Đào tạo định hướng thị trường

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực 'Giải pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT (Trang 32)

3. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực

3.2.7 Đào tạo định hướng thị trường

Qua hơn 5 năm hoạt động, FPT software đã dần có những tên tuổi lớn trong danh sách khách hàng của mình tại nhiều quốc gia và khu vực như Châu Âu (Proximus tại Bỉ, Harvey Nash, Capita, Discovery, Honda UK tại Anh, IBM France, Renault tại Pháp), Mỹ (Ambient, ProDX), Nhật bản (NTT-IT, IBM Japan, Nissen, Hitachi, Sanyo, NEC), và khu vực ASEAN (SilverLake, ITP, Unilever). Hiện tại, các khu vực càng ngày có càng nhiều khách hàng phản ánh công ty FPT software càng ngày càng có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển FPT software đã thành lập các trung tâm phát triển phần mềm theo hướng thị trường. Cụ thể, thị trường Nhật Bản gồm có các trung tâm G2, G3, G5, G7, G8, G13, G21... thị trường Châu Âu gồm có các trung tâm G10, G16… thị trường Mỹ gồm có các trung tâm G1, G6, G11… thị trường khu vực ASEAN gồm có các trung tâm: G22, G33, G17… Để có được đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp phục vụ tốt nhất cho các thị trường đòi hỏi công ty FPT software có những khóa đào tạo phù hợp.

Hiện nay ngoài các khóa đào tạo ngôn ngữ gồm tiếng Nhật, tiếng Pháp cho các nhân viên làm việc cho các thị trường Nhật, Châu Âu công ty còn có nhiều khóa đào tạo thiết thực khác nữa. Những khóa đào tạo đặc biệt như khóa đào tạo kỹ sư cầu nối (đào tạo những người làm việc trực tiếp được với khách hàng và đội dự án phát triển ở công ty), khóa đào tạo các kỹ năng giao tiếp với khách hàng… được công ty FPT software chú trọng mở ra hằng năm. Những khóa đào tạo đặc biệt tốn nhiều chi phí tổ chức nên sẽ hướng tới đối tượng nhân viên có năng lực là chủ yếu. Đây cũng là một khó khăn trong công tác đào tạo hiện nay của FPT software.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực 'Giải pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT (Trang 32)