Kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng lậu, hàng gi ảở một số tỉnh trong cả nước

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 42)

2.2.3.1. Kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu hàng hóa nhập lậu của chi cục quản lý thị trường TP. HCM

* Tình hình buôn lậu hàng hóa nhập khẩu tại TP. MCM

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

lượng chức năng trên địa bàn TP tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới, trong đó tập trung chống buôn lậu thuốc lá ngoại trên địa bàn huyện Đức Huệ, Đức Hòa.

Đối tượng tham gia buôn lậu chủ yếu là người dân địa phương sinh sống ở các xã biên giới, gồm một số đối tượng là đầu Lậu và phần lớn là những người vận chuyển thuê, đây là những người rất thông thạo địa bàn nên rất thuận lợi trong việc luồng lách, tránh né sự KT, KS của các lực lượng chống lậu. Họ tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, tạo thành một đường dây với những mắc xích gắn kết nhau để vận chuyển hàng lậu từ biên giới đến các nơi tiêu thụ. Ngoài ra, còn có một số người dân ở các xã biên giới có hành vi bao che, tiếp tay, cất giấu, giựt lại hàng lậu khi các lực lượng chức năng bắt giữ. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu vẫn không thay đổi và ngày càng có hành vi liều lĩnh hơn. Họ sử dụng phương tiện mới có công suất lớn, tốc độ cao để vận chuyển, thông tin nhanh bằng điện thoại di động; thuê mướn một số người dân chuyên theo dõi nắm tình hình tổ chức hoạt động chống lậu của các lực lượng chức năng để đối phó kịp thời tại các điểm tập kết hàng và trên đường vận chuyển; theo dõi chặt chẽ những phương tiện của các đơn vị sử dụng chống buôn lậu như ô tô, xuồng máy, canô… nếu thấy các phương tiện trên không còn ở vị trí neo đậu thì thông báo cho nhau để đối phó. Vì thế các lực lượng chống lậu gặp rất nhiều khó khăn, không phải lúc nào triển khai kế hoạch chống lậu cũng có hiệu quả. Thời gian gần đây, các đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp sử dụng xe ô tô 4 bánh vận chuyển thuốc lá nhập lậu từ Đức Huệ qua Đức Hòa về TP. HCM tiêu thụ. Riêng trong trong tháng 7, Đội QLTT cơ động của TP đã phát hiện và bắt giữ 01 đối tượng dùng ôtô loại 04 chỗ ngồi chở 4.500 gói thuốc lá ngoại vận chuyển từ huyện Đức Hòa về TP. HCM tiêu thụ, vụ việc đã được chuyển giao cho Công an huyện Đức Hòa điều tra, khởi tố hình sự.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

chuyển, khi bị bắt giữ không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự; thường xuyên thay đổi luồng tuyến vận chuyển, thời gian, địa điểm giao nhận hàng để không tạo thành quy luật nhằm tránh sự KT của các lực lượng chức năng.

* Hoạt động chống buôn bán hàng nhập lậu của chi cục QLTT TP. HCM Chi cục QLTT triển khai thực hiện các công văn chỉ đạo của Cục QLTT, UBND thành phố, Sở Công Thương đến các Đội QLTT như: Công văn số 698/QLTT-CBL ngày 13/6/2010 của Cục QLTT về việc hướng dẫn ghi biểu mẫu thống kê phục vụ công tác quản lý địa bàn theo Thông tư số 24/2008/TT-BCT; Công văn số 765/QLTT-KSCLHH ngày 27/6/2010 của Cục QLTT về việc KT giá cả hàng hóa sau khi điều chỉnh thuế; Công văn số 2205/UBND-NN ngày 28/6/2012 của UBND thành phố về việc tăng cường công tác chống hàng hóa nhập lậu; Công văn số 919/SCT-QLTM ngày 18/6/2010 của Sở Công Thương về việc phối hợp kiểm tra, xử lý người nước ngoài mua bán hàng hóa trái phép tại Việt Nam; Công văn số 931/SCT- QLTM ngày 19/6/2010 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; Công văn số 1000/SCT-QLTM ngày 03/7/2010 về việc KT, KS tổ chức bán hàng đa cấp. Ký kết Quy chế phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) về phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật.

