Lĩnh vực An ninh trật tự

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 35)

Nếu kinh tế quản lý quan hệ giữa người mua– kẻ bán, giữa nhà nước – nhân dân về mặt sở hữu và quản lý tài sản thì An ninh trật tự lại đảm bảo về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân của con người trước những hành vi gây rối, lừa đảo, gây mất an toàn xã hội, cản trở việc quản lý xã hội. Đây cũng là vấn đề nhức nhối. Có những nhóm đề tài phức tạp, khó tiếp cận dưới danh nghĩa nhà báo, cần sử dụng nhập vai đó là: an ninh thông tin, an toàn GTVT, phòng chống tệ nạn xã hội…

Với đề tài an ninh thông tin, có những bài viết phanh phui hành vi mua bán thông tin cá nhân, lấy danh nghĩa công ty để lừa đảo khách hàng. Trên báo Tiền phong có loạt 2 bài “Đủ kiểu mua thông tin cá nhân” (số 297 – ngày 24/20/2014) và “Mua thông tin: Hé lộ nguồn cung cấp” (số 281 – ngày 28/10/2014). Khi thực hiện loạt bài này, tác giả Nguyễn Dũng đã nhiều lần trong vai khách hàng có nhu cầu mua danh sách khách hàng qua cả nhân viên môi giới và các trang mạng xã hội, qua đó điều tra cách thức giao dịch, đối tượng khách hàng cũng như nguồn cung cấp. Theo đó, nhà báo biết được hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều danh sách khách hàng bị tiết lộ, không chỉ cung cấp danh sách khách hàng, chúng còn đổi tên sim theo hình thức Tổng đài để tạo độ tin cậy cho khách hàng của người mua danh sách. Đối tượng mua thông tin các nhân thường là nhân viên kinh doanh của các công ty, ngân hàng,…nếu là ngân hàng thì giá sẽ đắt hơn khoảng 1000 đồng/đầu số, trong khi thông thường chỉ 20 đồng. Đáng chú ý, dịch vụ này công khai trên các mạng xã hội nhưng không bị sờ gáy. Nguồn lộ thông tin này thường là lập trình viên cao cấp của các ngân hàng, các nhân viên đăng kiểm của Sở GTVT, nhân viên ngành thuế, người quen ở các nhà mạng… Đây là hình thức ăn cắp thông tin cá nhân một cách tin vi, có sự móc nối hệ thống mà chắc chắn nhà báo không thể tìm ra, không được chia sẻ nếu không sử dụng nhập vai. Những thông tin mà nhà báo có được từ việc nhập vai phơi bày cho rất nhiều người biết về hình thức này để họ cảnh giác với thông tin cá nhân của mình, đồng thời buộc các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.

Nhiều khi sự nhập vai của nhà báo không xuất phát từ ý định ban đầu mà là nhờ “tương kế tựu kế”. Trong một lần bị một số máy lạ mời chào mua Sổ số kiến thiết, phóng viên Công Minh đã khéo dẫn dắt câu chuyện theo hướng kẻ lừa đảo mong muốn hòng xác đi đến cùng bóc trần đường dây này. Việc hóa thân vào một kẻ mê cờ bạc, cả tin đã khiến kẻ lừa đảo không hề nghi ngờ gì mà lộ ra ngay bản chất của mình. Sau đó, nhà báo phối hợp với công

an triệt gọn đường dây này. Bài báo “"Dắt mũi" kẻ lừa đảo giả danh giám đốc công ty xổ số” đăng trên Tiền Phong – số 342 - ngày 8/12/2014 thực sự là đòn cảnh tỉnh cho những ai dễ cả tin vào những món hời từ trên trời rơi xuống, để không bị mắc bẫy những kẻ lừa đảo nữa.

Đối với loại đề tài về những lĩnh vực khó khai thác, khó nhìn thấy như vậy, nhập vai càng là một phương pháp điều tra hữu hiệu hơn bao giờ hết.

Trong lĩnh vực GTVT, sự an toàn của hành khách, an ninh các bến xe là điều được bạn đọc cũng như các cơ quan chức năng quan tâm hơn cả. Cụ thể là tình trạng lái xe ẩu, xe “dù” không phép, “cò” vé hoạt động ngày càng nhiều, tinh vi, nhiều chiêu trò, thậm chí manh động. Vì thế nhà báo cũng cần “biến hóa” khi điều tra đối tượng này. Xuất hiện các bài viết thuộc đề tài này như “Vé tàu Tết Ất Mùi 2015: Nhà ga báo hết, "cò" tung vé ra bán” (Minh Quân – Trần Phan, báo Lao Động - số 291 – ngày 12/12/2014), “Xe về tết nhồi nhét, "chặt chém"” (Hà Anh Chiến, báo Lao động - số 33 – ngày 9/2/2015), “Bất an "xe dù" ngày tết” (Lê Hà - Việt Hùng, báo Tiền phong - số 39 - ngày 8/2/2014),…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 35)