Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nữ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 38)

Giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và ngƣời lao động nhằm cân bằng thị trƣờng lao động, giúp ngƣời lao động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của ngƣời lao động, gia đình và xã hội. Việc làm cho lao động chính là cầu lao động của các doanh nghiệp và của xã hội. Xã hội có nhu cầu thuê lao động bao nhiêu và loại nào tùy thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm mà họ cần thỏa mãn nhu cầu của thị trƣờng.

1.2.4.1 Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

a. Hƣớng nghiệp

Hƣớng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời

28

thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trƣờng lao động) ở cấp độ địa phƣơng và quốc gia. Thuật ngữ hƣớng nghiệp hiểu một cách chính xác là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực nhƣ: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp... Khi mỗi cá nhân đều có đƣợc chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, ổn định, họ sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Ở một góc độ khác, hƣớng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lƣợng lao động có định hƣớng rõ ràng, do họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện.

Tổ chức các hoạt động hƣớng nghiệp và tƣ vấn hỗ trợ các đối tƣợng cần hƣớng nghiệp có đƣợc nhận thức nghề nghiệp, định hình đƣợc định hƣớng, hình thành động lực cần thiết để phấn đấu theo đuổi một chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, tham gia lao động nghề nghiệp, từ đó có thu nhập ổn định. Qua các hoạt động này, hƣớng nghiệp góp phần phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, định hƣớng đƣợc nguồn lao động ổn định với trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội. Hƣớng nghiệp giúp mỗi cá nhân có định hƣớng phù hợp để phát triển bản thân, tìm đến một tƣơng lai tốt đẹp hơn bằng con đƣờng bền vững là phát triển chuyên môn nghề nghiệp của cá nhân.

Mỗi địa phƣơng có những tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Hƣớng nghiệp hƣớng tới giải quyết việc làm cho ngƣời lao động dựa trên việc khai thác những tiềm năng của địa phƣơng, vừa tạo việc làm cho lao động, vừa chuyển đổi kinh tế, phát huy tiềm năng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng ...

Hƣớng nghiệp cần xác định cho những đối tƣợng cụ thể nhƣ: đối tƣợng dƣới 15 tuổi (hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng), đối tƣợng từ 15 tuổi trở lên (gồm nam, nữ), thậm chí có thể phân loại đối tƣợng chi tiết hơn đề hƣớng nghiệp cụ thể hơn (nam, nữ, đội tuổi từ 15 - 30, từ trên 30 – 50, trên 50 tuổi...) Đối với đối tƣợng là học sinh (hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng thì ngành Giáo dục đào tạo hiến kế khu vực nào hƣớng học sinh học nghề, khu vực nào thì chuyên sâu về khoa học - kỹ thuật, việc chọn trƣờng và việc chọn ngành phù hợp.. Hệ thống trƣờng nghề, các Trung tâm hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm của các địa phƣơng, đơn vị, Trung tâm

29

dạy nghề của Hội Nông Dân, Hội LHPN, Đoàn Thanh Niên hƣớng nghiệp đối với các đối tƣợng lao động thanh niên, lao động nữ, lao động nông thôn ở các độ tuổi.

Hƣớng nghiệp cho lao động nữ cần hƣớng tới những ngành, nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ, hƣớng đến mục tiêu việc làm bền vững và tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho lao động nữ.

b. Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm. Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Phát triển đào tạo nghề thực chất là phát triển nguồn lực con ngƣời, phát triển lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn để xây dựng đất nƣớc giàu mạnh. Đào tạo nghề cho lao động nữ là con đƣờng cơ bản để giúp cho lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề nhƣ vậy mới có thể có đƣợc việc làm tốt, có thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống. Lao động nữ có trình độ đào tạo nghề càng cao thì khả năng có việc làm và mức thu nhập càng cao. Vì vậy, phát triển đào tạo nghề là biện pháp để xoá đói giảm nghèo trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh của mỗi con ngƣời để họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, tạo ra thu nhập đảm bảo cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng phát triển đào tạo nghề là biện pháp tích cực và bền vững trong việc giải quyết việc việc làm, nâng cao đời sống cho lao động nữ.

Một trong những phƣơng thức tạo việc làm cho lao động nữ là tăng cƣờng mở rộng phát triển mạng lƣới các cơ sở, trung tâm dạy nghề tại địa phƣơng. Để phát huy hiệu quả hƣớng nghiệp, tƣ vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động, vấn đề quan trọng chính là định hƣớng và gắn việc tƣ vấn, đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội cũng nhƣ thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm.

Ở Việt Nam,Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 295 về hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 do Trung ƣơng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt

30

Nam đề xuất đã tạo cơ chế chính sách dạy nghề, học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Theo báo cáo của các trung tâm, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống Hội LHPN các cấp, năm 2010, các đơn vị dạy nghề đã đào tạo nghề cho 55.320 học viên, trong đó có 50.214 học viên là nữ, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 8.941 học viên, tốt nghiệp trung cấp nghề 21 học viên; liên kết tuyển mới trung cấp nghề cho 67 học viên. Các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội LHPN Việt Nam và các cấp hội phụ nữ thực hiện tƣ vấn học nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 50.000 lao động nữ đƣợc đào tạo nghề (Hội LHPN Việt Nam, 2010).

1.2.4.2 Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động nữ

Mỗi nền kinh tế cũng nhƣ mỗi địa phƣơng đều có những tiềm năng phát triển kinh tế. Những tiềm năng này nếu đƣợc khai thác hợp lý sẽ tạo ra đƣợc nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có việc làm phù hợp cho lao động nữ.

Đặc điểm của lao động nữ cho thấy, nếu mỗi địa phƣơng trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - chú trong tới phát triển những ngành nghề phù hợp với lao động nữ sẽ tạo ra những cơ hội việc làm nhiều hơn cho lao động nữ. Trong điều kiện xã hội phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của những ngành nghề thủ công, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch và dịch vụ... sẽ là những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ.

Phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề và thành phần kinh tế là chính sách của Việt Nam nhằm đƣa nền kinh tế phát triển theo cơ cấu hợp lý, sử dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của các thành phần kinh tế, đồng thời giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho ngƣời lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã giải quyết đáng kể việc làm cho lao động nữ.

Tổng số lao động nữ năm 2013 của Việt Nam là 25.875.000 ngƣời, chiếm 48,6% cơ cấu lực lƣợng lao động, trong đó lao động nữ có việc làm là 25.378.000 ngƣời, cơ cấu lao động nữ chia theo loại hình kinh tế đối với loại hình cá nhân/hộ sản xuất kinh doanh cá thể chiếm 48,9%, loại hình kinh tế tập thể chiếm 28,5%,

31

kinh tế tƣ nhân chiếm 42,6%, kinh tế Nhà nƣớc chiếm 46,1%... Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm: lao động nữ là chủ cơ sở chiếm 29,5%, tự làm chiếm 49,6%, lao động gia đình chiếm 64%, lao động làm công ăn lƣơng chiếm 41,1%. Trong một số ngành kinh tế tỷ trọng lao động nữ trong tổng số lao động của ngành khá thấp, nhƣ vận tải kho bãi(9,2%), xây dựng(9,9%). Ngƣợc lại, có những ngành chủ yếu là lao động nữ, nhƣ: hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình (92,9%), giáo dục và đào tạo (71,1%), dịch vụ lƣu trú và ăn uống (71,0%) (Tổng cục thống kê, 2013). Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Việt Nam cũng chủ trƣơng phát triển và ban hành nhiều chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc mà còn đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm mới mỗi năm cho ngƣời lao động, nhất là lao động nữ, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng cƣờng an sinh xã hội… Đồng thời, từ thực tế phát triển sản xuất kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nhiều hộ gia đình do phụ nữ làm chủ đã mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp và mục đích kinh doanh, đầu tƣ sản xuất, hình thành các nữ chủ doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực may mặc, thƣơng mại, dịch vụ ăn uống, giải trí, nữ chủ trang trại…

Nếu nhƣ phƣơng thức tạo việc làm thông qua sự phát triển đa dạng của các ngành nghề và sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu giải quyết việc làm cho bộ phận lao động nữ ở khu vực thành thị, thị xã, thị trấn thì đối với phụ nữ nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống đã chứng minh đƣợc hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện để lao động nữ nông thôn dễ tìm đƣợc việc làm tại chỗ nhằm cải thiện thu nhập và tận dụng thời gian nhàn rỗi.

1.2.4.3 Xuất khẩu lao động

Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, xuất khẩu lao động là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại của của các nƣớc có nền kinh tế chƣa phát triển nhƣ Việt Nam. Nhiều nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣng đang phải đối mặt với tình trạng giảm dân số và thiếu lao động. Hơn nữa, trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học khoa học - công nghệ, ở những nƣớc này vẫn có những ngành rất cần tới những lao động nhƣ: xây

32

dựng, khai mỏ, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp ráp ô tô…Trong đó, nhu cầu lao động nữ rất lớn đối với một số nghề nhƣ: dịch vụ gia đình, tạp vụ, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, điều dƣỡng viên…

Lao động nữ đƣợc làm việc ở nƣớc ngoài sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ, đó là: đƣợc đào tạo và huấn luyện nghề, hiểu biết và làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội thu nhập cao, mở rộng giao lƣu văn hóa- xã hội…Từ đó, họ có đƣợc vị thế và sự tự tin hơn trong gia đình và xã hội…

Xuất khẩu lao động là mục tiêu chiến lƣợc của Việt Nam nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, trong đó có lao động nữ. Cũng từ xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động nữ. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc - Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội, năm 2013 đã đƣa 85.000 lao động ra làm việc ở nƣớc ngoài, hiện đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Trong đó, số lƣợng lao động nữ đi làm việc ở nƣớc ngoài là 228.598 ngƣời, chủ yếu ở các quốc gia nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malayxia… lao động nữ làm việc trong các ngành phục vụ cá nhân và xã hội chiếm 52,9%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 1,10%, thuỷ sản 0,13%, còn lại là các ngành nghề khác (Bộ LĐ và TBXH, 2006). Thực tế cho thấy, lao động nữ Việt Nam làm việc tại các quốc gia nhƣ Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản… luôn đƣợc đánh giá cao về đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Nhƣng đa số lao động nữ có xuất thân từ khu vực nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, kỹ năng lao động chƣa cao. Do đó, lao động nữ đi xuất khẩu lao động dễ gặp phải nhiều rủi ro nhƣ bị lừa đảo, ngƣợc đãi hoặc phải sống trong những điều kiện lao động kém, bị lạm dụng sức lao động và thân thể… Vì vậy, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đó và giúp phụ nữ giảm bớt thiệt thòi trong xuất khẩu lao động, Nhà nƣớc cần có các chính sách xã hội hỗ trợ lao động nữ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các thủ tục pháp lý, các hoạt động môi giới, tuyển dụng đƣa ngƣời đi xuất khẩu lao động.

33

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)