2013(tr47)
Bảng số liệu 3.2 cho thấy: Quy mô GDP tỉnh tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 5 năm (2005 – 2010) đạt 11%, tốc độ phát triển bình quân đạt 111, 17%, đây là giai đoạn có mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Giai đoạn 2010 – 2013, do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng đã tác động xấu đến nền kinh tế tỉnh Quảng Bình, vì vậy, tốc độ phát triển bình quân là 107,77%, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 7,8%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng Công nghiệp – thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông- Lâm-Thuỷ sản. Tổng thu nhập các ngành kinh tế toàn tỉnh thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tổng thu nhập theo ngành kinh tế tƣ̀ 2005 – 2013
Năm Ngành Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Tổng 2005 Giá trị (Triệu đồng) 1,349,891 1,455,617 1,735,727 4,541,235 Cơ cấu (%) 29,7 32,1 38,2 2008 Giá trị (Triệu đồng) 2,173,125 3,286,628 3,520,129 8,979,882 Cơ cấu (%) 24,2 36,6 39,2 2010 Giá trị (Triệu đồng) 5,987,120 9,326,014 8,557,713 23,870,847 Cơ cấu (%) 25,8 39,07 35,85 2011 Giá trị (Triệu đồng) 8,202,416 10,538,394 10,836,213 29,577,023 Cơ cấu (%) 27,73 35,63 36,64
53
2012 Giá trị (Triệu đồng) 8,660,945 11,846,349 12,615,238 33,122,532
Cơ cấu (%) 26,15 35,77 38,08
2013 Giá trị (Triệu đồng) 9,134,983 13,497,725 14,785,863 37,418,571
Cơ cấu (%) 24,41 36,07 39,52
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình 2009, 2013
Cơ cấu kinh tế thể hiện rõ nét từ giá trị đóng góp chung của toàn tỉnh. Tỷ trọng Nông – Lâm - Thủy sản có xu hƣớng tăng chậm hơn so với tỷ trọng Thƣơng mại – dịch vụ. Tổng thu nhập Thƣơng mại – dịch vụ là chủ đạo trong nền kinh tế, định hƣớng sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Sản xuất nông - lâm - nghiệp và thuỷ sản giai đoa ̣n 2005 - 2013 đạt tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao và ổn định, chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá, năng suất, chất lƣợng. Nông, lâm, ngƣ nghiệp đƣợc xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng để giải quyết việc làm – xóa đói giảm nghèo cho gần 85% dân số toàn tỉnh. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng bình quân 4%/năm. Sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh, những năm gần đây đều đạt trên 28 vạn tấn, bảo đảm an ninh lƣơng thực. Kinh tế nông thôn phát triển theo hƣớng chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển tổng hợp các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