Nội dung kế hoạch

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 111)

1. Căn c kim tra

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, đề xuất của các Đội Quản lý thị trường và Tổ kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường ra Quyết định kiểm tra để Đội Quản lý thị trường và Tổ kiểm tra triển khai kiểm tra theo Quyết định.

1.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát dựa trên nội dung kế hoạch được Chi cục Quản lý thị trường xây dựng cho năm công tác đã được Giám đốc Sở Công thương phê duyệt để thực hiện.

1.2. Căn cứ nhiệm vụ chính trị địa phương trong từng giai đoạn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường xây dựng phương án kiểm tra theo nhóm, ngành hàng và ra Quyết định kiểm tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103

để các Đội Quản lý thị trường thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đề ra.

1.3. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia bảo vệ quyền lợi tiêu dùng hợp pháp của mình. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sau khi được xác minh làm rõ, Đội Quản lý thị trường, Tổ kiểm tra kịp thời xây dựng phương án kiểm tra, kiểm soát trình Thủ trưởng đơn vị duyệt và ký Quyết định kiểm tra để tổ chức kiểm tra.

2. Công tác qun lý địa bàn

Căn cứ quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương, các Đội Quản lý thị trường được phân công quản lý địa bàn triển khai công tác điều tra thống kê các tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, phân rõ nhóm, ngành hàng sản xuất, kinh doanh lập thành Sổ bộ để làm cơ sở theo dõi, quản lý và triển khai kiểm tra, kiểm soát. Thường xuyên bổ sung nội dung Sổ bộ theo sự thay đổi thực tế việc tăng giảm các cơ sở, hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh tại địa bàn đảm bảo Sổ bộ luôn phản ánh đúng thực trạng về số lượng, nhóm, ngành hàng và cơ sở, hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh.

3. Công tác chng buôn lu, sn xut, kinh doanh hàng gi

3.1. Nắm tình hình, thống kê lập danh sách theo dõi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các phương tiện vận chuyển, kho tàng, bến bãi, nơi cất giấu hàng hóa nhập lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm.

3.2. Bằng biện pháp nghiệp vụ, các Đội Quản lý thị trường tổ chức cho cán bộ trinh sát, nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả trên địa bàn quản lý, đối với các vụ việc phức tạp phối kết hợp với Đội Quản lý thị trường chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả để điều tra, xác minh mở rộng tìm ra các đầu mối, ổ nhóm, kho tàng để kiểm tra, xử lý triệt để đúng pháp luật.

3.3. Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có dấu hiệu chở hàng hóa là hàng nhập lậu. Đội Quản lý thị trường kịp thời đề xuất với Lãnh đạo Chi cục để phối hợp với lực lượng Công an thực hiện lệnh dừng các phương tiện vận chuyển kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

4. Hình thc kim tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104

- Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hàng năm. - Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.

4.2. Kiểm tra đột xuất

- Thông qua nắm bắt thông tin, trinh sát phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên có thẩm quyền.

5. Đối tượng, lĩnh vc kim tra

5.1. Đối tượng kiểm tra

Là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh về thương mại, công nghiệp được pháp luật điều chỉnh trên địa bàn tỉnh.

5.2. Lĩnh vực kiểm tra

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, trình tự kiểm tra, xử lý tang vật vi phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

6. Ni dung kim tra

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt động thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân như:

+ Giấy phép đầu tư doanh nghiệp.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh và việc thực hiện nội dung trong đăng ký.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh… + Kiểm tra về quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp… + Kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.

+ Kiểm tra việc chấp hành kê khai đăng ký giá đối với các mặt hàng quy định với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định, việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

+ Kiểm tra phát hiện các hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa gây thiếu hụt giả nhằm đẩy giá lên cao thu lợi cá nhân gây bất ổn thị trường, bịa đặt, loan tin thất thiệt để tăng giá, ép giá… thu lợi bất chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105

+ Kiểm tra việc đo lường, chất lượng hàng hóa, việc công bố chất lượng và thực hiện theo tiêu chuẩn công bố, việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm tra chế độ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa được vận chuyển trên phương tiện giao thông, là nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa đang lưu gửi trong kho, tập kết tại bến bãi, đang bầy bán trong siêu thị, cửa hàng.

+ Kiểm tra các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, công nghiệp theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

7. Điu kin phc v công tác kim tra

Lãnh đạo Chi cục, các Phòng chức năng, các Đội Quản lý thị trường chuẩn bị tốt nhất theo luật quy định về thủ tục hành chính ban đầu cho việc kiểm tra của Đội. Cần trang bị đầy đủ về kiến thức nghiệp vụ, thẻ kiểm tra, trang phục, ấn chỉ lập hồ sơ, phân công trách nhiệm cụ thể... để công việc kiểm tra đảm bảo tính kỷ cương theo quy định của pháp luật, có kết quả cao.

8. Lc lượng kim tra

Toàn thể cán bộ kiểm soát viên thị trường, lực lượng hỗ trợ các Đội Quản lý thị trường thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh và lực lượng phối hợp của các cơ quan khác.

8.1. Chi cục trưởng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường ra Quyết định kiểm tra trên cơ sở phương án kiểm tra của Tổ kiểm tra, của Đội Quản lý thị trường xây dựng cho từng đợt kiểm tra, việc tiến hành kiểm tra do Tổ kiểm tra thực hiện.

8.2. Tổ kiểm tra được thành lập có từ 2 kiểm soát viên thị trường trở lên, tổ trưởng Tổ kiểm tra, thành viên Tổ kiểm tra đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 05 năm 2013 của Bộ Công thương.

8.3. Công tác kiểm tra địa bàn cố định do các Đội Quản lý thị trường quản lý địa bàn tiến hành xây dựng kế hoạch, phương án và triển khai kiểm tra; công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm Sở hữu trí tuệ do Đội Quản lý thị trường chuyên trách chống buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm Sở hữu trí tuệ xây dựng phương án và triển khai kiểm tra trên địa bàn toàn tỉnh, các tuyến giao thông, nơi tập kết, bán buôn hàng hóa hoặc phối hợp với Đội Quản lý thị trường quản lý địa bàn khi cần thiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106

8.4. Các Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn kết hợp với Ban chỉ đạo 127 huyện, thành phố tăng cường triển khai công tác kiểm tra trên địa bàn phụ trách để công tác kiểm tra thuận lợi và có kết quả cao.

8.5. Đội Quản lý thị trường chống buôn lậu kết hợp chặt chẽ với lực lượng Công an như: Phòng cảnh sát giao thông, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an các huyện, thành phố…triển khai dừng phương tiện để phục vụ công tác kiểm tra hàng hóa; kiểm tra các kho hàng, bến bãi tập kết hàng hóa buôn lậu.

8.6. Tùy theo từng vụ việc, địa bàn cụ thể Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo Đội Quản lý thị trường phụ trách công tác chống buôn lậu hoặc Đội Quản lý thị trường phụ trách công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ và các Đội Quản lý địa bàn tham gia phối hợp, hỗ trợ để triển khai kiểm tra theo Kế hoạch của Cục Quản lý thị trường.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hàng buôn lậu hàng giả trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 111)