Chiến lƣợc kinh doanh và hiệu quả của chiến lƣợc đó không chỉ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khách quan thuộc môi trƣờng kinh doanh mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp cụ thể.
Trong thực tế, các yếu tố tiềm lực bên trong doanh nghiệp thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi liên tục của môi trƣờng kinh doanh và có thể hạn chế khả năng phản ứng linh hoạt của doanh nghiệp trƣớc sự thay đổi của môi trƣờng. Mỗi doanh nghiệp cần có sự đánh giá đúng tiềm lực thực tại và có chiến lƣợc xây dựng và phát triển tiềm lực của mình để mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
1.3.2.1 Trình độ tổ chức quản lý, nhân tố quản trị trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng,bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đến thành công hoặc thất bại của mỗi doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh hiện tại luôn chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hƣớng đi đúng đắn, tức là phải nghiên cứu kĩ các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh. Xác định đúng chiến lƣợc kinh doanh là cơ sở đầu tiên đem
lại hiệu quả hoặc phi hiệu quả, thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, điều đó phụ thuộc vào nhãn quan và khả năng nắm bắt thông tin, hoạch định chiến lƣợc của các nhà quản trị doanh nghiệp. Ban giám đốc là cấp quản lý cao nhất trong doanh nghiệp. Vai trò của Ban giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện sự kết hợp tối ƣu hài hoà các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh đem lại kết quả kinh doanh cao, giảm những chi phắ không cần thiết. Có thể nói, sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi quyết định của Ban lãnh đạo.
Với vai trò quan trọng nhƣ vậy nên khả năng và trình độ hiểu biết của các thành viên trong Ban lãnh đạo doanh nghiệp là rất cần thiết. Ban giám đốc có năng lực trình độ và kinh nghiệm sẽ tổ chức doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả. Sự năng động, sáng tạo của cấp quản lý sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh. Ngƣời quản lý giỏi là ngƣời biết chớp thời cơ và quyết đoán trong mọi trƣờng hợp, đồng thời phải biết tổ chức phân công hiệp tác lao động hợp lý giữa các bộ phận, các cá nhân, sử dụng đúng ngƣời, đúng việc để tận dụng đƣợc tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhằm tạo ra sự hợp lý, thông suốt trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp ta có thể khẳng định chất lƣợng của bộ máy này quyết định rất lớn đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1.3.2.2 Tình hình tài chắnh trong doanh nghiệp.
Đây là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả
năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý các nguồn vốn trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có khả năng tài chắnh mạnh thì không những làm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, có hiệu quả mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tƣ tái sản xuất mở rộng, đầu tƣ đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết và hiện đại vào sản xuất nhằm tăng doanh thu, giảm chi phắ không cần thiết, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khả năng tài chắnh vững mạnh là yếu tố quyết định qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn tham gia vào việc hình thành và khai thác các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, tạo uy tắn cho doanh nghiệp trên thị trƣờng. Đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
Ngƣợc lại, một doanh nghiệp không có đủ tiềm lực tài chắnh vững mạnh thì doanh nghiệp đó không những không đảm bảo đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thƣờng mà còn mất thế chủ động, không phát huy đƣợc các phƣơng án kinh doanh một cách kịp thời, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao.
Vậy tình hình tài chắnh của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1.3.2.3 Tiềm năng con người.
Trong doanh nghiệp,lực lƣợng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con ngƣời có thể tạo ra công nghệ mới,thiết bị máy móc,nguyên vật liệu mớiẦcó hiệu quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả hơn so với trƣớc.Trong thực tế máy móc có hiệu quả mấy mà không có bàn tay con ngƣời thì cũng không phát huy đƣợc hết tác dụng. Ngƣợc lại nếu có máy móc thiết bị hiện đại mà con ngƣời, hay lao động không có trình độ, không biết sử dụng thì
không những không tăng đƣợc hiệu quả kinh doanh mà thậm trắ còn làm tốn kém chi phắ thêm cho doanh nghiệp.
