Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 31)

Trong xu hƣớng phát triển của thời đại, vai trò và địa vị của ngƣời phụ nữ đƣợc coi trọng, họ có quyền tham gia lực lƣợng lao động bất kỳ ngành nghề nào, thành phần nào của nền kinh tế. Song, do ảnh hƣởng của một số nhân tố, kể cả khách quan lẫn chủ quan nhƣ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe,

21

thiên chức làm mẹ của ngƣời phụ nữ, tâm lý xã hội... đã làm hạn chế sự tham gia lực lƣợng lao động của họ, hoặc có tham gia nhƣng tham gia một cách bất hợp lý.

1.2.3.1 . Nhân tố tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên là cơ sở quan trọng hàng đầu trong tạo việc làm cho ngƣời lao động. Điều kiện tự nhiên là điều kiện đầu tiên có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Do đó, khi hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời lao động, trong đó có lao động nữ, cần phải hết sức chú ý điều kiện này.

Thực tế cho thấy, quốc gia nào có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoạch định và triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm, khai thác và sử dụng có hiệu quả sức lao động, giúp ngƣời lao động có nhiều cơ hội lựa chọn và tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, nếu quốc gia nào không nhận đƣợc sự “ƣu ái” về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhƣng nếu biết khai thác tốt các nguồn lực khác, hoạch định các chính sách và giải pháp phù hợp với điều kiện của quốc gia thì vẫn có thể đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và giải quyết tốt vấn đề việc làm.

Nhân tố tự nhiên có thể phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế phù hợp với lao động nữ sẽ tạo ra việc làm và cơ hội việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là việc làm tại chỗ.

1.2.3.2. Nhân tố kinh tế

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng tác động một cách tổng hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lƣu kinh tế và văn hóa với các vùng, miền, từ đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Hệ thống điện, thông tin sẽ giúp cho ngƣời lao động có khả năng trang bị máy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí đƣợc nâng cao.

22

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình khách quan làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lƣợng các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Và sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế dù là tự phát hay theo một chƣơng trình hành động của Chính phủ đều có ảnh hƣởng đến cơ cấu việc làm. Việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn có thể là động lực kéo theo sự phát triển những ngành có liên quan đến hoạt động của ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến số lƣợng việc làm tạo ra nhiều hơn. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khu vực kinh tế tƣ nhân dễ tạo việc làm cho lao động nữ hơn khu vực kinh tế nhà nƣớc. Điều đó xuất phát từ các lý do sau:

Thứ nhất, khu vực kinh tế tƣ nhân có mặt ở nhiều ngành khác nhau, đặc biệt

trong ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp... Sự phát triển của kinh tế tƣ nhân sẽ cho phép khu vực kinh tế này tạo ra nhiều việc làm cho lao động nữ.

Thứ hai, Kinh tế tƣ nhân luôn năng động, linh hoạt, dễ thích nghi, do vậy

nó có thể thành lập dễ dàng, thậm chí ngay tại địa phƣơng, tận dụng những nguồn lực sẵn có ở địa phƣơng. Đây là nơi tạo ra việc làm phù hợp với đặc điểm của lao động nữ.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội lớn về việc làm cho ngƣời lao động nói chung, việc làm cho lao động nữ nói riêng. Cụ thể: Quá trình hội nhập quốc tế sẽ có nhiều tác động tới việc tiếp cận, tham gia và khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trƣờng lao động, từ đó cũng tác động đến vai trò và vị thế của ngƣời phụ nữ trong thị trƣờng lao động cũng nhƣ trong hộ gia đình. Gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động nữ. Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ Việt Nam hiện nay, phát triển các khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng sẽ là khu vực kinh tế thu hút đáng kể lao động nữ của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế, một số ngành sẽ có điều kiện phát triển nhanh thông qua quá trình tự do hóa thƣơng mại nhƣ công nghiệp nhẹ, dệt may, da giầy, tiểu thủ công nghiệp, du lịch...; Hội nhập kinh tế quốc tế tạo đà cho

23

việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi nhiều lao động, trong đó có lao động nữ;

Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại nhiều cơ hội để con ngƣời phát huy khả năng của mình, nhƣng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức. Kinh nghiệm các nƣớc phát triển cho thấy, việc phổ biến các phƣơng tiện tự động hóa sẽ làm cho những nƣớc có sức lao động rẻ và dƣ thừa bị mất dần ƣu thế. Xu hƣớng hiện nay là tăng lao động khoa học kỹ thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp. Và, khi phát triển khoa học, công nghệ, chắc chắn xảy ra xu hƣớng gia tăng thất nghiệp của đội ngũ công nhân lành nghề.

