Lĩnh vực An ninh kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 33)

An ninh kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm các mối quan hệ sản xuất – tiêu dùng. Đảm bảo cho kinh tế đất nước phát triển an toàn, vững mạnh là một nhiệm vụ cấp thiết có tính nền tảng. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm, dễ có nhiều sai phạm nảy sinh cần được phanh phui. Đây là lĩnh vực rất cần được sự vào cuộc của các nhà báo điều tra. Điều đáng nói là đối tượng vi phạm lại là những người có thế lực, tổ chức chặt chẽ nên không dễ gì khai thác thác thông tin từ đối tượng. Vì vậy, khi điều tra trong lĩnh vực này, nhà báo thường phải sử dụng phương pháp điều tra hơn cả.

Có đến 44,44% bài điều tra có nhập vai liên quan đến lĩnh vực an ninh kinh tế. Trong đó có những đề tài nhức nhối, nan giải như làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, kinh doanh trái phép.

Trong bài “Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ ma – Bài 1: Bất lực với mũ bảo hiểm giả” (báo Lao động – số 230 – ngày 2/10/2014), nhóm phóng viên Trần Phan – Minh Quân đã vào vai khách hàng để điều tra nạn làm giả, làm nhái mũ bảo hiểm.

Loạt bài “Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới” của Thành An – Công Thắng – Thông Chí, “Buôn lậu “nóng” biên giới Tây Nam” của Hữu Danh trên báo Lao động viết về nạn buôn lậu hoành hành qua biên giới không thể kiểm soát nổi. Nhà báo đã phải nhập vai thành người mua hàng, hành khách, chủ hàng để thăm dò hoạt động của các con buôn.

Có những đề tài lớn ở lĩnh vực này mà các nhà báo đều quan tâm. Viết về nạn sản xuất và tiêu thụ tôn giả trên thị trường, báo Lao động có loạt bài

“Tôn giả lũng đoạn thị trường” (số 272 và 273 – ngày 20 và 21/10/2014) còn Tiền phong có loạt bài “Hoang mang trước "ma trận" tôn giả” (số 323 và 234 – ngày 19 và 20/11/2014). Trong các bài đó, các tác giả đều trong vai người đi mua tôn để thâm nhập các đại lý, các cơ sở sản xuất tôn giả.

Bài “Loạn taxi “dù” ở Quảng Ninh” (báo Lao động - số 273 – ngày 21/11/2014), tác giả Nguyễn Hùng vào vai một người mua xe và phụ tùng cũ của một taxi “dù” đã giải nghệ để điều tra hoạt động ngang nhiên, tự phát, thiếu quản lý của loại hình xe này.

Một số đề tài nóng, độc đáo trong lĩnh vực này cũng đã được triển khai, thể hiện sự nhạy bén của nhà báo.

Trong bài “Bất thường đường dây đi Úc giá 350 triệu trên báo Tiền phong – số 303 – ngày 30/10/2014, phát hiện dấu hiệu lừa đảo của đường dây chiêu mộ người lao động đi Úc và Tây Ban Nha, nhóm phóng viên Kinh tế đã nhập cuộc điều tra. Để tiếp cận đối tượng, phóng viên đã quyết định vào vai một người có nhu cầu đi lao động, và ghi nhận những lời quảng cáo trên trời. Từ đó, phóng viên tìm hiểu được cách thức hoạt động, chiêu trò lừa đảo của đường dây này: đây là chương trình học viên đi theo hình thức cán bộ của Ban đi học do Cty Cổ phần XNK Tổng hợp và phát triển Trang trại Việt Nam- đơn vị độc lập “bảo trợ hoạt động cho Ban Kinh tế Trang trại và Ngành nghề nông thôn, đi 3 đợt/ năm, 10 người/đợt, giá 320 – 350 triệu cùng 120 triệu đồng tiền bảo lãnh, không cần chứng chỉ Tiếng anh, hứa hẹn nhiều quyền lợi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại khẳng định Cty Cổ phần XNK Tổng hợp và phát triển Trang trại Việt Nam không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cũng không đăng ký đưa lao động đi Úc. Qua đó càng có thể khẳng định tính chất lừa đảo, sai luật của đường dây này, cảnh báo đến người lao động cả nước.

Bài “Một siêu thị trên QL1A hoa hồng cho tài xế 47%” (báo Tiền phong – số 314 – ngày 10/11/2014) là một tác phẩm tích cực trong phòng

siêu thị “ma” trên quốc lộ 1A, phóng viên Nam Cường đã thâm nhập vào siêu thị này với vai khách hàng, qua đó xác định được những bất thường của siêu thị, cụ thể: khi khách hàng tới nơi sẽ được mời uống một loại trà gây cảm giác hưng phấn, gặp gì cũng muốn mua (theo lời lái xe), sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cùng một sản phẩm nhưng khi thì nói của Việt Nam, khi lại bảo của Đài Loan, Pháp với thái độ lúng túng của người mời chào trong khi nhãn mác toàn chữ Trung Quốc. Sau khi trực tiếp mua đồ, phong viên phát hiện giá của các sản phẩm ở đây đắt gấp gần 6 lần hàng bày bán trên thị trường. Một điều bất thường nữa là công ty có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, tài xế được chi hoa hồng đến 47% tiền hóa đơn cùng 15.000 đồng/lượt chở. Đến tài xế còn thắc mắc “53% còn lại, họ lấy gì để trả lương, vận

hành…”. Trong khi đó, cán bộ Quản lý thị trường lại không hề hay biết. Việc

phát hiện, điều tra rõ vụ việc có tác động to lớn, làm trong sạch nền kinh tế, đảm bảo cạnh tranh công bằng cũng như quyền lời người tiêu dùng.

Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, điều tra nhập vai thường tập trung ở những đề tài lớn như buôn lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, dịch vụ lừa đảo người tiêu dùng, người lao động, kinh doanh các mặt hàng chưa được cấp phép. Bằng phương pháp nhập vai, các nhà báo đã tiếp cận được những nhiều vụ việc, bóc trần nhiều đường dây, trong đó có một số vụ việc lớn mà nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì không thể tiếp cận được. Vai thường sử dụng nhất trong lĩnh vực này là vai khách hàng, hành khách.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w