2. Vấn đề về đào tạo
2.2.3 Kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo của công tác đào tạo tại công ty FPT software cần được đánh giá thông qua các kỳ thi sát hạch tập trung tại trung tâm trung tâm đào tạo cũng như qua các kỳ thi của các tổ chức chứng chỉ có uy tín. Ngoài ra, các chính sách về trợ cấp sau khi nhân viên đạt được các thành tích trong tự đào tạo, đào tạo cần được khuyến khích kịp thời và có kế hoạch cụ thể.
Nội dung của công tác đánh giá bao gồm:
- Đánh giá người được đào tạo trước và sau khi tham gia đào tạo.
- Giám sát quá trình đào tạo cả về người được đào tạo lẫn nội dung, chương trình học của mỗi khóa. Trong đó chú trọng việc đổi mới chương trình, tài liệu phù hợp với thời gian đào tạo.
- Cấp chứng chỉ, phụ cấp hỗ trợ đào tạo cho các trung tâm có người theo lớp đào tạo cũng như người được đào tạo một cách rõ ràng.
- Đánh giá được hiệu quả vận dụng các kiến thức đã được đào tạo vào thực tế công việc. Điều này sẽ giúp công ty tận dụng được những nguồn lực phù hợp với những công việc mới đồng thời cũng tạo ra định hướng cho bộ phận đào tạo xây dựng cũng như hoàn thiện các nội dung đào tạo.
- Xây dựng những qui định về những kỹ năng cần thiết của tất cả các đối tượng trong công ty để mọi người nhận thức được việc luôn luôn học hỏi để nâng cao các kỹ năng của bản thân.
Giải pháp:
- Tăng cường kiểm tra giám sát chặt công tác đào tạo
- Đưa ra những mục tiêu thực tế cụ thể để từ đó làm điều kiện để đánh giá được chất lượng của công tác đào tạo.
Kết luận
Thực tế cho thấy, không quốc gia nào trên thé giới có thể trở nên giàu có và đạt tốc độ tăng trưởng cao khi không có sự đầu tư vào Nguồn Nhân Lực. Do đó các nước đều thực hiện ưu tiên cho giáo dục đào tạo, giáo dục đào tạo phải đi trước một bước. Gary Becker-nhà kinh tế học người Mỹ đã khẳng định: "không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục". Allvin Toffer khẳng định: "Mọi nguồn lực tự nhiên có thể khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt vì tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết". Đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên của nền kinh tế thị trường phải hướng tới mục tiêu biến tri thức trở thành kĩ năng, tri thức trở thành trí lực hay dân trí phải trở thành nhân lực.
Do vậy trong điều kiện Việt Nam hiện nay, muốn trở thành một nước ngày càng giàu mạnh sánh vai với các cường quốc trên thế giới thì không còn cách nào khác là đầu tư vào lĩnh vực con người - nguồn nhân lực quan trọng nhất của đất nước, và chỉ có như vậy nước ta mới thực hiện được quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Đây cũng chính là hướng tổng quát nhất cho sự nghiệp đào tạo nói chung và cho sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nói riêng nhằm phục vụ cho nền kinh tế thị trường của nước ta trong thời gian tới.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Việt Hà, do điều kiện kiến thức cũng như thời gian có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thuý Hương và các thầy cô trong khoa, Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Đầu Tư Công Nghệ Việt Hà đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.