Vai khách hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 42)

Vai khách hàng là vai được sự dụng phổ biến nhất trong điều tra nhập vai. Trong tổng số 54 bài báo điều tra có nhập vai, có tới 31 bài mà các nhà báo sử dụng loại vai này, chiếm 57,41%.

Các nhà báo rất ưa chuộng vai này. Bằng chứng là vai khách hàng có số lần xuất hiện nhiều nhất trên cả 2 báo. Số bài sử dụng vai khách hàng chiếm 42,31% (11 bài ) bài điều tra sử dụng nhập vai trên báo Lao động, con số này trên báo Tiền phong 71,43% (20 bài).

Có thể thấy hàng loạt bài báo sử dụng vai này. Trên báo Tiền Phong có các bài “Đủ kiểu mua thông tin cá nhân” (số 297 – ngày 24/10/2014), “Bó tay với thịt ruốc giá rẻ” (số 315 – ngày 11/11/2014), “Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí” (số 90 – ngày 31/3/2015)…hay loạt bài “Hoang mang trước “ma trận” tôn giả” (ngày 19 và 20/11/2014)…

Trên báo Lao động vai này cũng được sử dụng ở nhiều bài như “Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ "ma" - Bài 1: bất

lực với mũ bảo hiểm giả” (số 230 – ngày 2/10/2014), “Loạn taxi "dù" ở Quảng Ninh” (số 273 – ngày 21/11/2014), “Giết mổ gia súc, gia cầm ngoài vòng kiếm soát: Thực phẩm bẩn đến thẳng chợ” (Số 23 – ngày 28/1/2015)… hay loạt bài “Bánh kẹo Tết - nhãn hiệu nào cũng "nhái"” (ra ngày 14 – 15/1/2015).

Đối với loại vai này, nhà báo thường đóng giả làm người mua hàng hóa, dịch vụ…và sử dụng khi đối tượng điều tra là người bán hàng, người cung cấp các dịch vụ. Lúc này, nhà báo đem lại “lợi ích” (trực tiếp hoặc tiềm ẩn) cho đối tượng nên có điều kiện quan sát, phỏng vấn đối tượng mà không bị nghi ngờ gì, thậm chí nếu khéo léo khai thác, nhà báo còn được chia sẻ những thông tin có giá trị.

Ví dụ, trong bài “Bột bắp + Hóa chất = Cà phê” (báo Lao động, số 23, ngày 28/1/2015), nhà báo Đặng Trung Kiên đã vào vai một người kinh doanh cà phê bột đi tìm mối hàng để tận mục sở thị các cơ sở sản xuất. Qua đó nhà báo có những quan sát “ngổn ngang can lọ đựng hóa chất, nguyên liệu toàn ngũ cốc”,…Tin tưởng cùng là người buôn bán cùng mục đích kiếm lời, ông Ng.Q.H – chủ cơ sở rang xay cà phê K.Th.X (phường Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) – sẵn sàng chia sẻ : “Để cà phê giá rẻ thì bắp, đậu nành phải

chiếm tỉ lệ 70 – 80% trở lên. Muốn cà phê có màu sắc đẹp, mùi vị thơm, phải pha cả chục loại hóa chất như CNC tạo quánh, caramen tạo mùi, chất tạo bọt trắng và nhiều loại hương liệu khác nhau, tỉ lệ ra sao thì mỗi người có một bí quyết riêng, cái này tôi không tiết lộ được”. Ông còn cho nhà báo biết mỗi

ngày dư sức giao 1000kg cà phê thành phẩm. Cũng trong vai này, nhà báo được bà X giới thiệu cho các chai hóa chất có tại xưởng và ghi nhận được thái độ tỉnh bơ của bà X đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm “Tôi làm cà phê này lâu rồi, khách hàng nào cũng uống, không thấy ai bị gì cả”.

Có những kiểu đóng khách hàng phức tạp hơn, nhà báo tham gia một phần vào đường dây, một quy trình nào đó, cần sự khôn khéo, tỉnh táo. Như

vai người đi xin việc làm trong bài “Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí” của Văn Minh – Ngô Bình đăng trên báo Tiền phong, số 90 ngày 31/3/2015. Khi vào vai một người đi xin việc làm, phóng viên không mấy khó khăn để tiếp cận một xe ôm, kiêm “cò” tên Hưng và được chở đến trụ sở công ty H.S.Q (phường An Lạc, quận Tân Bình). Tại đây, nhà báo được yêu cầu nộp CMND. Nếu lúc này nhà báo nộp CMND cho công ty thì đã dính “bẫy”. Nhưng bắt thóp được chiêu lừa đảo này, nhà báo nhanh chóng chuyển hướng nói là tìm việc làm cho em gái, vì vậy mới thoát được, hơn nữa lại được nhân viên chia sẻ thêm rằng nếu là nữ mà còn trẻ, dưới 25 tuổi thì có rất nhiều đầu việc nhẹ nhàng, lương cao như làm nhân viên phục vụ quán nhậu, karaoke, lương cơ bản 2,5 triệu đồng/tháng. Cũng trong vai người đi tìm việc, tác giả tiếp cận được những người đến trung tâm này và được cho biết họ đều bị yêu cầu nộp CMND bản gốc, kí vào tờ giấy thỏa thuận để công ty đăng ký giấy tạm trú, sau khi kí thỏa thuận nếu đổi ý hoặc làm không quá 3 ngày, muốn lấy lại CMND thì phải trả cho công ty số tiền 300.000đ.

Nhìn chung, đây là dạng vai đơn giản, có thể dễ dàng áp dụng và ít có rủi ro. Các phóng viên thường sử dụng dạng vai này trong những vẫn đề điều tra ít phức tạp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 42)