3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm về tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng đến công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả
buôn lậu, hàng giả
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Hải Hưng được chia thành tỉnh Hải Dương và tỉnh HY. Ngày 1/1/1997 tỉnh HYđược tái lập và chính thức làm việc theo đơn vị hành chính mới. HY nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua, gần các sân bay, cảng biển, các trung tâm kinh tế và các thành phố lớn của đất nước.
Từ khi tái lập, HY quan tâm nhiều đến việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có những chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với chủ trương đúng của tỉnh nên mức tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân đạt 11,87%/năm; trong đó, nông nghiệp tăng 5,6%/năm, công nghiệp tăng 42%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm; đời sống người dân đang dần được nâng lên; các vấn đề xã hội có nhiều thay đổi rõ rệt.
Nguồn lao động của tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
số là 1.223 người/km2. Đến năm 2013, tình hình dân số và lao động của tỉnh được thể hiện trong bảng 3.1
Từ số liệu trên ta thấy: Năm 2013, tỉnh có 744.248 người trong độ tuổi (15 -> 59), chiếm 65,72% tổng số dân. Trong số đó, tỷ lệ nam là 49,69%, nữ chiếm 50,31%; thành thị chiếm 12.64%, nông thôn chiếm 87,36%.
Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo khu vực kinh tế của tỉnh tính đến năm 2013 như sau:
- Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 20,9%; - Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 60,1%; - Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 19%.
Bảng 3.4: Dân số trung bình năm 2013 phân theo nhóm tuổi
Đơn vị tính: người
Nhóm
tuối Tổng số
Chia theo giới tính Chia theo khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
1.132.285 556.251 576.034 139.527 992.758
0 – 14 256.860 135.095 121.765 30.895 225.965 15 – 59 744.248 369.827 374.421 94.057 650.191 ≥ 60 131.177 51.329 79.848 14.575 116.602
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh HY năm 2014)
Tỉnh Hưng Yên được coi là tỉnh “đất chật người đông”, dân số trẻ chủ yếu là dân cứ ở nơi khác đến làm công ty, dân số đông làm phát sinh nhiều dịch vụ. Đặc biệt là khu công nghiệp Phố nối A, B, chợ Như Quỳnh, chợ Đường Cái dân số đông nhất, có nhiều hàng quán mọc lên xuất hiện nhiều hàng lậu, hàng giả được bày bán trong các cửa hàng và ngoài chợ, hàng giả rất giống hàng thật làm cho người tiêu dung khó phát hiện được.
Điều kiện về kinh tế xã hội của tỉnh
Vì có điều kiện thuận lợi về mặt giao thông, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc Bộ nên HY có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
công nghiệp và dịch vụ. HY được ví như Bình Dương của miền Nam. Theo thống kê năm 2013
Giá trị sản xuất theo giá thực tế của tỉnh đạt 77.110.234 triệu đồng, tăng 14.587.270 triệu đồng (tức 1,233 lần) so với năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất trong ngành nông, lâm và thủy sản đạt 11.441.930 triệu đồng, chiếm 14,84%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt 55.571.883 triệu đồng, chiếm 72,07%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 10.096.421 triệu đồng, chiếm 13,09%.
- Tổng sản phẩm (GDP) theo giá hiện hành đạt 21.637.710 triệu đồng, tăng 3.728.240 triệu đồng (tức 1,208 lần) so với năm 2010. Trong đó, GDP ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 5.156.125 triệu đồng, thủy sản đạt 253.994 triệu đồng, công nghiệp khai thác mỏ đạt 16.699 triệu đồng, công nghiệp chế biến đạt 8.060.002 triệu đồng, xây dựng đạt 1.287.634 triệu đồng, thương nghiệp…đạt 1.382.236 triệu đồng.
Đến nay, tỉnh HY đã quy hoạch 5 khu công nghiệp tập trung, đang nghiên cứu quy hoạch 5 khu khác ở phía nam tỉnh dọc quốc lộ 39A, 39B, 38 và đang từng bước triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Có 2 khu công nghiệp đã được phê duyệt và hoạt động là: Khu công nghiệp Phố Nối A với diện tích quy hoạch là 390 ha và khu công nghiệp Phố Nối B với diện tích quy hoạch là 250 ha. 3 khu công nghiệp mới được phê duyệt quy hoạch và đang đi vào hoạt động là: Khu công nghiệp Như Quỳnh A với diện tích quy hoạch là 50 ha, khu công nghiệp Như Quỳnh B là 50 ha, khu công nghiệp Minh Đức là 200 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN trên địa bàn tỉnh phát triển, từ đó thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. Nhưng cũng xuất hiện mặt trái là một số doanh nghiệp nhập hàng về lại trốn thuế, hoặc không kê khai đúng giá trị hàng hóa… có doanh nghiệp còn làm hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng, lừa gạt người tiêu dung, gây thất thu cho NSNN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48