Vì vậy, trong kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ, con ngƣời là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chắnh con ngƣời với năng lực thực chất của họ mới lựa chọn đúng đƣợc cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác nhƣ: vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật... một cách có hiệu quả để khai thác các cơ hội kinh doanh.
Mặc dù khoa học - kỹ thuật - công nghệ ngày nay trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, nhƣng áp dụng kỹ thuật máy móc không chƣa đủ mà còn cần phải có trình độ năng lực của ngƣời lao động tác động tới mới mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Thực tế cho thấy, máy móc thiết bị dù tối tân hiện đại đến đâu vẫn là do con ngƣời tạo ra, vẫn cần phải có bàn tay và trắ óc của con ngƣời để khai thác và sử dụng nó có hiệu quả. Đánh giá và phát triển tiềm năng con ngƣời trở thành một nhiệm vụ ƣu tiên mang tắnh chiến lƣợc trong kinh doanh.
Một doanh nghiệp có sức mạnh về con ngƣời là doanh nghiệp có khả năng lựa chọn đúng và đủ số lƣợng lao động cho từng vị trắ công tác và sản xuất trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lƣợc con ngƣời và phát triển nguồn nhân lực, cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con ngƣời của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng và đổi mới thƣờng xuyên, khả năng cạnh tranh và thắch nghi của kinh tế thị trƣờng. Chiến lƣợc này liên quan không chỉ đến những vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động trung thành, có trình độ chuyên môn, lao động giỏi tạo ra năng suất và sáng tạo mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Ngƣời lao động đƣợc làm việc trong một môi trƣờng tốt,đầy đủ các yếu tố để phát huy hết khả năng làm việc
thì sẽ tạo ra hiệu quả công việc cao. Môi trƣờng tốt,không những đảm bảo sức khỏe cho lao động mà thậm chắ còn đảm bảo cho máy móc,thiết bị đƣợc bền hơn, nguyên vật liệu đỡ bị hỏng hay thất thoát, hàng hóa hay sản phẩm đƣợc bảo quản tốtẦ
Doanh nghiệp phải tổ chức lao động hợp lý, phân công quyền lợi rõ ràng, lao động có kỷ luật, chấp hành đúng qui định của công ty. Đồng thời để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải sử dụng đúng ngƣời, đúng việc sao cho ngƣời lao động phát huy đƣợc năng lực sở trƣờng của mình. Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, ngƣời lao động trong doanh nghiệp cần có ý thức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trƣờng.
1.3.2.4 Trình độ, tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Quá trình phát triển của sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của tƣ liệu lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp đƣợc coi là một yếu tố vật chất hữu hình rất quan trọng trong việc tăng chất lƣợng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời tạo ra những cơ hội nắm bắt thông tin trong quá trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh hoặc chuyển hƣớng kinh doanh. Chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, tắnh đồng bộ của máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần khác nhau đang cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng. Trong cuộc cạnh tranh đó tất yếu sẽ không có chỗ cho
các doanh nghiệp nào mà hàng hoá không có sức cạnh tranh, kém phẩm chất, mẫu mã không phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Vì thế, việc đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến qui trình công nghệ, ứng dụng những thành tựu tiến tiến của khoa học - kỹ thuật là một đòi hỏi tất yếu khách quan giúp cho quá trình sản xuất đạt đƣợc năng suất cao, tạo ra đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng tốt, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng.
Do đó, các doanh nghiệp muốn đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh cao đòi hỏi phải luôn chú tâm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị tân tiến đồng bộ. Nó là cơ sở để giảm chi phắ kinh doanh, giảm mức sử dụng lao động sống và các chi phắ khác, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong thực tế, để có thể thành công trong kinh doanh, các
doanh nghiệp cần phải phân tắch, đánh giá và tìm hiểu kĩ xem xét sự ảnh hƣởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại của doanh nghiệp mình để hạn chế những ảnh hƣởng xấu có thể xảy ra, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của mình để đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc kinh doanh hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.