rộng thị trường:
Về mặt lý luận: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể gia tăng được lợi nhuận, bên cạnh việc phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề mở rộng thị trường kinh doanh, thúc đẩy bán hàng tăng doanh thu tiêu thụ.
Thực tế, Công ty 250 Phủ Quỳ là 1 trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm sản xuất ra và việc cung ứng sửa chữa máy móc thiết bị chủ yếu cung cấp cho thị trường tỉnh nhà. Đã tạo uy tín lâu năm trên thị trường này, công ty nên phát huy tốt hơn nữa để khai thác vùng thị trường lâu năm này. Mặt khác, công ty cũng nên hướng tới một thị trường rộng hơn. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, nên ít có điều kiện đi xa ngoài vùng 100 km. Hơn nữa, trong thời gian qua, công ty chưa quan tâm đúng mực tới vấn đề quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng mở rộng thị trường, cụ thể là có ít hoặc không có hoạt động quảng bá cho sản phẩm cơ khí và dịch vụ sửa chữa của công ty, do vậy mà công ty chưa thu hút được khách hàng mới. Trong những năm tới, để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra, công ty nên thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất: Chú trọng đầu tư thêm vốn để khai thác thị trường:
móc thiết bị và đang trong quá trình mở rộng hoạt động sang thị trường mới là các huyện lân cận. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường rất là cần thiết để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị thị trường công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
Công ty cần xây dựng và đào tạo 1 số nhân viên có năng lực làm công tác để nghiên cứu thị trường thật tốt, có thể tuyển dụng thêm nhân viên để đảm nhiệm công tác này.
Thường xuyên điều tra lấy ý kiến của khách hàng để từ đó có phương hướng điều chỉnh sản xuất, việc cung cấp dịch vụ để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng và phù hợp hơn. Thực hiện tốt các dịch vụ trước và sau khi bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Xúc tiến các hoạt động quảng cáo sản phẩm của công ty thông qua phương tiện đại chúng. Những quảng bá sản phẩm dịch vụ của công ty đến khách hàng. Qua đó nâng cao uy tín của công ty, mở rộng thị trường.
Thứ hai: Đa dạng hóa các hình thức bán hàng, nâng cao tổ chức bán hàng nhằmtăng lợi nhuận cho công ty.
Nhận thấy chi phí bán hàng của công ty chiếm tỷ trọng rất là nhỏ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng 0,015%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 0,037% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chứng tỏ công ty ít chú trọng đến hoạt động bán hàng. Để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm thì phải đa dạng hóa hình thức bán hàng là điều kiện cần thiết. Mặt khác, công ty cần tiến hành hoạt động xúc tiến bán sản phẩm cơ khí để tránh ứ đọng vốn và áp dụng các chính sách khuyến khích tiêu thụ như: giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn, hỗ trợ về giá bán cho khách hàng có đơn đặt hàng lớn.
Trong công tác cung cấp dịch vụ sửa chữa, công ty cần có thêm những dịch vụ kèm theo như là tư vấn làm sao cho khách hàng có thể sử dụng lâu bền hơn các máy móc thiết bị của khách hàng và nguyên nhân dẫn đến tình
trạng hư hỏng đó, để khách hàng có thêm thông tin sử sụng tốt nhất máy móc của mình.
Ngoài ra còn 1 số phương pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ:
Chú trọng xây dựng và củng cố thị trưởng của mình, quan hệ tốt với khách hàng, tạo điều kiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thanh toán tiến hành một cách thuận lợi nhất cho khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ sửa chữa tại chỗ, tuy có tăng thêm khoản chi phí đi lại nhưng giảm được nhiều khoản chi phí khác, và đáp ứng được nhu cầu khách hàng, bởi vì sản phẩm sửa chữa khi đã hong không phải di chuyển dễ dàng. Nhận bảo tu, bảo trì tại chỗ, như vậy sẽ phát triển được sang các địa phương khác.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ.