Chính sách tiền lƣơng là động lực thúc đẩy ngƣời lao động cống hiến nhƣng trên thực tế chính sách này vẫn còn tồn tại nhƣng bất cập cần đƣợc điều chỉnh. Đặc biệt với lao động nữ, mức tiền lƣơng hay tiền công mà họ nhận đƣợc lại thấp hơn nam giới nên cần có những lộ trình cải cách cho phù hợp để khắc phục triệt để sự bất bình đẳng trên phƣơng diện thu nhập.

1.2.3.3 Nhân tố văn hóa – xã hội

Thứ nhất, Tâm lý xã hội, phong tục tập quán và vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội.

Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên thực tế, mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhƣng vấn đề bất bình đẳng giới và vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội chƣa thực sự đƣợc bình đẳng so với nam giới trên mọi phƣơng diện. Tâm lý xã hội vẫn còn tồn tại tƣ tƣởng trọng nam, khinh nữ; ngƣời phụ nữ còn bị giới hạn trong khuôn khổ gia đình và không có nhiều điều kiện tiếp cận với các cơ hội lựa chọn việc làm. Hơn thế nữa, một bộ phận phụ nữ cũng chƣa nhận thức hết đƣợc vai trò và vị thế của mình, chƣa nhận thức đƣợc chính bản thân mình cần phải thoát ra khỏi tƣ tƣởng phong kiến lạc hậu đó. Trƣớc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đƣợc triển khai mạnh mẽ đã dần nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội, tăng cƣờng công tác bình đẳng giới trên nhiều phƣơng diện, tự phụ nữ cũng đã dần thay đổi nhận thức về vị trí và vai trò của mình theo chiều hƣớng tích cực, tham gia đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

24

Thứ hai, Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với ngƣời lao động nói chung,

lao động nữ nói riêng.

Sức khỏe không chỉ tạo ra khả năng làm việc, tăng thu nhập, mà còn góp phần cải thiện cuộc sống. Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho lao động nữ là đòi hỏi chính đáng mà xã hội cần đảm bảo.

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe của lao động nữ, từ điều kiện chăm sóc, nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dƣỡng trong gia đình, đến những điều kiện làm việc và môi trƣờng sinh sống, nếu đƣợc cải thiện tốt sẽ có tác động tích cực đến quá trình lao động, cống hiến của lao động nữ. Phụ nữ có thiên chức mang thai, sinh con và nuôi con, vấn đề này luôn đƣợc coi là "hạn chế của phụ nữ" với tƣ cách ngƣời đi tìm việc. Hiện nay, cơ hội việc làm ngày càng mở rộng, song so với nam giới thì sự lựa chọn của phụ nữ lại bị thu hẹp hơn. Phụ nữ thƣờng không thích hợp với công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hƣởng đến sức khỏe, nhƣ những công việc trên độ cao lớn, những nghề làm việc dƣới nƣớc, những công việc tiếp xúc với hóa chất, hay những công việc đòi hỏi cƣờng độ lao động cao. Trong thực tế, do nhiều vấn đề phức tạp khác chi phối, làm cho các chủ sử dụng lao động phải cân nhắc, lựa chọn, và nếu không quán triệt quan điểm bình đẳng giới thì hầu hết các chủ sử dụng lao động chỉ muốn tuyển chọn lao động nam. Nhƣ vậy, do đặc điểm sức khỏe và do thiên chức làm mẹ mà phạm vi lựa chọn công việc của phụ nữ vô hình dung đã bị thu hẹp so với nam giới.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chế độ làm việc cho lao động nữ, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là sự quan tâm của các cơ quan chuyên trách về vấn đề này nhƣ y tế, tổ chức công đoàn, bảo hiểm… Đồng thời, Nhà nƣớc cần nâng cao hơn nữa hiệu lực của Luật Lao động, có thêm những chính sách, chế độ ƣu tiên cần thiết cho công nhân viên chức, đặc biệt là giới nữ khi hoạt động trong môi trƣờng độc hại. Nói rộng hơn, phải lồng ghép giới trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; phải nghiên cứu và hiểu rõ những đặc điểm của lao động nữ thì Nhà nƣớc, mà cụ thể

