phần Cơ khí và Xây lắp 250 Phủ Quỳ.
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2010 và 31/12/2011 ta có bảng 2.2như sau:
Thông qua bảng 2.2, ta có thể thấy năm 2011 vốn kinh doanh của công ty có sự biến động cả về quy mô và cơ cấu
+ Về quy mô vốn kinh doanh: cuối năm 2011 so với đầu năm VKD tăng 2.425.928.436 đ tương ứng với tỷ lệ tăng 13,4%. Nguyên nhân trực tiếp của sự biến động của quy mô VKD này là do:
Vốn cố định: Cuối năm 2011 so với đầu năm 2011 tăng 2.815.247.955 đ với tỷ lệ tăng là 67,9% đã làm cho tổng VKD tăng lên 1 lượng tương ứng 2.815.247.955 đ. Chứng tỏ trong năm công ty đã có sự đầu tư lớn về TSCĐ.
Vốn lưu động : cuối năm 2011 so với đầu năm lại giảm 389.319.519 đ với tỷ lệ giảm 2,8%, đã làm cho VKD giảm đi 1 lượng tương ứng là
Do tỷ lệ giảm của VLĐ nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của VCĐ nên kết quả cuối cùng đã làm cho tổng VKD trong doanh nghiệp tăng 2.425.928.436 đ. Trong cả 2 năm 2010 và năm 2011, tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đều tăng, nhưng năm 2010 có sự biến động ngược chiều so với năm 2011. Năm 2010, VKD tăng 4.558.058.190 đ tương ứng với tỷ lệ tăng 34%, trong đó: VCĐ giảm 744.229.800 đ với tỷ lệ giảm là 15%, VLĐ tăng lên 5.302.287.909 đ với tỷ lệ tăng 61%. Vì trong năm công ty đã đề ra mục tiêu thu được số lợi nhuận mong muốn nên công ty đã sử dụng chính sách bán chịu làm tăng VLĐ, không đầu tư vào TSCĐ nên tỷ lệ tăng của VLĐ thì cao nhưng VCĐ thì giảm. Tuy nhưng sang đến năm 2011, công ty đã có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư vào TSCĐ để mở rộng quy mô. Sự thay đổi của công ty được xem là hợp lý.
Xem xét sự biến động của nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế ta thấy: VCĐ tăng với tỷ lệ lớn do công ty đầu tư mua sắm TSCĐ với số tiền chênh lệch về nguyên giá TSCĐ tăng lên 5.860.499.211 đ với tỷ lệ tăng là 80%, trong khi đó số trích khấu hao trong năm chỉ tăng 900.000.000 đ với tốc độ tăng là 17%, cho nên số trích khấu hao nhỏ hơn nguyên giá TSCĐ vậy VCĐ vẫn tăng.
+ Xét về cơ cấu VKD:
Tại thời điểm 31/12/2010: VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng VKD của doanh nghiệp là 77%, còn VCĐ chỉ chiếm 1 phần nhỏ là 23%. Điều này cho thấy trong năm 2010, mức đầu tư vào VLĐ cao hơn mức đầu tư của VCĐ.
Tại thời điểm ngày 31/12/2011: tỷ trọng VLĐ vẫn chiếm phần lớn trong tổng VKD của doanh nghiệp là 66%, còn VCĐ chiếm 34%. So sánh với năm 2010, tỷ trọng VLĐ đã giảm 11% và tỷ trọng VCĐ tăng 11%. Do trong năm 2011 công ty đã nâng cấp hiện đại hóa máy móc thiết bị tăng TSCĐ để mở rộng quy mô, tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy, trong cả 2 năm thì VLĐ đều chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn kinh doanh. Điều này được xem là phù hợp vì công ty cơ khí và xây
lắp 250 Phủ Quỳ là 1 công ty sản xuất, nên có VLĐ chiếm tỷ trọng cao hơn là hợp lý.
