2.1.5.1. Vai trò của lực lượng quản lý thị trường
Với tư cách là lực lượng chủ công trên thị trường nội địa, lực lượng QLTT đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong đời sống và thực thi công vụ để trở thành lực lượng quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu góp phần tích cực ổn định và phát triển thị trường trong nước, duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại dịch vụ, bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và lợi ích chung của toàn xã hội.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, QLTT sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới đòi hỏi công tác QLTT tiếp tục đổi mới toàn diện để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện vai trò trên thì cơ sở của lực lượng QLTT đó chính là chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường mà cụ thể là: “Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường”.
2.1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thị trường
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan QLTT được chia như sau.
Đối với Cục QLTT có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ KT việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực này.
+ Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác KT, KS thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác QLTT các cấp để bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.
+ Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) để Bộ trưởng Bộ thương mại giải quyết theo thẩm quyền quy định tại các Điều 25, 26 và 27 Luật Tổ chức chính phủ về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về QLTT trong hoạt động thương mại.
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác KT, KS thị trường và xử phạt hành chính theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong hoạt động thương mại.
+ Thường trực giúp Bộ chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng QLTT, chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
+ Giúp Bộ theo dõi, quản lý tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, ấn chỉ của lực lượng QLTT; hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ và thanh tra, KT hoạt động của cơ quan, công chức QLTT ở địa phương; đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại cấp thẻ KS cho công chức làm nhiệm vụ KS thị trường các cấp.
+ Quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ đối với công chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ; quản lý tài sản được giao theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục QLTT như sau:
+ KT việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở thương mại (nay là Sở công thương) và Uỷ ban nhân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện các kế hoạch KT, KS thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
động thương mại.
+ Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng QLTT ở địa phương.
+ Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại (nay là Sở công thương) chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng QLTT, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
Đối với Công chức kiểm sát có nghĩa vũ và quyền hạn như sau:
+ Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
+ Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật vi phạm.
+ Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi, phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
+ Sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ KT.
+ Công chức KS thị trường có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ KT, KS phòng chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Trong khi làm nhiệm vụ, nếu bị thương hoặc hy sinh được hưởng chế độ như đối với thương binh, liệt sĩ.
+ Công chức KS thị trưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai phạm pháp luật gây cản trở cho lưu thông hàng hoá và kinh doanh hợp pháp, làm thiệt hại về tài sản của người kinh doanh, bao che vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện thu giữ hoặc có hành vi tiêu cực khác thì bị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.1.5.3. Phạm vi hoạt động và đối tượng chủ yếu của cơ quan quản lý thị trường
Phạm vi hoạt động của lực lượng QLTT rất rộng nó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực thương mại: Trong lĩnh vực này thì đó là các hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên thị trường, ví dụ: Sản xuất, mua bán hàng hóa, vận chuyển lưu thông hàng hóa trên thị trường…
- Lĩnh vực kế toán: Là những hoạt động liên quan đến sổ kế toán của các cơ sở sản xuất kinh doanh như mở sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán…
- Lĩnh vực thuế: Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này là việc chấp hành các nghĩa vụ về thuế của các doanh nghiệp.
- Lĩnh vực văn hóa thông tin: Là các hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, buôn bán những mặt hàng thuộc lĩnh vực văn hóa như băng đĩa, sách báo…
- Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm: Các hoạt động liên quan đến chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Qua một số phạm vi hoạt động như trên thì đối tượng chủ yếu của QLTT chính là các hành vi vi phạm pháp luật thương mại trong phạm vi hoạt động đã nêu ở trên trong đó chủ yếu là những vi phạm trong việc mua bán hàng nhập lậu trên thị trường nội địa. Có thể nói đây là khu vực thường xảy ra gian lận nhất thông qua những thủ đoạn khá tinh vi. Đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay nói chung và HY nói riêng với công tác quản lý còn lỏng lẻo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đồng thời sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc đấu tranh chống hàng lậu còn nhiều bất cập…thì hoạt động này lại càng có cơ hội phát triển. Nó gây ra nhiều hậu quả xấu đối với toàn bộ nền kinh tế - chính trị và xã hội không những tác động lợi ích của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
người tiêu dùng mà còn gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Do vậy gây biến động thị trường cũng như ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, trong tiến trình hội nhập chủng loại hàng hóa nhập khẩu ở nước ta ngày càng đa dạng và số lượng có xu hướng tăng rất nhanh. Do vậy công tác QLTT ngày càng phức tạp.
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu đã nêu ở trên đòi hỏi các cơ quan nhà nước trong đó có lực lượng quản lý thị trường phải tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập khẩu để hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền kinh tế.
2.1.5.4. Sự phối hợp hoạt động của cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan hữu quan trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu
Để việc KT, KS được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa lực lượng QLTT và các cơ quan hữu quan có như vậy mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao phó.
Ở thị trường nội địa hoạt động của lực lượng QLTT thường được thực hiện với sự phối hợp của công an, thuế vụ và khi cần thiết cả với Hải quan đảm nhiệm những nhiệm vụ sau:
- Theo dõi hoạt động của các cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, thi hành những biện pháp nghiệp vụ để KT, KS, điều tra truy xét nhằm phát hiện các đối tượng buôn bán, vận chuyển, chứa chấp, cất giấu hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
- Đối với các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực mình phụ trách thì QLTT sẽ trực tiếp xử lý theo thẩm quyền còn đối với những vi phạm không thuộc thẩm quyền thì sẽ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cụ thể:
- Phối hợp với cơ quan thuế: Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ lực lượng quản lý thị trường bên cạnh việc phát hiện và thu giữ hàng hóa vi phạm thì khi vi phạm liên quan đến lĩnh vực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
thuế thì quản lý thị trường chuyển qua cơ quan thuế giải quyết theo thẩm quyền nhằm giúp cơ quan thuế truy thu số tiền trốn lậu thuế.
- Phối hợp với Hải quan: Đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trong phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan thì do Hải quan chủ trì QLTT phối hợp, còn đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu (ngoài địa bàn hoạt động của Hải quan) thì QLTT chủ trì Hải quan phối hợp. Trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; vận chuyển sản xuất, kinh doanh hàng hóa trái phép liên quan đến xuất nhập khẩu thì mỗi bên chủ động có kế hoạch phòng chống các hành vi nêu trên theo chức năng nhiệm vụ của mình.
- Phối hợp với công an các cấp: KT, KS ngăn chặn tình trạng hàng nhập lậu qua biên giới tràn vào nội địa. Lực lượng QLTT phối hợp với công an giao thông để dừng phương tiện, vận tải khi phát hiện trên xe đang vận chuyển hàng lậu và ngược lại công an giao thông khi dừng phương tiện vận tải do vi phạm luật giao thông nếu phát hiện hàng hóa không hợp pháp có thể chuyển giao cho QLTT xử lý. Khi cơ quan QLTT KT vụ việc có liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển giao cơ quan công an để xử lý.
Khi điều tra truy xét các đường dây buôn lậu, các ổ chứa chấp hàng lậu có liên quan đến các địa phương nào thì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương đó.
Ngoài ra lực lượng QLTT còn phối hợp với các cơ quan y tế, thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm… khi KT bắt giữ những mặt hàng nhập lậu, hàng cấm thuộc lĩnh vực hoạt động của những cơ quan này. Nhìn chung thì sự phối hợp hoạt động giữa lực lượng QLTT và các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu là rất đa dạng tùy theo từng tuyến đường (đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không…) hoặc mặt hàng mà có sự phối hợp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng lậu, hàng giả của cơ quan quản lý thị trường