Tác giả luận văn:
DANH MỤC VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TS Tài sản
NV Nguồn vốn
TCDN Tài chính doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cốđịnh TSLĐ Tài sản lưu động VCĐ Vốn cốđịnh VLĐ Vốn lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu NPT Nợ phải trả HTK Hàng tồn kho
MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP... 1
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 1
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò vốn kinh doanh (VKD) ... 1
1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh. ... 1
1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh ... 1
1.1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh ... 2
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh ... 3
1.1.2.1.Căn cứtheo đặc điểm chu chuyển: ... 3
1.1.2.2.Căn cứ vào nguồn hình thành: ... 6
1.1.2.3.Căn cứ vào thời gian hoạt động và sử dụng vốn:... 7
1.1.3. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp... 7
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 10
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 10
1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 11
1.2.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 13
1.2.2.1. Các chỉtiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ... 13
1.2.2.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ... 15
1.2.3. Các nhân tốảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 17
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan ... 18
1.2.4.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP 250 PHỦ QUỲ ... 22
2.1 Khái quát chung về tình hình SXKD của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ. ... 22
2.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần cơ khí và xây lắp thiết bị 250 Phủ Quỳ. ... 22
2.1.1.1 Giới thiệu chung: ... 22
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty ... 22
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ... 23
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu. ... 23
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. ... 24
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức nhân sự ... 25
2.1.2.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý ... 27
2.1.2.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ... 30
2.1.3 Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một sốnăm gần đây. ... 32
2.2. Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ ... 34
2.2.1 Tình hình VKD và nguồn hình thành VKD của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ. ... 35
2.2.2 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và xây lắp 250 Phủ Quỳ. ... 39
2.2.2.1 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh ... 39
2.2.2.3: Hiệu quả sử dụng vốn SXKD ở công ty Cổ phần Cơ khí và
Xây lắp 250 Phủ Quỳ. ... 52
2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý và sử dụng vốn SXKD ở Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ ... 54
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP 250 PHỦ QUỲ. ... 58
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ SXKD trong thời gian tới. ... 58
3.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước . ... 58
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh năm 2012: ... 59
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty . ... 62
3.2.1: Thực hiện tốt quản lý HTK, phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển HTK ... 62
3.2.2. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. ... 63
3.2.3. Tăng cường công tác sử dụng, quản lý vốn cốđịnh và tài sản cố định. ... 65
3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ và hạ giá thành sản phẩm – dịch vụ. ... 67
3.2.5 Tích cực quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng và mở rộng thịtrường ... 69 KẾT LUẬN
LỜI MỞĐẦU
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo nguồn tích lũy cho xã hội phát triển. Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức kinh tế xã hội nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất.
Để có một hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt thì ngay từ đầu quá trình sản xuất doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư và sử dụng số vốn đó sao cho hiệu quả nhất, các doanh nghiệp sử dụng vốn sao cho hợp lý và có thể tiết kiệm được vốn mà hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn cao, khi đầu tư có hiệu quả ta có thể thu hồi vốn nhanh và có thể tiếp tục quay vòng vốn, số vòng quay vốn càng nhiều thì càng có lợi cho doanh nghiệp và có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Nhưng thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc huy động vốn, sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn và phát triển được vốn. Do vậy nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các quy tắc tài chính tín dụng và chấp hành pháp luật.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Bùi Văn Vần và cán bộ phòng tài chính kế toán của Công ty, em đã từng bước làm quen với thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn của Công ty đồng thời từ thực tiễn làm sáng tỏ những kiến thức mà em đã học tại trường, với mong muốn được đóng góp một phần vào công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ”
Kết cấu bài luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô trong bộ môn Tài chính Doanh nghiệp và các cô chú trong phòng Tài chính Kế toán của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt là trong quá trình hội nhập hóa kinh tế khu vực và thế giới, Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng, có tính quyết định bậc nhất đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định tới tương lai của mỗi doanh nghiệp. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế- xã hội. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Trên đây là tình hình thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác, quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ. Dựa vào tình hình thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mang tính kiến nghị đến công ty nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Em hy vọng và tin tưởng rằng trong thời gian tới nếu công ty thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên thì có thể sẽ cải thiện được tình hình hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Mặc dù trong quá trình thực tập, em đã nỗ lực hết mình trong công việc nhưng do thời gian quá ngắn không cho phép em đi sâu nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn, cộng với kiến thức có hạn nên luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp, cũng như các cán bộ trong phòng Tài chính kế toán của Công ty đểđềtài em được hoàn thiện hơn.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Bùi Văn Vần, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Tài Chính doanh nghiệp và các cán bộ trong phòng Tài chính kế toán của Công ty đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện đểem hoàn thành đề tài này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Oanh Lớp: CQ46/11.09
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Chủ biên PGS.,TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính, 2007.
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Chủ biên GS., TS.NGND Ngô Thế Chi; PGS., TS. Nguyễn Trọng Cơ, NXB Tài chính, 2008.
3. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – Lý thuyết và thực hành, Chủ biên PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Hà, NXB Tài chính Hà Nội, 2009.
4. Giáo trình Lý thuyết tài chính, Chủ biên PGS.,TS. Dương Đăng Chinh, NXB Tài chính, năm 2005.
5.Giáo trình kế toán tài chính, Chủ biên GS.,TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy, NXB Tài chính, năm 2008.