2.1.1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có kinh tế chính trị. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp duy vật biện chứng, đề tài nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình phải đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2005-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:
Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tượng
Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình gồm: Phát triển kinh tế - xã hội – vấn đề việc làm của lao động nữ và việc làm – vấn đề giới. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu.
Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tượng: Trong mỗi nội dung của đề tài, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ luôn đƣợc nghiên cứu gắn với vấn đề giới và đặc điểm của địa phƣơng Quảng Bình.
2.1.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học và thực chất của quan niệm duy vật lịch sử về lịch sử là những vấn đề có tính nguyên lý. Trong sản xuất, con ngƣời có mối quan hệ nhất định – quan hệ sản xuất.
40
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất đã có. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất ấy đã kìm hãm sự phát triển của nó và khi đó cách mạng xã hội diễn ra để thay thế xã hội này bằng xã hội khác.
Toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội hay cơ sở hạ tầng, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thƣợng tầng và khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thƣợng tầng cũng thay đổi ít nhiều và nhanh chóng. Sự phát triển của xã hội là sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội thấp bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
Đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Bình” đƣợc nghiên cứu với những hoạt động cụ thể trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn.