Triệu chứng cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 40)

* XQ tim phổi

X-quang phổi có thể khẳng định sự tồn tại và vị trí của thâm nhiễm

phổi, đánh giá mức độ lan rộng của nhiễm trùng phổi, phát hiện tổn thương

màng phổi, các hang ở phổi và các hạch rốn phổi. Hình ảnh tổn thương các

nốt mờ rải rác chủ yếu là vùng rốn phổi, cạnh tim. Một số trường hợp các nốt mờ tập trung tại một thùy hay một phân thùy phổi, có thể có tràn khí, tràn dịch màng phổi. Những tổn thương này thường biểu hiện:

- Các nốt mờ rải rác.

- Các nốt mờ theo định khu giải phẫu bệnh.

- Các nốt mờ mô kẽ lan tỏa.

- Tổn thương phối hợp.

Ở trẻ HIV/AIDS, viêm phổi do vi khuẩn thường thấy tổn thương thùy

phổi thâm nhiễm, phế quản thâm nhiễm, tràn dịch màng phổi. CMV tổn thương phổi thâm nhiễm hai bên. Nấm không cho phát hiện điển hình. PJP

thâm nhiễm quanh rốn phổi hai bên hoặc tổn thương dạng kính mờ. LIP có

hình ảnh nốt mờ dạng lưới, thâm nhiễm trung tâm.

Tuy nhiên hình ảnh X quang phổi có thể bình thường ở những trường

hợp không có khả năng tạo phản ứng viêm (ví dụ như bệnh giảm bạch cầu

hạt), hoặc khi còn quá sớm (như trong viêm phổi tụ cầu lây lan bằng đường

máu) hay viêm phổi do pneumocystis carinii ở bệnh nhân HIV.

* Xét nghiệm huyết học

- CTM: Bạch cầu thường tăng, tăng tỉ lệ đa nhân trung tính. * Các xét nghiệm sinh hóa

- CRP: thường tăng.

- Điện giải đồ: Trong viêm phổi trẻ em thường gặp là giảm natri máu

- Đo khí máu và độ bão hòa oxy qua da: khi đo SpO2 <92% thì được coi

là giảm oxy máu cần được can thiệp, nếu SpO2<80% là rất nặng đe dọa tử

vong. Trên thực tế, để đánh giá tình trạng nặng của viêm phổi còn dựa vào các chỉ số khác như tình trạng lâm sàng, khí máu có PaO2<60mmHg và PaCO2> 80 mmHg. Xét nghiệm khí máu còn phát hiện các rối loạn thăng

bằng kiềm toan. Tình trạng nhiễm toan là một biểu hiện thực tế hay gặp trong

viêm phổi nặng. Giai đoạn đầu thường có toan hô hấp do rối loạn không khí.

Khi rối loạn thông khí kéo dài dẫn đến thiếu oxy tổ chức, cơ thể đi vào chuyển hóa yếm khí gây toan chuyển hóa. Trong viêm phổi nặng ít khi toan chuyển hóa đơn thuần mà thường là toan hỗ hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)