Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 44)

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Quảng Nam có 825.859 ngƣời từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lƣợng lao động, chiếm 58,19% tổng dân số. Trong tổng số lực lƣợng lao động của tỉnh, nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam giới (50,41% nữ giới so với 49,59% nam giới). Tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động chênh lệch không đáng kể giữa thành thị và nông thôn, nhƣng giữa các vùng thì có sự chênh lệch: vùng Đồng bằng ven biển và vùng Trung du thấp tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động trên 50%; còn ở vùng núi cao tỷ lệ này chỉ có 48,33%.

Trong những năm qua, Quảng Nam đã xây dựng kế hoạch, tập trung đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng; tăng đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc; một số nhà máy qui mô lớn đƣợc hình thành và đƣa vào sử dụng, số lƣợng doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh so với các giai đoạn trƣớc đây, các khu vực du lịch đƣợc tập trung đầu tƣ... Vấn đề việc làm đƣợc giải quyết theo chiều hƣớng ngày càng tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, nhất là trong những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động nữ, nhƣ: Tỉnh đã nhiều chủ trƣơng chính sách tích cực xây dựng các khu, cụm công nghiệp: khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; khu công nghiệp Thuận Yên; khu công nghiệp Trảng Nhật; khu công nghiệp Đại Hiệp; khu công nghiệp Đông Quế Sơn… Đầu tƣ xây dựng các điểm du lịch nhƣ Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống nhƣ làng gốm Thanh Hà; làng mộc Kim Bồng; làng dệt Mã Châu; làng dệt chiếu cói Bàn Thạch; làng rau Trà Quế… góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, trong đó thu hút nhiều lao động nữ và đã làm cho cơ cấu lao động của tỉnh có bƣớc chuyển dịch.

Quảng Nam đã rất quan tâm đến việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ. Đặc biệt đã tích cực tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ dễ tiếp cận thị trƣờng lao động nhƣ: tổ chức các mô hình liên kết sản xuất, phối hợp mở sàn giao dịch việc làm, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao

34

động nữ. Quảng Nam cũng đã có chính sách hỗ trợ học nghề, ngoài những ƣu đãi đặc biệt theo Đề án của Chính phủ thì tỉnh có thêm chính sách khuyến khích dành cho ngƣời học nghề và ngƣời dạy nghề. Với ngƣời học nghề, khi tham gia học nghề trình độ sơ cấp và học nghề dƣới 3 tháng thuộc kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh hằng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngƣời/ngày thực học; lao động nông thôn là nữ có con nhỏ từ 36 tháng tuổi trở xuống đƣợc hỗ trợ thêm 300.000 đồng/ngƣời/tháng thực học... Đồng thời, Quảng Nam đã hình thành các tổ hợp sản xuất ở nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nữ nhƣ tổ hợp mây tre đan, dệt may, chế biến hải sản... Có 19 làng nghề đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, 3 dự án làng nghề đƣợc chọn thí điểm xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch. Các ngành nghề phi nông nghiệp đã tạo nhiều việc làm tại chỗ và thu hút khá nhiều lao động nữ ở khu vực nông thôn trong thời gian nông nhàn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)