Tình hình chung về thị trường hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tình hình kinh tế xã hội từ năm 2009 - 2011 diễn ra trong bối cảnh giá cả hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng và một số nền kinh tế lớn vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh nhiều lần, tác động đến giá cả nhiều loại hàng hóa, vật tư như: Xi măng, sắt thép, phân bón… có chiều hướng tăng từ 5 - 10% so với thời điểm cuối năm 2011.

Dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành trong việc triển khai, thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp mà bộ Chính trị và Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 09/02/2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 kinh tế tiếp tục giữ được sự ổn định và có chuyển biến tích cực, xuất khẩu tiếp tục tăng và lạm phát được kiểm chế theo hướng tích cực.

Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm bảo vệ và góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển, bảo vệ người tiêu dùng, tác động tích cực đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta: Buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có thể để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, kìm hãm sản xuất, kinh doanh trong nước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.... Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và ngược lại, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

“Đặt sự lưu thông hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước; khuyến khích phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt của nền kinh tế thị trường”. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định “Hình thành đồng thời các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý cần thiết để thị trường hoạt động có hiệu quả, có kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và KS được độc quyền kinh doanh. Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu”.

Tuy nhiên, Đảng và nhà nước ta cũng xác định chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải kiên trì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước. Xuất phát từ mục đích và động cơ chiếm đoạt lợi nhuận, các đối tượng vi phạm không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm che dấu hành vi vi phạm, thậm chí sử dụng các thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo hoặc đe doạ, sử dụng vũ lực để thực hiện. Để tổ chức tốt cuộc đấu tranh này, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải kiên trì, kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp trên cơ sở phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của cả nước. Tại Nghị quyết số 12/TW của Bộ Chính trị đã vạch rõ “Sử dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này”.

2.2.2. Hot động đấu tranh chng buôn bán hàng nhp lu ca ngành qun lý th trường Vit Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)