Chất lượng dư nợ cho thuê

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty TNHH MTV cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Trang 63)

Hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động chủ yếu của các công ty cho thuê tài chính. Đây là hoạt động tín dụng trung dài hạn, tài sản lại là động sản nên hàm chứa rất nhiều rủi ro. Do đó, song song với việc phân tích vấn đề mở rộng quy mô, gia tăng doanh số thu hồi nợ thì Công ty cũng luôn chú ý đến chất lượng các khoản cho thuê, khả năng thu hồi cả gốc và lãi của khoản thuê.

Quy mô nợ quá hạn phản ảnh chất lượng hoạt động thẩm định và cho vay của VCBL nói chung và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Nợ quá hạn thấp chứng tỏ cho vay hiệu quả, chất lượng dư nợ cao, đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận vì không phải trích lập các khoản dự phòng rủi ro do bù đắp các khoản nợ quá hạn.

Bảng 2.7: Chất lượng dư nợ từ 2009 - 2012

Đvt: tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 922,25 1.089,95 1.199,38 1.279,26

Nợ cần chú ý 10,61 5,41 4,35 2,54

Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 79,14 95,64 83,27 64,20

Tỷ lệ nợ xấu 7,82% 8,03% 6,47% 4,77%

Tổng 1.012 1.191 1.287 1.346

(Nguồn: Bảng tổng hợp dư nợ và phân loại nợ các năm tại VCBL – Phòng Kế toán)

Qua việc quan sát bảng số liệu thể hiện cơ cấu nợ của VCBL giai đoạn 2009 – 2012 thì xu hướng của nợ đủ tiêu chuẩn tăng dần trong khi nợ xấu đang biến động giảm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 8,03%, 6,47% và 4,77%.

Năm 2009 – 2010, nợ xấu duy trì ở mức trên dưới 9%, đây có thể nói là giai đoạn hoạt động khó khăn của VCBL khi mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong trả nợ và đối mặt với nguy cơ bị phá sản – một hệ quả của việc tăng trưởng nóng trước năm 2008. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại quy trình thẩm định của cán bộ nhân viên trong quá trình cho vay cũng như chất lượng của các khoản vay. Ngoài ra cũng cần xem xét đến đặc thù của cho thuê tài chính thì luôn rủi ro hơn các mảng tín dụng khác do chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy, sau 2, 3 năm việc một ngành nghề gặp khó khăn đến mức rất nhiều doanh nghiệp trong ngành này phá sản thì không phải là ít, cụ thể trong giai đoạn có ngành xây dựng, vận tải biển. Trong khi tài sản tài

trợ là máy móc chuyên dụng, tính thanh khoản kém, khấu hao thông thường sau 2, 3 năm dễ mất hết giá trị.

Sang 2011 và 2012, nhận thấy rõ tình hình nợ xấu đã ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi mặt của ngành tài chính, VCBL đã có những chính sách cụ thể hơn nhằm ngăn chặn và thu hồi nợ xấu. Đầu tiên là cán bộ nào có doanh nghiệp gặp khó khăn, tích cực bám sát doanh nghiệp, trực tiến đến doanh nghiệp đòi tiền khi bị quá hạn 5 ngày, các doanh nghiệp bị chuyển nợ nhóm 2 lên kế hoạch thu hồi tài sản ngay khi đánh giá là khó phục hồi, có nguy cơ phá sản. Lúc này tăng trưởng dư nợ không còn là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, nhận thấy nợ xấu vẫn còn ở mức cao, Công ty đã quyết định thành lập riêng tổ công nợ với khá nhiều thành viên chủ chốt phòng khách hàng chuyển qua nhằm xử lý những khoản khó đòi, nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 3%. Lúc này việc xử lý nợ xấu đã đạt được hiệu quả tương xứng khi tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 6,47% năm 2011 và 4,77% năm 2012. Mức này tốt hơn rất nhiều so với các Công ty cho thuê tài chính và hệ thống ngân hàng thương mại khác trọng giai đoạn này (theo báo cáo ngành Ngân hàng năm 2012 của Công ty chứng khoán Phương Nam thì nợ xấu ngân hàng thương mại là 8,8%, một số công ty CTTC khách có nợ xấu khá cao như Công ty CTTC Agribank 1 là 68,16%, Công ty CTTC Agribank 2 là 95,95%, Công ty CTTC BIDV là 10,73%,…)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty TNHH MTV cho thuê tài chính ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)