Tăng cường chất lượng dự báo chiến lược và công tác nghiên cứu cơ bản

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại (Trang 135)

Th nht là tăng cường cht lượng phân tích d báo chiến lược, chính sách ngoại giao đa phương

ðể cĩ thể đưa ra đường lối chiến lược và sách lược hồn thiện đáp ứng tốt yêu cầu và phát huy trí tuệ sáng tạo trong việc thực hiện đường lối đối ngoại (đặc

biệt ngoại giao đa phương) của ðảng từng bước nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, cơng tác phân tích dự báo tình hình đối với Việt Nam cĩ vai trị vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên cơng tác dự báo tình hình quốc tế và khu vực hiện nay khĩ và phức tạp hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh vì đời sống quốc tế đang biến đổi nhanh và nhiều sự việc khơng thể lường trước được. ðây vốn là những đặc điểm cố hữu của quan hệ quốc tế. ðặc điểm này càng trở nên phổ

biến và nổi trội hơn khi hệ thống quan hệ quốc tế đương đại đang trong giai đoạn hồn thiện.

ðể nghiên cứu và phân tích dự báo đúng đắn và hợp quy luật, trước hết Việt Nam cần tăng cường minh bạch các loại thơng tin phục vụ việc xây dựng chiến lược, chính sách ngoại giao đa phương cũng như tạo điều kiện cho cán bộ

hoạch định, thực thi, đánh giá và phân tích chính sách đa phương cĩ cơ sở khoa học chính xác về hiện trạng quan hệ quốc tế. Ngồi ra, Việt Nam nhất thiết phải

đưa ra quy định theo hướng cải thiện cơ chế rõ ràng về trao đổi và sử dụng thơng tin. Việt Nam nên tổ chức tốt cơng tác khai thác các nguồn thơng tin phục vụ cho dự báo về tình hình quan hệ quốc tế nĩi chung và xu hướng phát triển của ngoại giao đa phương (chú trọng các tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng) nĩi riêng, đặc biệt về các thơng tin mật và tuyệt mật, trong đĩ nhấn mạnh vấn đề giải mật để các nhà nghiên cứu cĩ thể tiếp cận thơng tin dễ dàng từđĩ phân tích đúng bản chất đối tác. Cơng tác dự báo cần phải chính xác, kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh thua thiệt do thiếu thơng tin. Vì vậy, Việt Nam phải tăng cường sự

phối hợp giữa các bộ quản lý, cơ quan đại diện ở nước ngồi và hiệp hội, tổ chức trong việc cung cấp thơng tin, phân tích tình hình thế giới. Nếu khơng cĩ nguồn thơng tin đầy đủ, chính xác, Việt Nam sẽ xác định sai mục tiêu và vạch ra phương hướng ngoại giao đa phương khơng chuẩn xác.

Thêm vào đĩ, Việt Nam cần thành lập “thiết chế rà sốt chính sách” cĩ nhiệm vụ: phân tích dự báo; xem xét, nghiên cứu và lựa chọn chính sách; tiếp thu thơng tin phản hồi; phân tích chi phí – lợi ích các hiệp định, điều ước đa phương lớn; đánh giá tác động chính sách,…Nguyên tắc của các tổ chức rà sốt

chính sách là: (i) phải cĩ tính phản biện độc lập; (ii) cĩ quan điểm, tầm nhìn tổng thể và (iii) đảm bảo quá trình rà sốt và tham vấn minh bạch. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cĩ thể thành lập một tổ chức rà sốt chính sách mới trực thuộc Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ [115, tr.141]. Ngồi ra, Việt Nam cần tăng cường vai trị, chức năng và sự phối hợp trong rà sốt chính sách cho các viện, vụ hoặc cơ quan nghiên cứu hiện cĩ.

ðặc biệt, Việt Nam nên quan tâm dự báo chiến lược về sự phát triển của các chủ thể trung tâm trong cấu trúc hệ thống cũng như các mối quan hệ khung của hệ thống thống quan hệ quốc tế đương đại như quan hệ Mỹ - Trung, Nga – Mỹ,… để cĩ tầm nhìn chính xác về xu thế vận động và phát triển của hệ thống.

