Đặc điểm LS của VPVR/HIV: Vi rút là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ em. Viêm phổi do vi rút thường không nặng nhưng sẽ nguy hiểm
nếu người nhiễm bệnh là người già hoặc trẻ em nhỏ hoặc bệnh nhân có suy
giảm miễn dịch [47],[49]. Viêm phổi do vi rút có thể có nhiều biểu hiện lâm
sàng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.15 và 3.16) có 34 bệnh nhi HIV bị viêm phổi do vi rút với biểu hiện lâm sàng sốt, ho
85,3%, khó thở 61,8%, rút lõm ngực 50%, tím tái 47,1%, SpO2 < 92% 47,1%, rối loạn tiêu hóa 41,2%, tức ngực 2,9%, phổi có ran 79,4%. Ngoài ra các biểu
hiện khác như: SDD 76,5%, rối loạn ý thức 14,5%, phát ban 8,8%, gan to
và cộng sự nghiên cứu về viêm phổi do vi rút cho thấy ho, khò khè, sốt là các triệu chứng phổ biến nhất [104]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở trẻ HIV viêm phổi do vi rút gây ra biểu hiện lâm sàng nặng hơn và dễ dẫn
tới tử vonghơn.
- Đặc điểm LS của VPVK/HIV: Nhiễm trùng cơ hội hệ hô hấp do vi
khuẩn ở bệnh nhân HIV/AIDS thường gặp. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi do vi khuẩn thường được chẩn đoán khi trẻ bị sốt, triệu chứng của phổi và X-quang ngực
bất thường. Trong trường hợp không có xét nghiệm, sự phân biệt viêm phổi
do vi rút hay vi khuẩn bằng cách dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể khó khăn [105]. Nghiên cứu của chúng tôi, biểu hiện ho 91,7%, sốt 83,3%, khó
thở 41,7%, rút lõm lồng ngực 33,3%, tức ngực 16,7%, tím tái 16,7%, rối loạn
ý thức 8,3%, SpO2 <93% 8,3%, phổi có ran 75,0%. Các biểu hiện khác như
rối loạn tiêu hóa 58,4%, SDD 58,3%, phát ban 16,7%, gan to 50,0%, lách to 25,0%, hạch ngoại vi 8,3%. Theo Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Tiến Lâm,
Nguyễn Tuấn Anh, nghiên cứu bệnh nhân HIV/AIDS bị viêm phổi do vi khuẩn, biểu hiện lâm sàng gồm: sốt 39,2%; ho 64,4%; khó thở 15,2%; nghe
phổi có ran 22,1% [106].
So sánh 2 căn nguyên viêm phổi vi rút và vi khuẩn chúng tôi nhận thấy:
các biểu hiện về hô hấp và tiêu hóa đều gặp ở cả 2 căn nguyên nhưng biểu
hiện rối loạn tiêu hóa ở viêm phổi vi khuẩn 58,4% cao hơn vi rút 41,2%, tuy
nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,3). Trong khi đó
những biểu hiện nặng của viêm phổi thì xuất hiện nhiều hơn ở viêm phổi vi
rút như: khó thở 61,8% so với 41,7%; rút lõm ngực 50% với 33,3%; tím tái
47,1% với 16,7%; SpO2 < 92% 47,1% so với 8,3% (p = 0,0167). Ngoài ra các triệu chứng khác như SDD, rối loạn ý thức, hạch to cũng xuất hiện nhiều hơn ở viêm phổi vi rút.
- Lao và PJP luôn phải được nghĩ đến ở trẻ nhiễm HIV có viêm phổi.
Lao ở trẻ rất khác so với ở người lớn, phần lớn xét nghiệm không cho kết quả dương tính và vì vậy không được phát hiện nếu chỉ sử dụng biện pháp chẩn đoán thông thường sẵn có. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là ho, sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân. Nghiên cứu của chúng tôi gặp 16 trường hợp lao phổi nhưng chỉ có 3 trường hợp là lao phổi đơn thuần còn lại 13 trường hợp phối
hợp với các tác nhân gây bệnh khác. Cả 3 trường hợp biểu hiện lâm sàng rất
nghèo nàn chỉ có sốt, ho và suy dinh dưỡng. Theo Kumar. A., và cộng sự
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị trẻ 24 trẻ lao/HIV, tuổi
trung bình khi chẩn đoán lao là 16 tháng, hơn 1/2 số này có suy giảm miễn
dịch. Biểu hiện hay gặp là sốt (87%), tiền sử tiếp xúc với nguồn lao hở (79%), ho kéo dài hơn 2 tuần (75%), suy dinh dưỡng (71%), gan lách to (71%), tiêu chảy kéo dài (67%), và hạch ngoại biên to (58%) [107].
Biểu hiện lâm sàng nổi bật của PJP ở trẻ nhiễm HIV là sốt, thở nhanh,
khó thở và ho. Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng thay đổi
tùy từng trẻ. Khởi phát có thể đột ngột hoặc âm thầm với các triệu chứng không điển hình như: ho, khó thở, bú kém, tiêu chảy và giảm cân. Một số bệnh nhân
có thể không sốt, nhưng hầu như tất cả sẽ có thở nhanh khi có bằng chứng trên X quang ngực. Khám lâm sàng đôi khi thấy ran đáy phổi 2 bên, có các dấu hiệu
của suy hô hấp và thiếu oxy. Viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV có bốn triệu
chứng lâm sàng gợi ý nhiễm PJP: tuổi < 6 tháng, nhịp thở > 59 lần/phút, bão hòa oxy động mạch < 92%, và trẻ không nôn [107]. Nghiên cứu của chúng tôi
(biểu đồ 3.3) có 13 bệnh nhi PJP trong đó 5 bệnh nhi phối hợp nhiều tác nhân,
8 bệnh nhi PJP đơn thuần (bảng 3.15) với các biểu hiện hô hấp rất nặng nề, trên 2/3 số bệnh nhân khi vào viện là triệu chứng khó thở và tím tái, SpO2<92%, phổi có ran 87,5%. Các biểu hiện lâm sàng khác (bảng 3.16) như: SDD 37,5%,
- Nấm Candida có thể được chẩn đoán bằng kỹ thuật soi tươi hoặc
nuôi cấy phát hiện sự có mặt tế bào nấm đang phát triển trong các mẫu dịch
hoặc mảnh sinh thiết. Đối với nấm miệng dai dẳng hoặc tái phát cần nuôi
cấy và xét nghiệm mức độ nhạy cảm của nấm giúp hướng dẫn điều trị
thuốc chống nấm. Biểu hiện lâm sàng của nấm rất nghèo nàn chủ yếu là ho, sốt, mệt mỏi, kém ăn, chướng bụng, SDD, gan lách hạch to. Vì vậy để chẩn đoán sớm viêm phổi do nấm là rất khó khăn với bác sỹ lâm sàng.