Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 39)

1.7.1. Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng [47],[48]: Viêm phổi điển hình và viêm phổi không điển hình.

Thể “điển hình” có đặc điểm khởi phát đột ngột: Trẻ có sốt nhẹ, nhiệt độ tăng dần hoặc sốt cao đột ngột; trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn, viêm long

đường hô hấp trên. Giai đoạn toàn phát có biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn

rõ rệt: sốt, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn.

Viêm phổi “không điển hình” có đặc điểm là khởi phát từ từ hơn, ho

khan, triệu chứng ngoài phổi nổi bật hơn (đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau

họng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy) và có biểu hiện bất thường về X-quang dù những dấu hiệu thương tổn phổi rất ít phát hiện được khi khám thực thể,

ngoài ran ẩm ra. Thể này cổ điển thường do M.pneumonia, nhưng cũng có thể

Ở trẻ HIV/AIDS [27],[31],[49]: Viêm phổi do vi khuẩn thường khởi

phát cấp tính với biểu hiện sốt cao, rét run, ho có đờm, thở nhanh, khó thở, có

thể kèm đau ngực, ăn kém, buồn nôn/nôn, nghe phổi thường có ran. Viêm phổi do vi rút hầu hết biểu hiện không khác nhau ở trẻ HIV âm tính và HIV

dương tính nhưng lâm sàng nặng hơn ở trẻ bị sởi, thủy đậu, CMV,

adenovirus. RSV gây viêm tiểu phế quản, influenza thường theo mùa và lưu hành mang tính địa phương. Viêm phổi do nấm khó chẩn đoán trên lâm sàng

và thường là một phần của nhiễm trùng toàn thân. Viêm phổi PJP biểu hiện

rầm rộ với sốt, ho, thở nhanh, khó thở. Viêm phổi thâm nhiễm lympho thường

không sốt, thiếu oxy tăng dần, ngón tay dùi trống kèm theo hạch toàn thân, lách to và viêm tuyến mang tai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)