Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 37)

Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người, đây là lĩnh vực được công chúng rất quan tâm. Các đối tượng của điều tra trong lĩnh vực này thường là những hành vi gian dối của các tổ chức, cá nhân trong chế biến thực phẩm sử dụng những loại hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ để giảm chi phí thu lợi nhuận, không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ gây ảnh hưởng tức thì hoặc lâu dài đến người tiêu dùng.

Có 2 mảng chính trong lĩnh vực này: kinh doanh các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm mất vệ sinh.

Với tình trạng tràn lan các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, các nhà báo thường vào vai khách hàng để tiếp cận với các

cửa hàng, cơ sở kinh doanh để quan sát, tiếp cận việc kinh doanh các loại hàng hóa này. Phóng viên Nguyễn Hà có nhiều bài điều tra về mảng này đăng trên báo Tiền phong như “Bó tay với thịt ruốc giá rẻ” (số 315 – ngày 11/11/2014), “Mứt, bánh kẹo “3 không” bày bán tràn lan” (số 7 – ngày 7/1/2015), “Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc” (số 33 – ngày 2/2/2015), …

Trong đó đáng chú ý là bài “Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc” (báo Tiền phong, số 33 – ngày 2/2/2015). Ở bài này, phóng viên vào vai khách hàng mua bột ninh nhừ siêu tốc ở các chợ đầu mối. Lúc đầu một số chủ hàng còn e ngại không bán, chỉ khi phóng viên Nguyễn Hà mua một số mặt hàng gia dụng để tạo lòng tin thì chủ cửa hàng mới chịu tiết lộ những thông tin về loại hóa chất này. Qua đó, tác giả được chủ hàng, chủ buôn cho biết các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc từ Úc (?). Họ biết là hàng cấm nhưng vẫn bán vì thường các quán chè, phở thường có nhu cầu dùng để ninh nhanh các loại thực phẩm, giảm thời gian chế biến, giảm chi phí. Ngoài nhập vai để tiếp xúc với những người bán buôn, bán lẻ, tìm hiểu xuất xứ và tình hình tiêu thụ của mặt hàng này, tác giả cũng trực tiếp dùng thử bột này để quan sát.

Ở mảng đề tài thứ 2, xuất hiện hàng loạt bài viết đi sâu điều tra quá trình sản xuất tại chính các cơ sở sản xuất như “Bột bắp + Hóa chất = Cà phê”, “Giết mổ gia súc, gia cầm ngoài vòng kiếm soát: Thực phẩm bẩn đến thẳng chợ” (báo Lao động – số 23 – ngày 28/1/2015), “Công nghệ mứt bẩn” (báo Tiền phong – số 34 – ngày 3/2/2015), “Bất an bữa ăn học trò” (báo Tiền phong – số 70 – ngày 11/3/2015), “Vào lò làm nước đá bẩn” (báo Tiền phong –số 82 – ngày 23/3/2015. Bên cạnh những vai đơn giản như khách hàng có nhu cầu mua buôn với số lượng lớn để tiêu thụ tại các tỉnh, tìm nguồn cung thực phẩm cho các nhà trường, những vai chỉ tiếp xúc nhanh, trong thời gian ngắn với các cơ sở sản xuất, còn có những bài mà tác giả có sự nhập vai rất sâu, có khi hóa thân làm công nhân trong suốt một tuần, trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình sản xuất, có điều kiện quan sát những hình

ảnh, những hành vi mất vệ sinh ở nhiều thời điểm khác nhau, đem đến cho người đọc cái nhìn thấu đáo, hiểu rõ thực trạng an toàn vệ sinh tại các cơ sở chế biến này, qua đó, cảnh giác hơn với những sản phẩm mà mình dùng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra nguyễn thùy trang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w