Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 48)

Từ kinh nghiệm của một số tỉnh có đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tƣơng đồng cùng thuộc các tỉnh khu vực Miền Trung với tỉnh Quảng Bình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm lƣu ý cho Quảng Bình trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động nữ nhƣ sau:

Một là, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, gắn kết chƣơng trình giải quyết việc làm với các chƣơng trình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và du lịch, dịch vụ, nhờ đó đã tạo thêm cơ hội cho ngƣời lao động và nhiều lao động nữ tìm kiếm đƣợc việc làm.

Hai là, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nữ để nâng

cao chất lƣợng nguồn nhân lực nữ, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục các ngành nghề truyền thống; khuyến khích tƣ nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề… Huy động tối đa các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn hỗ trợ từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia để mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Cần tăng cƣờng công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu và giải quyết việc làm cho lao động nữ. Điều này đóng vai trò rất quan trọng do lao động nữ ở Quảng Bình nhìn chung trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp. Quá trình đào tạo nghề sẽ trang bị cho lao động nữ về các kĩ năng cần thiết thích ứng với yêu cầu công việc.

Ba là, xây dựng chính sách ƣu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất

kinh doanh, tạo mở việc làm mới nhƣ: cho vay vốn ƣu đãi, miễn giảm thuế, ƣu tiên và tăng cƣờng hỗ trợ lao động nữ tự tạo việc làm cho bản thân và các thành viên trong phát triển các mô hình phát triển kinh tế tƣ nhân.

Bốn là, đẩy mạnh phát triển các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, khu công

nghiệp, cụm công nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững cho lao động nữ. Thực tế, hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các ngành công nghiệp may mặc và công nghiệp chế biến thực phẩm thu hút một lực lƣợng lao

38

động nữ đông đảo. Do đó, cần tăng cƣờng lập quy hoạch chi tiết thu hút lao động trực tiếp và gián tiếp tạo thêm việc làm cho lao động nữ, giải quyết tốt cho lực lƣợng lao động tại chỗ.

Năm là, tăng cƣờng công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp, tuyên truyền và phổ biến

sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về các chƣơng trình xuất khẩu lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ.

39

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Phƣơng pháp luận

2.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

2.1.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có kinh tế chính trị. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp duy vật biện chứng, đề tài nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình phải đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2005-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:

Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tượng

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình gồm: Phát triển kinh tế - xã hội – vấn đề việc làm của lao động nữ và việc làm – vấn đề giới. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu.

Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tượng: Trong mỗi nội dung của đề tài, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ luôn đƣợc nghiên cứu gắn với vấn đề giới và đặc điểm của địa phƣơng Quảng Bình.

2.1.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học và thực chất của quan niệm duy vật lịch sử về lịch sử là những vấn đề có tính nguyên lý. Trong sản xuất, con ngƣời có mối quan hệ nhất định – quan hệ sản xuất.

40

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất đã có. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất ấy đã kìm hãm sự phát triển của nó và khi đó cách mạng xã hội diễn ra để thay thế xã hội này bằng xã hội khác.

Toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội hay cơ sở hạ tầng, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thƣợng tầng và khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thƣợng tầng cũng thay đổi ít nhiều và nhanh chóng. Sự phát triển của xã hội là sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội thấp bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

Đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình” đƣợc nghiên cứu với những hoạt động cụ thể trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn.

2.1.2 Trừu tượng hóa khoa học

Nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo cách tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, luận văn sử dụng các phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học.

Trừu tƣợng hóa là phƣơng pháp loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tƣợng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng.

Có thể mô tả phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học theo hai tình huống sau:

Một là, khi nghiên cƣ́u phải loa ̣i ra khỏi đố i tƣợng nghiên cƣ́u nhƣ̃ng cái đơn

nhất, ngẫu nhiên không thuô ̣c bản chất của nó , chỉ giữ lại những quá trình , những hiê ̣n tƣợng vƣ̃ng chắc , ổn định , điển hình tiêu biểu cho bản chất của đối tƣợng nghiên cƣ́u, để không bị lầm l ạc bới những tình huống phụ , xa la ̣ với tiến trình và làm rối loạn tiến trình ấy.