Cuối cùng, Việt Nam cần đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cấp nhà nước cĩ tính hệ thống về chiến lược ngoại giao đa phương của Việt Nam. Hình dung trước được những thời cơ, nguy cơ sẽ giúp Việt Nam cĩ được những đối sách thích hợp, hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cũng như

cĩ những phản ứng kịp thời trước xu hướng chính sách đang biến chuyển nhanh chĩng của các đối tác trong hoạt động ngoại giao đa phương. Trên cơ sởđĩ, Việt Nam sẽ cĩ thái độ khoa học, thận trọng và khơng lo sợ những thách thức mà các lộ trình hiệp định đa phương cĩ thể gây ra. Cũng như các quốc gia khác, hun đúc quyết tâm đẩy mạnh cải cách bên trong, cải cách chính mình là điều kiện tiên quyết và là tư tưởng xuyên suốt để vượt qua thách thức mà hệ thống quan hệ

quốc tếđem lại trong thập niên tới.

Th hai là tăng cường cht lượng cơng tác nghiên cu các cơ chếđa phương

Cơng tác nghiên cứu các cơ chế đa phương là một cơng tác đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định và thực thi chính sách ngoại giao đa phương. Bởi vì, chỉ nghiên cứu làm rõ chính xác cách thức, nguyên tắc hoạt

động, mục đích, quy luật và vai trị của các cơ chế đa phương trong từng giai

đoạn lịch sử nhất định mới cĩ thể giúp Việt Nam:

- chủđộng đề ra sáng kiến, biện pháp thực hiện các thỏa thuận đã ký kết trong các cơ chế đa phương khơng chỉ phù hợp với thực tiễn mà cịn hướng tới tầm trung hạn và dài hạn;

- linh hoạt, xem xét từng vấn đề cụ thể để khéo léo đưa ra những quyết định quan trọng bao gồm cả việc bỏ phiếu sao cho vừa cĩ lợi cho Việt Nam lại khơng

ảnh hưởng đến tinh thần đồn kết của cơ chếđa phương và luật pháp quốc tế;

- cĩ thể lồng ghép các nội dung liên quan trực tiếp đến chủ quyền an ninh quốc gia cũng như lợi ích trước mắt và lâu dài của Việt Nam, tránh bàn luận, giải quyết một vấn đề an ninh hay lợi ích một cách phiến diện, chỉ tính đến lợi ích trước mắt mà quên lâu dài…

- xác định những cơ chế quan trọng đểưu tiên chiến lược và những cơ chế

mà Việt Nam cĩ thể cĩ ảnh hưởng để xác định mục tiêu là dần dần xác lập vai trị chủ chốt trong những lĩnh vực nhất định.

ðể thúc đẩy hiệu quả trong nghiên cứu cơ chế đa phương, đầu tiên Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hoạt động hiệu quả và tính chuyên nghiệp của các cơ quan nghiên cứu các cơ chế đa phương hiện nay như vụ các Tổ chức quốc tế

thuộc Bộ Ngoại giao, vụ ða biên thuộc Bộ Cơng thương các phịng, ban thuộc Học viện Ngoại giao, Viện Nghiên cứu quốc tế, Viện Quan hệ quốc tế (Học viện

Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) … chẳng hạn như giao chỉ tiêu nghiên cứu để định hướng chính sách, đặc biệt phần nghiệm thu đề tài nghiên cứu nhất thiết phải chặt chẽ. Hội đồng nghiệm thu đề tài phải là những nhà khoa học chuyên sâu, nhà hoạt động ngoại giao đa phương kinh nghiệm. Các đề tài phải được xem xét kỹ lưỡng tránh tình trạng ‘đạo nghiên cứu’ làm giảm hiệu quả

và chất lượng nghiên cứu…

Ngồi ra, Việt Nam cần thiết lập kênh thơng tin thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội về các lĩnh vực cĩ liên quan để cùng nhau giải quyết khĩ khăn nếu cĩ; nghiên cứu tổ chức các chương trình điều tra, dự báo xu thế phát triển của các cơ chế đa phương để cĩ định hướng cho Việt Nam. Việt Nam cũng nên tiếp tục đánh giá tác động của các cơ chế đa phương trong mỗi một thời kỳ lịch sử, đặc biệt đánh giá vai trị của các thành viên chi phối để đề

bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc, quy định và cam kết quốc tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại (Trang 135)