Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhàn ước ta về công tác đấu tranh chống hàng buôn lậu, hàng giả

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 94)

- Phạt tịch thu tang vật, phương tiện Chuyển thi hành quyết định xử phạ t

c. Một số hạn chế khác

4.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhàn ước ta về công tác đấu tranh chống hàng buôn lậu, hàng giả

tranh chng hàng buôn lu, hàng gi

4.3.1.1. Quan điểm của Đảng về công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả

- Chống buôn lậu là nhằm bảo vệ và góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và tác động tích cực đến quá trình hội nhập kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

kiên trì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp cả nước.

Xuất phát từ mục đích và động cơ chiếm đoạt lợi nhuận, các đối tượng buôn lậu không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm che dấu hành vi vi phạm, ngoài ra chúng còn lôi kéo, đe dọa, thậm chí dùng cả vũ lực để thực hiện. Để tổ chức tốt cuộc đấu tranh này yêu cầu đặt ra là chúng ta phải kiên trì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp cả nước. Nghị quyết 12/TW của Bộ chính trị vạch rõ “sử dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này”. Chỉ thị 853/TTg ngày 11/10/2009 của Thủ tướng chính phủ khẳng định rõ thái độ của nhà nước ta trong việc “ xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu và gian lận thương mại; điều tra, kết luận và xử lý ngay một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáo dục quần chúng”. Đối với hàng nhập khẩu không khai báo hoặc khai báo không trung thực, hàng hóa đang bày bán tại cửa hàng, ở trong kho hoặc đang vận chuyển trên đường nếu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp đều coi là hàng nhập lậu và phải bị tịch thu và xử lý nghiêm.

4.3.1.2. Chủ trương của Nhà nước trong công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả

• Đổi mới nhận thức về công tác QLTT.

Trước hết các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đấu tranh chống buôn lậu đã được nêu trong Nghị quyết 12 của Bộ chính trị và các Đại hội đại biểu qoàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX.

Hai là chống buôn lậu không phải là trách nhiệm riêng của cơ quan nhà nước hay của lực lượng chức năng nào mà là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của các lực lượng từ Trung ương đến địa phương của các đoàn thể chính trị- xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 • Về tổ chức điều hành.

Ban chỉ đạo 127/TW có nhiệm vụ quyền hạn:

+ Giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu.

+ Theo dõi, KT, đôn đốc các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống buôn lậu.

+ Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu của các Bộ, ngành địa phương báo cáo Thủ tướng chính phủ, kiến nghị với Thủ tướng chính phủ các chủ trương biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu.

+ Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành lập các Tổ công tác kiểm tra trực tiếp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban.

Như vậy về chỉ đạo điều hành đã hình thành mô hình tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phối hợp hoạt động chung giữa các ngành và các lực lượng liên quan.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)