Hai là, giả định tách riêng một nhân tố hay một quá trình nào đó , tạm thời gác lại những nhân tố hay quá trình khác, để nghiên cứu.

Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tƣ duy trừu tƣợng. Giải quyết việc làm cho lao động nữ liên quan đến nhiều khía cạnh: tự nhiên, kinh tế, kỹ

41

thuật, tổ chức, đến các vấn đề xã hội. Luận văn tập trung vào khía cạnh kinh tế - xã hội của vấn đề để làm rõ việc làm là vấn đề kinh tế mang tính xã hội.

Trong kinh tế chính trị cũng nhƣ trong các khoa học xã hội nói chung, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững ổn định, trên cơ sở đó nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến tới bản chất ở trình độ sâu hơn hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Đề tài Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình, thông qua phép duy vật biện chứng trình bày một cách có hệ thống bằng các phạm trù và những quy luật chung về sự phát triển của kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm cho lao động nữ, rút ra những quan điểm, quy tắc, những giải pháp chỉ đạo hoạt động của con ngƣời về vấn đề này. Quá trình nghiên cứu về vấn đề này đƣợc phát triển thành 2 hƣớng:

Thứ nhất, đó là mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện ở vấn đề giải quyết việc

làm mang tính phổ biến, hơn nữa giải quyết việc làm cho lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới là vấn đề không chỉ riêng một quốc gia nào mà đó là mối quan tâm, phổ biến chung của toàn thế giới và thể hiện mối quan hệ phức tạp của chúng giữa hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ và những nhân tố xung quanh nó. Áp dụng quan điểm này cần phải xây dựng quan điểm toàn diện, sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, các biện pháp, các phƣơng tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điển, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm, những vấn đề mang tính yếu tố giới để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác

Thứ hai, nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận

động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ cũng phải nắm đƣợc khuynh hƣớng vận động, biến đổi tƣơng lai của nó, đồng thời nhận thức rỏ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẩn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, tùng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

42

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn. Cụ thể:

Thứ nhất, Phân tích tình hình lao động nữ về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng.

- Tốc độ tăng dân số, lao động, lao động nữ bình quân qua các năm.

Tốc độ tăng dân số và lao động, lao động nữ bình quân qua các năm đƣợc tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm đƣợc tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu

43

hƣớng biến động của dân số và lao động, lao động nữ qua các năm, nhìn rõ đƣợc áp lực dân số, lao động, lao động nữ qua các năm, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Bình.

- Phân tích cơ cấu lao động nữ theo độ tuổi. Việc phân chia này nhằm tìm ra kinh nghiệm trong tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho phù hợp.

- Phân tích cơ cấu lao động nữ theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế. Đối với lao động nữ, việc phân công lao động theo ngành nghề và theo thành phần kinh tế hết sức phức tạp. Theo mục đích nghiên cứu của đề tài, chỉ tiêu sử dụng để xác định lao động nữ thuộc ngành nghề nào là do thời gian mà ngƣời lao động đó hoạt động. Nhƣ vậy, lao động nữ dùng nhiều thời gian của mình hoạt động nhiều nhất vào ngành nào thì sẽ đƣợc xếp là lao động của ngành đó. Việc phân tích cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá đƣợc trình độ phân công lao động nữ trong các ngành kinh tế, trong các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn.

Thứ hai, phân tích tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Thứ ba, phân tích nguyên nhân của tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới việc tăng cƣờng giải

quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình.

Thứ năm, Phân tích những giải pháp nhằm tăng cƣờng giải quyết việc làm

cho lao động nữ ở Quảng Bình.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn. Cụ thể: Rút ra những bài học kinh nghiệm từ công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ tại một số địa phƣơng; Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình.

2.2.2. Phương pháp logic và lịch sử

* Phương pháp lịch sử

Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp xem xét sự vật, hiện tƣợng theo đúng trật tự thời gian nhƣ nó đã từng diễn ra trong quá khứ (ra đời, phát triển và diệt vong). Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện

44

tƣợng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp loang sau trƣớc, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Phƣơng pháp này hƣớng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tƣợng (mô tả đầy đủ cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính muôn hình, muôn vẽ của sự vật, hiện tƣợng)

Yêu cầu đối với phƣơng pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 48)