Thanh Hóa nằm trong khu vực Bắc trung Bộ, cùng chung những khó khăn trong phát triển cũng nhƣ các điều kiện sinh sống khác nhƣ: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng nắng nóng và bão lũ thƣờng xuyên nhƣ Quảng Bình, là tỉnh nông nghiệp, dân số đông, trình độ lao động thấp. Nguồn lao động phân bố không đều và tập trung chủ yếu trong các ngành nông lâm ngƣ nghiệp. Điều đáng quan tâm là cơ cấu lao động phân bố không hợp lý, ở khu vực trung du – miền núi chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh nhƣng lao động chiếm xấp xỉ 25%. Tổng số lao động nữ toàn tỉnh 1.217.300 ngƣời, chiếm trên 49,5% lao động toàn tỉnh, lao động nữ nông thôn chiếm trên 80% tổng số lao động nữ.
Những năm qua, để giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, Thanh Hóa đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, đẩy mạnh việc trồng, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng; đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản, mở mang các
36
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ... có nhiều giải pháp để mở thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, mở thêm nhiều ngành nghề thu hút lao động nữ. Kinh nghiệm về giải quyết việc làm của Thanh Hóa đƣợc thể hiện rõ trên các mặt:
Thứ nhất, Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế phát triển; đồng thời gắn các chƣơng trình kinh tế - xã hội với chƣơng trình giải quyết việc làm của tỉnh; Đẩy mạnh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng lao động, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích các cơ sở tƣ nhân mở cơ sở dạy nghề, đặc biệt là đào tạo nghề truyền thống ở địa phƣơng. Trong 3 năm qua, triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ, Thanh Hóa đã huy động đƣợc toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, việc làm, chú ý, phân theo nhóm đối tƣợng, đào tạo các nghề lao động nữ; Tăng cƣờng các hoạt động của dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cƣờng hoạt động của các trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm trên toàn tỉnh, nhằm tƣ vấn cho ngƣời lao động lựa chọn ngành nghề và nơi làm việc phù hợp, cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động và ngƣời sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao động cho ngƣời sử dụng lao động theo qui định của pháp luật;
Thứ hai, Có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhƣ: cho vay vốn với
lãi suất ƣu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian đầu cho các sản phẩm mới, nhất là những sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phƣơng; khuyến khích phát triển mô hình sản xuất - chế biến - thu mua sản phẩm nhằm tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, sản xuất và tiêu thụ liên hoàn; thiết lập các hợp đồng kinh tế, điều hòa lợi ích giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu với ngƣời thu mua, chế biến ra thành phẩm, đầu tƣ ứng trƣớc về vốn, giống, kỹ thuật để thu mua sản phẩm, vì vậy đã giải quyết việc làm cho lao động nữ, giảm dần tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp. Thanh Hóa cũng đã có giải pháp quan tâm khuyến khích hỗ trợ phụ nữ tự tạo việc làm, xây dựng 297 mô hình sản xuất khinh doanh của phụ nữ, 106 mô hình kinh tế tập thể, 10 hợp tác xã do nữ làm chủ nhiệm, 98 mô hình tổ liên kết sản xuất của phụ nữ, 12 câu lạc bộ phụ nữ
37
sản xuất kinh doanh có 800 thành viên tham gia. Từ các giải pháp đề ra, Thanh Hóa đã mở thêm ngành nghề mới, thu hút việc làm cho lao động nữ.