Hình ảnh XQ phổi theo căn nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 115)

Bảng 3.17 cho thấy hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang trong viêm phổi/HIV rất đa dạng, bao gồm: tổn thương mô kẽ 29,5%, tổn thương rải

rác 26,0%, tổn thương phối hợp 22,5%, tổn thương tập trung 14,5%, 5 trường hợp có tràn dịch màng phổi chiếm 2,9% và không phát hiện được

tổn thương 4,6%.

Hình ảnh tổn thương trong viêm phổi do 1 tác nhân gặp nhiều nhất là dạng tổn thương mô kẽ 25/61 (41,0%), tiếp đến là tổn thương rải rác 14/61

(23,0), tổn thương phối hợp 10/61 (16,4%), tổn thương tập trung 8/61

(13,1%), tràn dịch màng phổi 1/61 (1,6%) và 3/61 (4,9%) không phát hiện được tổn thương.

Hình ảnh tổn thương trong nhóm đồng nhiễm 2 hoặc 3 tác nhân gặp

nhiều nhất là tổn thương phối hợp chiếm 47,1%, tiếp theo là tổn thương mô

kẽ 29,4%.

Nhóm không tìm thấy nguyên nhân hình ảnh tổn thương trên phim X-

quang không đặc hiệu thường là tổn thương rải rác (41%), tổn thương tập

trung 19,7%, tổn thương mô kẽ 18%, tổn thương phối hợp 8,2%, tràn dịch

Bảng 3.18 cho thấy tổn thương do vi rút là hình ảnh tổn thương mô kẽ

gặp nhiều nhất chiếm 52,9%; tiếp theo là tổn thương rải rác hai phế trường

23,5%; hình ảnh tổn thương phối hợp 14,7% và không thấy tổn thương 8,9%.

Trong khi tổn thương do vi khuẩn chủ yếu là hình ảnh tổn thương tập trung

chiếm 66,7%; tổn thương mô kẽ chỉ chiếm 8,3%. Hình ảnh tổn thương hay

gặp trong lao là tổn thương phối hợp chiếm 56,3% và tràn dịch màng phổi

gặp 6,3%. Nấm và PJP có hình ảnh tổn thương trên phim XQ phổi tương tự

nhau theo thứ tự là: tổn thương phối hợp 41,7% và 53,8%; tổn thương mô

kẽ 41,7% và 38,5%; tổn thương rải rác 16,6% và 7,7%. Hình ảnh tổn thương do đồng nhiễm vi khuẩn, vi rút rất đa dạng và thường nặng hơn so

với các căn nguyên đơn lẻ.

Theo Kumar, A., và CS nghiên cứu về đặc điểm cận lâm sàng ở trẻ

HIV/AIDS, bất thường trên phim chụp X-quang thấy ở tất cả trường hợp,

hạch rốn phổi và/hoặc cạnh khí quản (62%) và mờ thùy hoặc phân thùy phổi

(57%) [107].Theo Nadagir, S. D., và CS hình mờ lan tỏa và hạch rốn phổi là dấu hiệu X-quang thường gặp thấy ở 37,4% và 23,8% ở viêm phổi do vi

khuẩn không đặc hiệu. Dấu hiệu thâm nhiễm kẽ 1 bên điển hình chỉ thấy ở

17% trẻ[109]. Pitcher, R. D. và H. J. Zar, dấu hiệu “kính mờ” 2 bên lan tỏa

hoặc mờ phế nang, có thể một số không đối xứng, vẫn thường xuyên được y văn ghi nhận là dấu hiệu hay gặp trên X-quang của trẻ nhiễm PJP [110]. Ở các nước phát triển, các nang khí trong phổi liên quan đến PJP đã được báo

cáo ở lứa tuổi bé hơn trong số các trẻ nhiễm HIV, nang khí, tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất liên quan đến PJP được báo cáo ở trẻ em các nước

phát triển nhưng chưa thấy ở các nước đang phát triển. Theo Pitcher, R. D., Daya, và CS nghiên cứu 113 ca PJP, dấu hiệu X-quang hay gặp nhất là tăng

thể tích phổi (78%) và mờ nhu mô lan tỏa (64%); 92,7% cuối cùng tiến triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)