Các Đội QLTT phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, quận kinh tế TP. HCM, Đài Truyền thanh địa phương tuyên truyền về việc cảnh báo tổ chức, thương nhân người nước ngoài hoạt động mua bán trái phép tại Việt Nam, đồng thời phối hợp với Công an địa phương lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân; Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền Nghị định số 76/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu, thuốc lá; triển khai đến cán bộ, công chức về nội dung Luật Đo lường, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2012, Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

* Kết quả đạt được của Chi cục QLTT TP. HCM

Tổng kết sáu tháng đầu năm 2012, các Đội QLTT TP. HCM tổ chức kiểm tra 566 vụ, phát hiện 437 vụ vi phạm, gồm 148 vụ vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, 75 vụ vi phạm về giá (không niêm yết giá), 64 vụ vi phạm về điều kiện kinh doanh, 25 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa, 01 vụ kinh doanh phân bón không đạt tiêu chuẩn công bố áp dụng. Thu phạt vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu 2.335,9 triệu đồng, tạm giữ 23.070 gói thuốc lá ngoại, 01 xe gắn máy 2 bánh, 01 xuồng gỗ, 01 máy nổ, 01 xe ô tô loại 4 chỗ ngồi vận chuyển hàng cấm.

2.2.3.2. Kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu hàng hóa nhập lậu của chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Để tăng cường công tác KT, KS thị trường, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp cuối năm 2011 và Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012, Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch KT, KS thị trường trong những tháng cuối năm 2011 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Với mục đích nhằm ngăn chặn các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng ngoại nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hành vi vi phạm về nhãn hàng hoá, tăng giá quá mức, không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng,...gây mất ổn định thị trường, Chi cục QLTT sẽ KT các tổ chức, cá nhân vận chuyển, sản xuất kinh doanh buôn bán các loại hàng hoá như xăng dầu, khí hoá lỏng, sữa, đường kính, gạo, muối, bia, nước ngọt các loại, mỳ chính, nước mắm, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, bánh mứt kẹo, vải, quần áo may sẵn, pháo các loại, đồ chơi kích động bạo lực, mỹ phẩm, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, thực phẩm tươi sống và chế biến, phân bón các loại, băng đĩa hình và một số hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

hóa khác khi có biến động trên thị trường. Đối với các tổ chức này, Chi cục sẽ tổ chức KT đối với các nội dung sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ khác có liên quan; công bố chất lượng, các điều kiện về kinh doanh; ghi nhãn hàng hóa, định lượng; việc thực hiện Pháp lệnh Giá.

Việc tổ chức thực hiện KT, KS thị trường cuối năm 2011 và tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012 sẽ do Chi cục quản lý thị trường chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, tham mưu cho Sở Công Thương đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm các lực lượng QLTT, Công an, thanh tra KH & CN, Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng... Đối với Đội QLTT các huyện, thành phố: Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện, thành phố thành lập Đoàn KT liên ngành của huyện, thành phố gồm các lực lượng QLTT, Công an, Tài chính, Công Thương, Thuế, Y tế… do Đội QLTT chủ trì, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai KT, xử lý hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa, đo lường, chất lượng, niêm yết giá và bán theo niêm yết giá,.. trên địa bàn; phối hợp với Đài Truyền thanh Truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chính về các đối tượng sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm,…sau khi đã quyết định xử lý để người dân có ý thức cảnh giác tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng; Đối với Đội QLTT Chống buôn lậu: Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra, trinh sát, phối hợp với các lực lượng Công an, các Đội QLTT và các lực lượng chức năng khác tiến hành KT, xử lý các tổ chức, cá nhân vận chuyên, buôn bán, tàng trữ hàng lậu, hàng cấm và gian lận thương mại; tập trung vào các đối tượng trên tuyến đường bộ, đường sắt Lạng Sơn -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Bắc Giang - Hà Nội, các tụ điểm, kho hàng,…trên địa bàn tỉnh; đối với Đội QLTT chống hàng giả: Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra, trinh sát, phối hợp với lực lượng Công an, Thanh tra KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các Đội QLTT và các lực lượng chức năng khác tiến hành KT, xử lý việc sản xuất, vận chuyển buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,…theo đúng quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)