25

là các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề xuất những giải pháp phù hợp để tạo việc làm cho họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, Giáo dục – Đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với vị trí và triển

vọng tƣơng lai của việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Đối với lao động nữ, Đảng và Nhà nƣớc ta nhấn mạnh cần phải nâng cao kiến thức văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp cho phụ nữ, bồi dƣỡng lực lƣợng cán bộ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam vẫn còn yếu về chất lƣợng, thiếu về số lƣợng, gần 70% lao động chƣa qua đào tạo, một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc đƣợc sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo, hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng,..). Mặt khác, hầu hết ngƣời lao động của nƣớc ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp yếu; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Do đó, nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trƣờng là rất lớn khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.

Vấn đề đào tạo chuyên môn và tay nghề cho lao động nữ phụ thuộc vào sự quan tâm của các nhà quản lý cũng nhƣ nhu cầu học tập của bản thân lao động nữ. Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam phải đồng thời thực hiện quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vì vậy, một vấn đề đặt ra cho chúng ta cần giải quyết là thừa quá nhiều lao động giản đơn, thiếu lao động có trình độ, tay nghề. Nhƣ vậy, những thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam nói chung, lao động nữ nói riêng đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc trong chính sách giáo dục và đào tạo cũng nhƣ sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của bản thân phụ nữ trong việc học tập để nâng cao tay nghề và tìm kiếm việc làm. Một công việc có thu nhập cao tất yếu đòi hỏi trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của ngƣời đó cũng phải tƣơng ứng. Những ngƣời nào không đủ khả năng vƣợt qua khó khăn tất yếu sẽ bị đào thải khỏi thị trƣờng lao động. Và họ lại bắt đầu cuộc tìm kiếm việc làm mới.

26

Chính vì vậy, không ngừng học tập nâng cao trình độ là cách hữu hiệu trong việc tìm kiếm việc làm. Điều này ngoài những chính sách của Nhà nƣớc còn phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực bản thân của lao động nữ.

Giáo dục – đào tạo, vừa giúp ngƣời học có kiến thức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng chuyên môn. Trƣớc những thách thức mới đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đòi hỏi ngƣời lao động phải chủ động hơn trong tìm việc, tạo việc làm và làm việc. Vì vậy, với mỗi trình độ đào tạo nhất định, ngƣời đƣợc đào tạo cần biết đƣợc họ phải đảm nhận những công việc gì? Yêu cầu kỹ năng cũng nhƣ chuyên môn nghề nghiệp phải nhƣ thế nào?

Thứ tư, Năng lực của bản thân lao động nữ và tính tích cực trong tự tạo việc làm.

Sức lao động luôn là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tạo việc làm cho ngƣời lao động. Số lƣợng và chất lƣợng sức lao động của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo việc làm. Trên thực tế, nguồn cung lao động nữ đang rất dồi dào nhƣng số lao động nữ tìm kiếm đƣợc việc làm ổn định, điều kiện lao động đảm bảo và thu nhập tốt chƣa nhiều. Loại bỏ những yếu tố khách quan cản trở quá trình tìm kiếm việc làm của lao động nữ (nhƣ định kiến giới, tính cơ động thấp…) thì một yếu tố chính không thể phủ nhận là chất lƣợng sức lao động của một bộ phận lớn lao động nữ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do đó, sự gia tăng về số lƣợng lao động cần phải gắn với việc không ngừng nâng cao chất lƣợng sức lao động mới đảm bảo đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng lao động và đảm bảo các điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động nữ. Hiện nay, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực nữ đang có chiều hƣớng nâng cao để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trƣờng lao động. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng thực tế lực lƣợng lao động nữ chiếm một nửa lực lƣợng lao động của xã hội, lao động nữ ngày càng tham gia đông đảo vào thị trƣờng lao động nhƣng chất lƣợng còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của các ngành có trình độ cao. Hơn thế nữa, lao động nữ còn bị hạn chế về sức khoẻ, sinh lý và các ràng buộc trong cuộc sống gia đình nên họ thiệt thòi hơn nam giới trong việc tiếp cận và lựa chọn việc làm. Trong khi thị trƣờng lao động còn

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 31)