Xét về nguồn hình thành VKD, ta thấy:
Quy mô VKD tăng lên trong năm 2011 là 2.425.928.436 đ với tỷ lệ tăng 13,4%, trong đó:
- Nợ phải trả tăng 2.599.641.150 đ với tốc độ tăng 25,6%. + Nợ ngắn hạn giảm 883.814.642 đ với tốc độ giảm 11,4% + Nợ dài hạn tăng 3.537.456.000 đ với tốc độ tăng 148,7%.
- Vốn chủ sở hữu giảm 173.712.714 đ với tốc độ giảm là 2,2%.
Như vậy, quy mô VKD của công ty tăng lên chủ yếu tăng từ nguồn nợ dài hạn, đối chiếu với số tăng VCĐ 2.851.247.953 đ có thể thấy đây là nguồn tài trợ để đầu tư vào TSCĐ trong năm, còn 1 phần nợ dài hạn tài trợ cho VLĐ trong công ty.
Đánh giá cơ cấu nguồn vốn nói chung của công ty trong năm 2010 và năm 2011:
Nợ phải trả ngày càng gia tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, nợ phải trả đã tăng dần cả số tuyệt đối 3.556.318.125 đ và số tương đối 54% ( chủ yếu tăng về nợ ngắn hạn với số tuyệt đối 3.372.922.125 với tỷ lệ tăng là 77%). Năm 2011, nợ phải trả tăng ( chủ yếu tăng nợ dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu giảm, nên tỷ trọng nợ phải trả được đẩy lên cao hơn chiếm 62% và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 38% trong tổng nguồn vốn.
Để có được kết luận chính xác về tình hình hình tài chính của công ty, từ biểu 01 và 02 ta có thể tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính và lập được biểu số liệu 2.3 như sau:
Năm
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
1. Hệ số nợ 0.487 0.5691 0.6209
2.Hệ số nợ dài hạn 0.3401 0.2339 0.4633
3. Hệ số tự tài trợ 0.513 0.4393 0.3791
Các hệ số nợ của công ty đã có chiều hướng gia tăng , cuối năm 2009 thì trong 1 đồng vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh có 0,487 đồng vốn vay nợ thì đến cuối năm 2010 con số này đã nhảy lên 0,5691 đồng ( tăng 0,0821 đồng). Năm 2011, hệ số nợ lại tiếp tục tăng lên, trong 1 đồng vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh có 0,6209 là đồng vốn vay nợ ( tăng 0,0518 đồng) so với cuối năm 2010. Trong tổng tài sản của công ty có đến 62% là do nguồn vay nợ chiếm lĩnh, mức độ đóng góp vào sản xuất của công ty chỉ khoảng bằng một nửa so với khoản vay nợ, trong đó 1 đồng vốn được sử dụng vào sản xuất kinh doanh chỉ có 0,3791 đồng do chính bản thân công ty đảm nhiệm. Hệ số nợ tăng lên trong khi tỷ suất tự tài trợ của công ty bị giảm xuống thể hiện mức độ độc lập tự chủ của công ty đang yếu dần và rủi ro tài chính tăng lên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công ty trong năm 2010 với mục đích là mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường doanh thu nên đã sử dụng chính sách bán chịu và đã sử dụng nguồn nợ ngắn hạn để tài trợ khiến cho nợ ngắn hạn tăng lên hay là nợ phải trả tăng lên. Năm 2011, công ty chủ trương hiện đại hóa tài sản cố định và đã sử dụng phần lớn nợ dài hạn để tài trợ khiến cho nợ dài hạn tăng lên hay là nợ phải trả tăng lên. Song xét về tình hình kinh doanh thì khoản nợ ngắn hạn vẫn lớn hơn khoản nợ dài hạn ( Năm 2011 nợ dài hạn tăng cao nhất cũng chỉ chiếm 46,33 % trong tổng nợ phải trả), điều này thể hiện công ty chủ trưởng đổi mới, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng vẫn tăng cường đầu tư vào tài sản lưu động . Cả 2 khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đã đẩy hệ số nợ lên cao.
Tóm lại: Qua 2 năm 2010 – 2011, tình hình tổ chức và huy động vốn