THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 32)

NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA

Quá trình khảo sát 2 tờ báo Tiền phong và Lao động trong vòng 6 tháng (1/10/2014 – 31/3/2015) ghi nhận được 503 bài điều tra, tức là trung bình một tháng có gần 20 (16,77) bài được viết theo thể loại điều tra. Đây là một số lượng khá lớn vì điều tra không phải thể loại dễ viết, cũng đòi hỏi các nhà báo đổ thời gian và công sức để thu thập thông tin. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng cũng có sẵn các sự kiện nóng, những mâu thuẫn cần phải giải đáp để thực hiện điều tra. Số lượng bài điều tra theo tháng khá đều, dao động từ 40 – 50 bài mỗi báo. Cá biệt, vào tháng 2/2015, do có số Tết nên lượng bài điều tra giảm đi hơn một nửa. Trên báo Lao động tháng 2 chỉ có 15 bài điều tra, con số này ở báo Tiền phong là 20. Cá biệt, trên báo Lao động, trong tháng 10/2014 có tới 68 bài.

Tuy nhiên, trong số hơn 500 bài điều tra, chỉ có 54 bài điều tra có sử dụng kỹ năng nhập vai, chiếm 10,73%, còn lại sử dụng các phương pháp khác như tài liệu, quan sát, phỏng vấn.

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ bài báo điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai (%) 2.1. Các lĩnh vực điều tra thường sử dụng kỹ thuật nhập vai

Đề tài của các bài báo điều tra rất đa dạng, thuộc mọi mặt của đời sống xã hội. Hễ là vấn đề tồn tại mâu thuẫn thì đều có thể trở thành đề tài của điều tra. Trong khi đó, nhập vai lại thường được sử dụng ở những lĩnh vực phức tạp,

động chạm đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tổ chức. Khảo sát cho thấy các bài điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai thường thuộc các lĩnh vực: An ninh kinh tế , An ninh trật tự , Vệ sinh an toàn phẩm, Bảo vệ môi trường – sinh thái.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các bài điều tra có nhập vai phân theo lĩnh vực (%)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 32)