Trẻ em nhiễm HIV mắc viêm phổi có nhiều khả năng có nhiễm trùng huyết và tử vong cao hơn so với trẻ em không nhiễm HIV. Thời kỳ trước khi
có điều trị ARV viêm phổi do vi khuẩn hay gặp nhất, với sự điều trị ARV tỷ
nghiên cứu về tác nhân gây bệnh trong viêm phổi trẻ em cho thấy nguyên nhân rất đa dạng bao gồm: vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm [34],[35].
Tác nhân vi rút: Hầu hết nhiễm vi rút biểu hiện không khác nhau ở
trẻ HIV âm tính và trẻ HIV dương tính cho đến khi bệnh HIV nặng. Thải
trừ vi rút kéo dài hơn, đồng nhiễm vi khuẩn thường gặp hơn, tỉ lệ nhập viện
và tử vong cao hơn ở trẻ HIV. Các vi rút thường gặp là vi rút hợp bào hô hấp, vi rút cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirus. Vi rút hợp bào hô hấp là nguyên nhân của 60-80% của các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi CMV xuất hiện khi nhiễm HIV giai đoạn
nặng, thường là đồng tác nhân gây bệnh, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.
Tác nhân vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, viêm phổi do vi khuẩn còn phổ biến. Tần suất xuất hiện các tác nhân liên quan với độ tuổi và mức độ nặng của bệnh. Đa số trường hợp viêm phổi cộng đồng ở trẻ em dưới 3 tuổi, nguyên nhân hay gặp nhất là: S.Pneumoniae, H.influenzae, C.pneumonae, L.pneumophilae, M.pneumonie. Viêm phổi do
vi khuẩn Gram âm như E.Coli, K.Pneumoniae, P.Aeruginosa, Proteus, Enterobacter thường ở những trẻ em tại trại trẻ mồ côi, trường hợp nhiễm
khuẩn bệnh viện hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng [36],[37]. Tác nhân vi khuẩn không điển hình M.pneumoniae, C.peumoniae, L.neumophilae không thể điều trị triệt để bằng nhóm β-lactam mà phải điều trị bằng
macrolide, tetracycline hoặc quinolone.
Ký sinh trùng, nấm: Thường gặp nhất là nấm Candida albicans gây tưa
miệng có thể gây viêm phổi, ngoài ra còn gặp các loại nấm khác: Aspegillus, Cryptococcus sp khó chẩn đoán trên lâm sàng, yêu cầu xét nghiệm vi sinh đặc
hiệu như cấy và nhuộm đờm hoặc dịch rửa phế quản, sinh thiết phổi [34]. Viêm phổi do nấm ở người suy giảm miễn dịch thường là một phần của
nhiễm trùng toàn thân, đa cơ quan như nhiễm Cryptococcus viêm màng não, Penicillium marneffei có tổn thương da, lách to [38].
Viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci Pneumonia (PJP) phân biệt với trước đây P.carinii, bây giờ nhận biết như một sinh vật sống trên chuột. 80%
trẻ HIV âm tính có kháng thể mắc phải ở 20 tháng tuổi, nhiễm trong
khoảng 1-8 tháng tuổi. Trẻ HIV dương tính có nguy cơ cao với PJP hơn người lớn [39]. Chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng, yêu cầu khẳng định bằng xác định sinh vật sống ở dịch tiết đờm, dịch hút mũi dạ dày, dịch
rửa phế quản, phế nang [39],[40].
Lao: Người nhiễm HIV có nguy cơ phát triển bệnh lao cao gấp 50 lần
so với người không nhiễm. Bệnh lao là “sát thủ” hàng đầu gây tử vong ở người nhiễm HIV. Bệnh lao bẩm sinh rất hiếm gặp nhưng đã được báo cáo ở
trẻ em sinh ra từ người mẹ bị đồng nhiễm lao và HIV. Trẻ em luôn nhiễm lao
từ nguồn lây là người lớn, từ đó lao khởi đầu xảy ra. Rất ít khi trẻ bị lao do sự
tái hoạt của vi trùng lao có sẵn từ việc nhiễm lao trước đây, nhất là khi trẻ bị
nhiễm HIV. Vì vậy, cần thiết phải khám và tầm soát những người có tiếp xúc
với trẻ trong gia đình để phát hiện và điều trị nguồn lây kịp thời [41], [42],[43].
Nhiễm Mycobacterial không điển hình (Mycobacterium avium complex - MAC): MAC là một căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội đứng thứ 2 ở trẻ
nhiễm HIV tại Mỹ sau PJP ở thời kỳ trước khi sử dụng liệu pháp điều trị
kháng vi rút hiệu quả cao nhưng tỷ lệ nhiễm đã giảm đáng kể từ 1,3-1,8
đợt/100 người/năm trong thời kỳ trước điều trị HAART xuống 0,14-0,2
đợt/100 người/năm trong thời kỳ điều trị HAART [44]. MAC tồn tại phổ biến trong môi trường và thường xâm nhập vào cơ thể người qua tiếp xúc theo đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiêm chủng. MAC có thể là nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết trên trẻ em nhiễm HIV và thường ít gặp ở trẻ dưới 1
tuổi và tần suất gặp cao hơn khi số lượng tế bào CD4 giảm, có mối liên quan chặt chẽ giữa nhiễm MAC tiến triển với AIDS [27],[31],[45].
Viêm phổi thâm nhiễm lympho (LIP): viêm phổi thâm nhiễm bán cấp ở
trẻ HIV, thường tiến triển chậm liên quan tới đáp ứng tổ chức lympho với
HIV và/hoặc nhiễm vi rút Epstein-Barr, thường xảy ra nhất ở độ tuổi 8 tháng đến 4 tuổi, kết hợp lâm sàng là bệnh lý hạch toàn thân, lách to, viêm tuyến
mang tai [27],[46].
Mặc dù với những phương tiện xét nghiệm chẩn đoán hiện đại, nhưng chỉ
gần một nửa số trường hợp viêm phổi xác định được tác nhân gây bệnh, còn 50-
70% trường hợp không phân lập được tác nhân. Trong hơn ba thập kỷ qua nhiều
tác nhân gây bệnh mới đã được xác định như L.pneumophilae, C.pneumoniae và M.pneumoniae. Các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp như: S.pneumoniae, H.influenzae có tỉ lệ đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng.