Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 53)

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn. Cụ thể:

Thứ nhất, Phân tích tình hình lao động nữ về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng.

- Tốc độ tăng dân số, lao động, lao động nữ bình quân qua các năm.

Tốc độ tăng dân số và lao động, lao động nữ bình quân qua các năm đƣợc tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm đƣợc tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu

43

hƣớng biến động của dân số và lao động, lao động nữ qua các năm, nhìn rõ đƣợc áp lực dân số, lao động, lao động nữ qua các năm, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Bình.

- Phân tích cơ cấu lao động nữ theo độ tuổi. Việc phân chia này nhằm tìm ra kinh nghiệm trong tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho phù hợp.

- Phân tích cơ cấu lao động nữ theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế. Đối với lao động nữ, việc phân công lao động theo ngành nghề và theo thành phần kinh tế hết sức phức tạp. Theo mục đích nghiên cứu của đề tài, chỉ tiêu sử dụng để xác định lao động nữ thuộc ngành nghề nào là do thời gian mà ngƣời lao động đó hoạt động. Nhƣ vậy, lao động nữ dùng nhiều thời gian của mình hoạt động nhiều nhất vào ngành nào thì sẽ đƣợc xếp là lao động của ngành đó. Việc phân tích cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá đƣợc trình độ phân công lao động nữ trong các ngành kinh tế, trong các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn.

Thứ hai, phân tích tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Thứ ba, phân tích nguyên nhân của tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình.

Thứ tư, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới việc tăng cƣờng giải

quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình.

Thứ năm, Phân tích những giải pháp nhằm tăng cƣờng giải quyết việc làm

cho lao động nữ ở Quảng Bình.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn. Cụ thể: Rút ra những bài học kinh nghiệm từ công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ tại một số địa phƣơng; Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế 2014 (Trang 53)